Lối hành văn, diễn đạt mới mẻ.

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 (Trang 83 - 85)

Xuân Diệu sử dụng nhiều câu mệnh lệnh thức, nhiều thán từ, câu hỏi nghi vấn. Có thể khẳng định không một cây bút phê bình tiểu luận nào đương thời sử dụng nhiều câu văn với nhiều dấu hỏi (?)và vấu chấm than (!)như

82

một dấu hiệu phong cách như Xuân Diệu. Chúng xuất hiện liên tục với một tần suất dầy đặcn, tạo ra không khí một cuộc đối thoại, tranh luận sôi nổi:

" Thì ra cái lối nhắm mắt mặc chuyện đời của Lý Bạch vốn ăn sâu trong máu của ta rồi! Đời bây giờ mà ta lại hát khúc Cổ Bồn của Trang Tử! Đốt! Đốt hết! Đập! Đập cả! Hãy nghêu ngao trong cái thú "hy di"! Thật là cái

khẩu khí của bọn anh hùng rơm!"

"Nhưng khi thiên hạ tọc mạch nhìn xem thì, hỡi ôi! Những vật liệu họ dùng đều trong cuộc đời cả".

Những câu mệnh lệnh thức cũng thường được dùng để kêu gọi, nhắc nhở:

"Hãy thổi ngọn gió thơ của ta qua những sinh vật đáng yêu đáng thương kia, để thơ ta đẫm vị nước mắt, vị mồ hôi".

"Hãy nói giùm những điều thiên hạ cảm thấy mà không nói được; hãy

đem đến những bầy người khổ sở, cau có những bông hoa thơm mát của sự

hiền lành. Hãy làm trái tim của anh bằng đường, và hãy tưởng trái tim của anh là một chiếc bánh mênh mông".

Còn đây là lối đặt câu lạ, mới về ngữ pháp - đôi khi gây không ít sự ngỡ ngàng cho người đọc nhưng không thể không thấy nó đã gây một ấn tượng và hiệu quả thẩm mỹ nhất định:

"Cầm ngọn giáo mà đâm chém giữa không trung, người anh hùng ấy

chỉ có không khí sợ "

"Anh nên xét cho kỹ để chỉ nghe sự thành thực quả nhiên là thành thực của lòng anh".

" Thơ đâu phải là sự buông thõng hai tay, xuôi theo dòng nước mơ

màng "...

Văn của Xuân Diệu ào ạt, biến hóa các kiểu diễn đạt. Tổ chức diễn ngôn của Xuân Diệu vừa chặt chẽ, vừa đa dạng. Nhà thơ luôn sử dụng các hình thức so

83

sánh, ví von - một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ, nhiều khi rất độc đáo. Ông nói về hồn thơ Huy Cận:

"Tâm hồn ông là một cô gái xưa rón rén, ung dung, trông nết na dè dặt, kì thực hay liếc trộm và rất ưa viết thư tình”

Ông so sánh ví von để tự hình tượng nói về các loại thơ- thứ thơ mặn mòi của cuộc sống: " Cũng như cơn gió mặn thấm muối của biển nước, thơ ta hãy thấm muối của biển người" và cả thứ thơ tình dễ dãi, sẽ chỉ như những lời bướm ong dễ dàng bay đi với thời gian: “Thơ ấy cũng sẽ như bao nhiêu

lời bướm ong mà trai gái hát qua hàng rào, và hết mùa gió nồm là câu ca

cũng mất”.

Người ta còn có thể nhiều kiểu cấu trúc câu, sử dụng từ độc đáo khác - cấu trúc câu với các vế đối lập: "nhưng cô đơn ở giữa rừng người, còn ấm áp hơntrên núi biếc "; "cảnh chờn vờn một cách nặng nề"; và cả kiểu câu

văn với các ý đối chọi được sắp xếp sao cho gây ấn tượng nhất: " miệng cười

như khóc, méo một cái méo hãi hùng"...

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)