Người nghệ sĩ phải là kẻ hiến dâng.

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 (Trang 48 - 53)

Cả tập truyện Phấn thông vàng là sự lan toả tâm hồn, một nỗi niềm khao khát, một ngọn sóng triều dâng, yêu thương vỗ mãi vào đời: “Chỉ sợ ta nghèo không đủ tình để mà phung phí, ta không thèm thiên hạ cho lại, nhưng ta cứ cho, tự khắc thiên hạ cũng đem đến cho ta”.

Đây giống như một tuyên ngôn nghệ thuật về sự dâng hiến của đời người nghệ sĩ, suốt đời lo lắng trăn trở, sợ “không đủ tình” để chia cho thiên hạ. Cho mà không mong được nhận lại. Xuất phát từ ý tưởng trên Xuân Diệu cứ hồn nhiên mà viết, viết theo tâm tưởng của chính mình để được thoả sức dâng hiến, giãi bày mọi tâm sự từ cõi lòng mình, tâm hồn mình.

Đúng là một trái tim đang đập theo những nhịp đời, để thấu hiểu ngóc ngách của cuộc đời. Và như con ong chăm chỉ hút nhuỵ hoa về làm mật, con tằm cần mẫn nhả tơ làm đẹp cho đời, người nghệ sĩ như ông quan niệm phải

47

chiếc cầu nối giữa tác giả và bạn đọc, một chiếc cầu bằng tơ, bằng ánh trăng, bằng những rung động tinh tế của lòng người và những làn sóng dặt dìu của tạo vật nữa”. [2,419]

Với Xuân Diệu làm thơ, viết văn thực sự là một nghề, đã là nghề thì phải sống chết với nó, phải vất vả vì nó. Để những cảnh đời, cảnh vật được lên trang giấy, người nghệ sĩ phải dồn tâm lực, thậm chí phải đau đớn mới có được. Nó được sinh ra từ những rung động thực sự, từ những say mê sáng tạo đích thực, từ nhiệt thành cháy bỏng chứ không phải nông cạn hời hợt.

Người lệ ngọc, một truyện có màu sắc hoang đường của Xuân Diệu được thai nghén trong một thời gian khá dài từ năm 1937 đến 1943 chứng tỏ sự chiêm nghiệm và nghĩ ngợi kĩ lưỡng điều mà tác giả muốn gửi gắm. Ông xây dựng hình ảnh Người lệ ngọc - hình ảnh ẩn dụ của thi nhân như một con người đặc biệt, kì dị. Người đó sinh ra không biết khóc, “trong hai mươi năm người không khóc, vẫn có đôi mắt ráo khô. Nhưng đôi mắt xanh sâu đẹp chưa từng có trên đời, mà trong sao! Veo veo như toả ra ánh sáng”. Có lẽ bao nhiêu cảm xúc đã được tích tụ trong chàng, để rồi bỗng một hôm “cả người chàng đùn đùn như chứa một cơn giông, xương thịt chuyển như có bão, một ngọn gió thần chạy đi các ngả, chàng run và tái đi, chàng cảm thấy có một cái gì vẫn đùn tới như mây, ngập lên như lụt. Ngực chàng tức như sắp tung xương”. Phải chăng đó là nguồn sống, là xúc cảm đã chín trong thi nhân chờ đợi đã lâu. Và chàng đã khóc ra những giọt lệ bằng ngọc: Người - không - khóc đã thành người - lệ - ngọc”. Những giọt nước mắt chính là những hạt ngọc long lanh trong sáng, vừa vô giá, vừa quí giá vô ngần. Đó chính là hình ảnh kết tinh cảm xúc, là sự thai nghén để sản sinh cho đời những tác phẩm văn chương có giá trị đích thực.

Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải có quá trình nung nấu, phải dày công vun đắp khó nhọc mới có được. Không phải ngẫu nhiên Người

48

lệ ngọc với đôi mắt xanh sâu đẹp chưa từng có trên đời phải hai mươi năm sau mới khóc, mới vọt trào thành lệ ngọc. Điều đó chính là nhờ chàng qua “Hai mươi năm mục kích bao nhiêu cảnh tượng, chàng chỉ nín lại để kết tinh cảm xúc, và con mắt ráo chỉ để chờ khóc một lần cho xứng đáng; cả người chàng thu vén tâm hồn vật vã mới bật lên thành những hạt lệ châu”. Như vậy muốn có một tác phẩm nghệ thuật xứng đáng người nghệ sĩ phải toàn tâm, toàn ý để tạo ra nó, cuối cùng chẳng qua cũng chỉ làm đẹp cho đời, cho phong phú tâm hồn người đời và người nghệ sĩ lấy đó làm niềm vui lớn nhất của họ. Giống như Chú Lái Khờ sau khi đã mở rương hòm ban phát cho mọi người tất cả tài sản của mình, người thi sĩ cũng khờ như chú lái. Sau khi đã ban phát hết châu báu, chú mỉm miệng cười hân hoan như một vị Phật. Hòm rương tuy nhẹ nhưng tài chí không vơi thì chú lái còn buồn nỗi chi”.

Có thể nói Xuân Diệu là người hiểu hơn ai hết: tình cho đi không lấy

lại bao giờ nhưng ông vẫn nguyện dâng cho đời khát khao được cống hiến

được lan toả thanh âm và hương sắc cho muôn đời sau. Xuân Diệu cho đó là niềm an ủi lớn nhất đối với đời người nghệ sĩ. Trong bài An ủi giữa loài người ông viết: “Tấm lòng thơ của tôi chỉ thấy an ủi khi nghĩ đến người ta. Người ta sẽ không nghĩ đến tôi, nhưng tôi sẽ không cần họ nghĩ, tôi chỉ thấy bớt buồn đành sống vui yên. Vì có triệu người ngoài kia...Trước biển loài người tôi quên nghĩ đến thân mình”. Đây chính là nỗi niềm tâm sự về cuộc đời người nghệ sĩ cũng có ý nghĩa như một thông điệp về tư tưởng nghệ thuật mà Xuân Diệu muốn gửi đến mọi người. Một lời tâm sự hết sức thành thật từ một trái tim chân thành vừa như thủ thỉ chân tình, vừa như khuyên dặn của một người có ý thức cao về nghệ thuật.

Như trên đã nói, Xuân Diệu thực sự coi lao động nghệ thuật là một nghề, thành công và thất bại là không thể tránh khỏi. Đồng thời người nghệ sĩ

49

cũng chịu không ít những đâu khổ buồn thương từ mọi phía đời sống thường nhật dội đến.

Lấy hình ảnh Người lệ ngọc làm biểu tượng của người nghệ sĩ, ta thấy cuộc đời Người lệ ngọc là những lần sinh ngọc kế tiếp nhau, mỗi lần sinh ngọc đều có sự chuyển hoá chứa đựng một ý nghĩa ẩn dụ khác nhau gián tiếp bộc bạch quan niệm của Xuân Diệu về nghệ thuật.

Hình ảnh đầu tiên là sự chuyển hoá từ người không khóc thành Người - lệ - ngọc. Đây là sự chuyển hoá tất yếu của đôi mắt xanh sâu đã chứng kiến bao cảnh đời. Sau năm năm, tình yêu đến, “bởi tình yêu chàng thêm cảm thông với vạn vật”. Vậy là tình yêu đã nâng đỡ cho chàng, chàng trở thành một nghệ sĩ toàn vẹn, “mắt chàng cũng dường bằng thơ phú của thi sĩ”. Nhưng vì nhu cầu cuộc sống, vì miếng cơm manh áo đeo đẳng bám riết, khiến cho bao ước mơ cao xa tan biến. Người ta buộc phải làm những gì trái với hoài bão thuở ban đầu của mình; “hồn thanh cao của chàng đẹp như vũ trụ mà phải sa vào cái cảnh đem hồn đi rao”. Ngọc dần mất sắc, không trong suốt như xưa.

Người lệ ngọc càng ngày càng rơi vào cảnh túng quẫn. Chàng đau khổ bước qua lời nguyền: “Nhất quyết chừa cái nghề bán ngọc, cái sự không phải của người làm! Thế mà một ngày túng quá, chàng đã nảy ra cái ý rụng rời: Chàng nghĩ đến những viên ngọc của mình. Chàng bán ngọc đây. Chàng bán mình đấy! Chàng sẽ tệ hơn người con gái bán thân, chàng sẽ phải bán chính cái hồn chàng đó. Càng ngày chàng càng trụy lạc dần. Đôi mắt xanh giờ đây dù sâu hoắm, mầu xanh có bóng mây qua chỉ vì những lần gắng gượng vặn hồn mình để sinh ra ngọc. Vậy là đầu óc chàng chỉ xoay quanh những kế để khóc được, chỉ gợi những chuyện trăm thảm nghìn sầu, xót thương li biệt... Tìm mọi cách kích thích nội tâm, chàng đã thành một cái máy”.

50

Từ cách sinh ngọc một cách thần kỳ và cả cách mất đi, cạn dòng lệ quý của Người lệ ngọc, ta liên tưởng đến cuộc đời của người nghệ sĩ. Người viết văn không có con đường nào khác là phải lao động cật lực, phải biết tự yêu cầu cao đối với công việc của chính mình và phải thực sự có tài, hơn thế nữa

phải tự mình nghiêm khắc với mình. Đem bán rao nghệ thuật một cách dễ

dàng là tự đánh mất giá trị và tài năng thiên phú.Anh ta sẽ thất bại, thậm chí thui chột mầm văn chương. Đòi hỏi nhà văn phải có tài là một qui luật khách quan của xã hội, nhờ có tài, người nghệ sĩ mới đem được điều cảm xúc của mình hoà vào chất liệu của đời sống, của mọi vấn đề mới tạo được tác phẩm có giá trị lớn.

Đồng thời, công việc viết văn không đơn giản, và rất công phu, vì phải đối đầu với những thói thường của đời người và của bản thân nghề nghiệp. Trong cuộc đời lao động nghệ thuật, nếu chỉ muốn có danh lợi, thì sẽ đánh mất sự hồn nhiên trong sáng của nghề nghiệp. Viết văn cũng phải xuất phát từ bản chất nghệ thuật, đến với nó bằng thái độ tự nguyện, vì nhu cầu của tâm hồn, vì sự thúc đẩy bên trong chứ không thể gò ép, khiên cưỡng. Người lệ ngọc đã bán tài năng và cảm xúc của mình vì miếng cơm manh áo và đổi lấy một đời sống vật chất đầy đủ. “Nước mắt ngọc đối với chàng đã thành một cái nghề. Gian nhà ở, bữa cơm; lệ ngọc. Trang giấy viết, bức tranh treo; lệ ngọc. Gương lược của người yêu, đôi giày, áo mới cùng ở lệ ngọc cả. Cho đến cuộc chơi thuyền - bữa rượu nhỏ; chút phong lưu nào cũng ở giọt lệ chi ra”. Vậy là cuộc sống của chàng cần ngọc để bán, chàng phải tự hành xác lấy gai châm vào quanh mắt để lệ rơi ra, kết ngọc, nhưng bây giờ “ngọc của chàng không hồn nhiên, đọng phải kích thích vặn vẹo nên kém vẻ đẹp trong cái sáng tinh tuý mất đi, sắc ngọc mà cũng thấy rõ phần mệt nhọc. Lệ cho ra không trong suốt như xưa. Một vẻ đục bao lấy viên ngọc, cho đến người mua cũng trông thấy. Giá ngọc sụt đi”.

51

Cơm áo không đùa với khách thơ là một sự thật khắc nghiệt của cuộc

đời. Nhưng trong mọi hoàn cảnh người nghệ sĩ phải luôn tỉnh táo, giữ minh, dẫu biết rằng cuộc đời đầy gai lửa và nhiều cám dỗ nếu không vững vàng sẽ

gục ngã, liên tiếp sai lầm, thất bại. Ngọc hết, tình chàng hết. Người lệ ngọc trắng tay, mình gầy xác ve tâm hồn mệt mỏi chán chường: “ mắt chàng đã đỏ như san hô. Tất cả điệu nhạc xanh veo veo như toả ra ánh sáng đã biến mất từ lúc nào! Người mình yêu cũng đã bỏ đi. Thân hình rạc như con ve sắp cuối hè, đôi mắt như máu mà thêm lửa”.

Mùa xuân đã sang. Pháo giao thừa nổ năm mới đã đến cuộc đời đáng lẽ sang trang mới tươi đẹp hơn. Song Người lệ ngọc tài hoa mới ba mùa xuân đã phải trả giá quá đắt cho những gì chàng đã làm. Cuối tác phẩm là hình ảnh Người lệ ngọc: “Chàng tĩnh tâm. Linh hồn người như thắm lại, hồi xuân. Có lẽ người đã nhuần thấm trở lại bắt đầu từ phút này”.

Pháo giao thừa nổ như sự bừng sáng của tâm hồn: “ Cả tâm hồn người đẹp rực rỡ như tự tha thứ... Người lệ ngọc khóc ra máu”. Một lần nữa Xuân Diệu nói đến sự thức tỉnh, sự thanh lọc chính ngay trong con người nghệ sĩ. Và như vậy, trong câu truyện Người lệ ngọc này mỗi lần sinh ngọc đều tiềm ẩn một ý nghĩa, một quan niệm về nghệ thuật văn chương của Xuân Diệu: Có được một tác phẩm văn chương người nghệ sĩ phải lao động thực sự, phải lao

tâm khổ tứ . Giá trị của mỗi tác phẩm sự trân trọng, quí mến của tác giả đối

với tác phẩm đó phụ thuộc vào ý thức nghệ thuật và sự chân thành, sự hồn nhiên của người cầm bút. Điều đó làm nên sự thành công hay thất bại của nhà

văn.

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)