52
Xuân Diệu chủ trương một thứ thơ ngắn – có thể hiểu là ông nói về sự hàm súc, sự tinh tuý của thơ. Theo ông “cái đẹp chỉ lộ ra trong một chớp nhoáng. Đấy là cái đẹp ở trên tất cả mọi cái đẹp. Đây là đỉnh cao nhất, mà cái nhất chỉ có một thôi” vì “cái đẹp chỉ lộ ra trong một chớp nhoáng” nên ta phải chộp ngay, vồ ngay lấy nó. Chính sau này nhà thơ của chúng ta cũng nhấn mạnh lại ý tưởng ấy; “ Phải biết lắng nghe, dò xét tâm lí của con người, đặng mà bắt chộp cho được những trạng thái đặc biệt của tâm hồn, những thoáng
run rẩy của nội tâm.
Đối với Xuân Diệu, thơ là cuộc đời, là tâm hồn, là lẽ sống của ông. Chính vì thế mà ông luôn khao khát được hoà nhập tâm hồn mình vào những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc sống trần thế này. Ông đón nhận chờ đợi những giờ phút diệu kỳ chợt đến rồi chợt đi. “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. (Hoài Thanh). Sống đã vậy, thơ cũng là một hình thức sống - nó cần đến cái khoảnh khắc sáng rực ấy, nó cần cái mùi hương, cần cái tinh chất của đời. Xuân Diệu nói “Ta dàn trải làm gì? Ta hãy đọng lại nơi vài dòng châu sáng". Ông cho rằng chỉ có thơ ngắn mới có thể thể hiện được tài năng thâu tóm của thi sĩ và chính là cây cầu chuyển tải những tư tưởng tình cảm giữ con người với con người, nó làm cho người gần người hơn.
Quan niệm của Xuân Diệu về thi sĩ và những dòng thơ được chắt lọc từ chính tâm hồn: “Nhà thi sĩ không bán những thùng nước loãng chỉ tốt để tưới đường cho vạn chân đi, người chỉ tặng một, hai giọt thơm đựng trong bình thuỷ tinh sáng loáng” thơ như một thứ hương “như một giọt sương tinh mà gió đêm gieo trên đời làm bằng sự kết đọng của muôn thước - khối bóng trăng”.
53
Yêu thơ ngắn, thích thưởng thức thứ thơ tinh tuý, hàm súc bao nhiêu thì Xuân Diệu chối bỏ những bài thơ trường thiên bấy nhiêu. Ông cho rằng “ một bài thơ dài là một điều vô lý, một sự giả dối, một cách mâu thuẫn nữa”. Vì sao?- vì một bài thơ dài sẽ làm ta “nhọc mệt, chán chê, bần thần, cho đến khó chịu”, nó giống như ta “ngửi lâu một mùi hương xói thấm, uống nhiều một nước rượu choáng nồng” và những bài thơ dài “thực ra chỉ ghép bằng những bài thơ ngắn: thứ hồ dán thơ tự nhiên phải dã ra để lộ sự gắng công vô duyên và uổng phí của nghệ thuật. Đóng những khung gỗ đã gắn dát ngọc vào, là làm một việc mất thì giờ: chất không vĩnh viễn tất phải mục nát, mà có lẽ lại hư lây đến những của đẹp lẫn trong cát bụi tầm thường”.
Phải viết một bài báo dành riêng cho chủ đề thơ ngắn, Xuân Diệu gửi
gắm trong ấy khá nhiều suy nghĩ của ông về thơ. Phải chăng ông nhận ra nhiều bài Thơ mới, trong đó có thể có những bài thơ của chính ông còn dàn trải, kể lể mà thiếu đi sự cô đọng, tinh chất. Một lần nữa, ông lại có dịp trình bày những quan niệm của ông về bản chất thơ ca như một lời nhắn nhủ chung cho thi đàn, như một tâm niệm của chính ông? Nhấn mạnh đến sự tinh chất của thơ- thơ ngắn, nhà thơ trẻ có những cực đoan khi ông phủ nhận thơ trường thiên nhưng người đọc vẫn có thể tiếp nhận cái lý căn bản trong bài viết này nó thôi thúc ông lên tiếng: thơ, hơn bất cứ hình thức nghệ thuật nào, phải biết chưng cất lấy tinh hoa của cuộc đời.
Chính vì yêu thơ ngắn, chủ trương một thứ thơ ngắn như vậy nên ta thấy hầu hết những bài thơ của Xuân Diệu thường ngắn gọn và súc tích nó chứa đựng nhiều những ẩn ý sâu xa mà không phải ai đọc một lần cũng có thể hiểu hết tâm hồn Xuân Diệu. – “một nguồn sáng dồi dào” (Hoài Thanh).