Giọng tâm tình chia sẻ được Xuân Diệu sử dụng trong nhiều sáng tác về thiên nhiên, tình yêu. ở đó gam chủ trong giọng điệu của ông là sự sôi sục, mãnh liệt, say mê sôi nổi, bộc lộ niềm thiết tha với cuộc sống, thiết tha với tạo vật. Ý thức được quy luật sinh tồn, ông luôn sợ mọi thứ tuột khỏi tầm tay nên ông vội vàng, cuống quýt giục giã mọi người hãy hưởng gấp những gì cuộc đời ban tặng, đừng để phí hoài, bằng giọng nửa như dỗ dành, nửa như thuyết phục, mà không kém phần thiết tha:
“Gấp đi em, mau đi em, hoa ở tuổi em mới thật là hoa, để nâng niu hôn hít, thêm dăm tuổi nữa hoa chỉ trồng cho đẹp nhà. Gấp đi em, mau đi em, gấp đi trò truyện cùng tạo hoá, mau đi em vơ vẩn cho nhiều.” (Giã từ tuổi thơ).
Hay một giọng khao khát: “Tiếc cho những môi nhỏ xinh xinh tô màu
cánh sen, nói ra những tiếng uốn éo thanh tao, tiếc cho những môi xưa chết đi mà chưa được dùng. Ta muốn có một đạo bùa phục sinh những đoá môi xưa, sống lại đây với mầu môi sắc ướt vẻ ngọt, mùi thơm, cho con trai đời xúm lại mà hôn, rồi bây giờ cũng tan tành, như thế cho khỏi ân hận.” (Trong vườn
77
Trong nhiều trang văn của mình, Xuân Diệu lại hiện ra như một con người vừa say mê bồng bột vừa tinh tế kín đáo. Ông tâm sự với người đọc về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong những truyện ngắn trữ tình của mình, ông viết về chuyện đời, chuyện văn chương không bằng những lời chua chát, đao to búa lớn mà bằng lời tâm tình thủ thỉ của một người trẻ tuổi mà đã từng chiêm nghiệm, suy nghĩ để thấu hiểu cuộc đời.
ở truyện ngắn Phấn thông vàng, nơi gửi gắm những quan niệm sống và văn chương kể chuyện một chàng hoạ sĩ, vô duyên trong tình yêu đến nỗi phát sợ đành tắt lửa lòng, nhà văn không mỉa mai, giễu cợt, mà thể hiện thái độ đồng cảm xót xa Chính giọng điệu kể đầy chia sẻ cảm thông của nhà văn như đã đem tình yêu thiên nhiên bù đắp, sưởi ấm tấm lòng đã nguội lạnh vì yêu cho chàng, giúp chàng lấy lại vẻ yêu đời, hồn nhiên để tiếp tục đi tìm tình yêu mới. Những câu hỏi dồn dập, thúc bách và tha thiết cùng với sự lặp từ và tăng cấp tạo một hơi văn dồn dập, đầy thuyết phục chia sẻ: “Chàng thất bại ba
lần, lần thứ tư sao lại chẳng là một lần thẳng cuộc? Sao chàng không thử mười lần, một trăm lần nữa? Mười phen yêu ít nữa cũng hai phen gặp, một trăm phen yêu đã cho ta hai mươi phen gặp rồi và vẫn còn đủ một trăm tình
yêu”.
Trong văn phê bình tiểu luận bộc lộ những quan niệm về văn chương và quốc văn, nơi mà cách trình bày khách quan những quan điểm của mình thường dễ tạo giọng điệu lạnh lùng, trung tính thì Xuân Diệu vẫn chọn một chất giọng cho riêng ông. Với giọng tâm tình, chia sẻ, ông như mở một cuộc trò chuyện giữa những nhà văn, những người tuổi trẻ, một cuộc đối thoại với chính văn chương. Ông mong mỏi làm phong phú thêm tiếng Việt, và ông chia sẻ cái mong muốn ấy bằng giọng tâm tình: "Ta phải nhận rằng xưa kia các cụ có mấy khi chịu dùng tiếng An nam! Chúng ta phải tạo thêm, phải bày
78
đặt những cách dùng mới mà xưa kia các cụ không chịu tìm, và lại chúng ta ở thế kỷ hai mươi, chúng ta có cái phức tạp mà các cụ không có". Nói về một thứ thơ hướng về con người, giọng ông trữ tình thấm thía: "Ai có thấy cô gái quê kia, mình mặc áo nâu, vai mang gánh nặng, thế mà khi dừng chân dưới bóng cây, uống bát nước chè, cô không quên liếc mắt vào trong nước để tự ngó hình dung. Loài người ưa soi gương; hãy cho lòng người đến soi gương ở suối lòng của người, hỡi người thi sĩ!".
Giọng tâm tình chia sẻ này dương như là giọng chủ đạo của những bài như Công danh với sự nghiệp, Cái học quẩn quanh, và nhất là bài Sinh viên với quốc văn. Nhà thơ kể về mình những năm đi học, nhà thơ nói về hiện
trạng học hành như ông đã quan sát như một cuộc trò chuyện thân tình để cuối cùng, lôi cuốn người nghe, người đọc vào một mục đích cao cả là xây dựng quốc văn: "Làm sao cho cái lâu đài văn học Việt Nam có xây lên, thì anh em cũng là những kẻ đã góp phần. Chứ một ngày kia, lâu đài ấy có rạng rỡ, chẳng lẽ anh em tưởng rằng nó tự trên trời rơi xuống hay sao? Anh em sẽ giận mình biết bao, nếu trong khi người ta lo khuân gạch, vác cây, mà anh em cũng chẳng có tiếng "hò khoan", gọi là góp câu thúc giục".
3.3.2.Giọng điệu nồng nàn, tha thiết.
Nồng nàn, bộc lộ cho hết lòng yêu của mình với cuộc sống, con người và văn chương là cái "tạng" riêng của Xuân Diệu. Ông phải nói lên điều đó như người yêu phải thể hiện hết mình trong bài Phải nói: "Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ - Phải nói yêu trăm bận đến ngàn lần". Chính cái nhiệt tình
sôi nổi trong sự bộc lộ đã tạo ra cho văn Xuân Diệu sự nồng nàn tha thiết đặc biệt. Có những lúc sự nồng nàn ấy trở thành giọng hô hào, kêu gọi:
"Anh em ơi! Sống chết là ở lúc này; vứt ngay cái công danh đi, nghĩ đến cái sự nghiệp. Anh em ơi! Thời bây giờ là thời ném bút! " (Công danh
79
"Sinh viên với quốc văn! Sinh viên với quốc văn Việt Nam "! Biết bao nhiêu điều các bạn có thể tự tình kể lể với cái hồn của nước ta đọng trong quốc ngữ!" (Sinh viên với quốc văn).
Và cũng có những lúc, tình cảm nồng nàn tha thiết bộc lộ qua những câu hỏi bức xúc, riết róng đối với đối tượng: " Nhưng ta tạm giả sử là tâm hồn người An nam chỉ có thể thầm kín, vừa phải. Thế thì sao? Thế thì người viết văn cứ vừa phải mà thôi ư? Thế thì ta cứ giam hãm trong sự mờ nhạt, sự nhác lười ư? Ta cứ nói đi nói lại ngần ấy chuyện ư? (Thơ của ngườiT).
Nhiều khi, tình cảm nồng nàn tha thiết của nhà văn biến thành những than đau đớn:
" Thế là ở giai đoạn ấy, tiếng Việt Nam bỗng dưng như một người mẹ không đủ sữa để mà nuôi con. Thật là đớn đau, thật là tủi hổ cho lòng mẹ!"( Sinh viên với quốc văn)
những niềm đau ứa lệ:
" Mảnh tình viết đến cuối bài, vẫn còn " cái cơn muốn khóc. "
Người đọc còn có thể gặp nhiều giọng điệu khác: giọng giễu cợt, giọng mỉa mai bóng gió, giọng phẫn nộ bực tức... Xét đến cùng, vẫn là tấm lòng nồng nàn của Xuân Diệu trước hiện trạng của văn chương và niềm khao khát thay đổi nó, làm phong phú cho nó. Chẳng hạn: " Xưa kia, ta sẵn lòng nói đến bến Tiền đường, đến tuyết, đến bức Tràng thành, đến những cảnh Tàu đặc. Ta đã dùng điển tích một cách yên tâm quá, cho đến nỗi - than ôi!- ta đã dám viết những câu nửa tàu nửa ta, đem cả cái cú pháp tàu trong văn ta: Phù con dại
cái mang hay là mặc thế gian chi mai mỉa..." hoặc: " Học mà khảo cứu thì cũng được đi. Nhưng không! Học để bói bằng cỏ thi và mu rùa! Cỏ thi là cỏ gì ta chẳng có biết! Thì ta cứ vơ một nắm đũa hay một bó tăm mà gọi là cỏ thi cũng được!"
80
Còn đây là giọng mỉa mai những nhà Tây học sùng bái văn Tây: "Và thưa các bậc kỳ tài làm văn, làm thơ tây, nãy giờ tôi chưa nói mất lòng các ngài, nhưng chắc các ngài cũng khá thông minh để hiểu rằng sở dĩ tôi cãi kịch liệt về Tuy Lý Vương, là cốt ý cho các ngài cũng tự ngắm các ngài một chút". Với những sắc thái giọng điệu khác nhau, Xuân Diệu đã tạo được dấu ấn cho giọng điệu văn xuôi của mình. Đó là lời thúc giục nồng nàn của tuổi trẻ, khát sống, thèm yêu. Đó cũng là lời thủ thỉ tâm tình đượm một nỗi buồn thương. Đó là sự bày tỏ nồng nàn tha thiết những mong mỏi và khát vọng của ông về người nghệ sĩ, về văn chương. Qua giọng văn của ông, ta hình dung một con người đang từ tốn nói về mình, nói cho mình và cho người khác về những ấn tượng, những trải nghiệm trong cuộc sống cũng như những tư tưởng hoặc đã được nghiền ngẫm kỹ lưỡng, hoặc như bột phát phải lên tiếng trước những vấn đề của văn chương. Bản chất của văn ông là chia sẻ, tha thiết, do vậy mà văn Xuân Diệu luôn thấm thía, luôn thân mật tự nhiên, lôi cuốn và thuyết phục người nghe. Mỗi chữ, mỗi câu văn của ông như một giọt của tâm hồn và tư tưởng chắt lọc qua ngòi bút của một con người luôn khao khát giao cảm với con người và tạo vật, vô cùng thiết tha với quốc văn, tiếng mẹ đẻ và văn chương nước nhà.
3.4.Cách tổ chức ngôn ngữ trong diễn ngôn phê bình - tiểu luận của Xuân Diệu.