Lối đặt tên bài, cách mở đầu tạo ấn tượng.

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 (Trang 82 - 83)

Đặt tên bài viết và cách mở đầu bài viết để tạo sự hấp dẫn "ngay từ cái nhìn đầu tiên" - đó là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của văn báo chí và văn chương nói chung.

Đọc tên bài " Tuy Lý Vương - thi sĩ Tàu ", có lẽ không ai không ngạc nhiên để đọc tiếp nội dung bài báo với rất nhiều thắc mắc: Tại sao một nhà

81

thơ hoàng tộc nổi tiếng, được vua Tự Đức rất khen ngợi lại là một thi sĩ Tàu? Và toàn bộ lập luận của Xuân Diệu đã làm sáng tỏ cái tên bài 'giật gân' ấy.

Có khi Xuân Diệu đặt tên bài và kèm theo đó một mệnh đề - chúng nhiều khi có ý nghĩa, vai trò như một luận đề cơ bản mà tác giả sẽ trình bày. Chẳng hạn như hai bài viết về thơ tình và ái tình. Bài thứ nhất có tên"" Đàn bà hay

người yêu?- Aí tình và khuôn sáo" và bài thứ hai: "Thơ ái tình " với một

luận đề kèm theo: Nếu tình yêu chỉ là tình yêu thì tôi yêu làm gì? Toàn bộ

nội dung của bài viết sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi và những luận đề ấy. Tên bài Công danh với sự nghiệp ghép song đôi hai cặp phạm trù đối lập để tác giả lập luận phê phán công danh, đề cao sự nghiệp. Và bài viết cũng mở đầu bằng một câu ấn tượng:" Nước Việt Nam ta lụn bại vì công danh".

Mở đầu bài Đàn bà hay người yêu? Aí tình và khuôn sáo là một lời kêu

gọi, một hình tượng đẹp của tuổi trẻ: "Hỡi chàng trai trẻ đi trên đường kia, đẹp như một cây thông và mạnh như một chiếc tàu, ngừng lại đây và cho tôi dặn..."

Còn đây là cách mở đầu bài Thơ của người: "Thoát ra ngoài cuộc đời, ồ! Mộng tưởng cao quý; nhưng cứ ở trong cuộc đời, sự cao quý lại càng cao hơn!".

Đặt tên bài và câu mở đầu bài viết của Xuân Diệu luôn tạo ấn tượng bởi tính sắc sảo và tính trực tiếp của vấn đề - chúng đủ sức tạo không khí tiếp nhận và cuốn người đọc vào những dòng văn.

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)