- Hà Nội (Cánh đòng 7A Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và chuyển
1 Khi thu hoạch ,2 Lúc lúa trỗ ,3 Lúc lúa làm đòng; TC trước cấy
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
1.1. Các nền đất thí nghiệm đều thiếu silic dễ tiêu cho lúa, cần bón phân silic.
1.2. Natri silicat lỏng có tác động tích cực đến sinh trưởng và phát triển của lúa như: làm giảm chiều cao cây, góc lá với thân, làm tăng sự đẻ nhánh, nhánh hữu hiệu, diện tích lá, hàm lượng diệp lục, sự tích luỹ chất khô và các yếu tố cấu thành năng suất so với đối chứng.
1.3. Bón natri silicat lỏng đã làm tăng năng suất lúa, phổ biến từ 10 đến 15%. 1.4. Lượng bón natri silicat lỏng có hiệu quả là từ 50 đến 100kg/ha, trong đó lượng bón 75kg/ha làm tăng năng suất cao nhất. Các lượng bón này không phụ thuộc vào giống, thời vụ, thời kỳ bón và nền đất.
1.5. Thời kỳ bón natri silicat lỏng: bón trước cấy vừa đơn giản vừa có hiệu quả tốt.
1.6. Phương thức phun natri silicat lỏng lên lá không có hiệu quả.
1.7. Bón natri silicat lỏng đã làm tăng phẩm chất lúa gạo: tăng tỷ lệ gạo xát và hàm lượng tinh bột, protein, giảm tỷ lệ gạo bạc bụng.
1.8. Bón natri silicat lỏng đã làm tăng tích luỹ silic trong cây, đồng thời làm tăng độ dầy cương mô quanh thân, rút ngắn chiều dài 3 lóng sát gốc, do đó làm tăng khả năng chống chịu điều kiện bất thuận: sâu bệnh hại lúa (sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn) và tăng khả năng chống đổ của lúa.
1.9. Phân lân supe hoặc hỗn hợp lân supe và phân lân nung chảy là các chất mang tốt nhất cho natri silicat lỏng. Như vậy, việc bón phân natri silicat lỏng sẽ dễ dàng, thuận tiện và có thể công nghiệp hoá việc chế biến loại phân bón có chứa silic.
1.10. Bước đầu đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất phân bón chứa natri silicat lỏng tại Thanh Hoá. Sản phẩm phân bón đã được thử nghiệm trên một số địa điểm sản xuất lúa ở Thanh Hoá và Hà Nội và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Đề nghị
2.1. Cần đưa natri silicat lỏng vào làm phân bón cho lúa, nhằm tăng năng suất lúa, mà không gây ảnh hưởng đến phẩm chất lúa gạo và môi trường xung quanh.
2.2. Tiếp tục chuyển giao kỹ thuật để khẳng định vị trí loại phân này trong ngành sản xuất phân bón cho lúa.
2.3. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ đưa natri silacat lỏng vào phân lân supe và phân lân nung chảy.
2.4. Cần xây dựng dây chuyền thiết bị chế biến loại phân mới này và đồng thời xây dựng giá thành phân bón.
2.5. Phân tích chất lượng phân bón và tiến hành đăng ký chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn phân bón và quy định của Việt Nam
2.6. Tiếp tục nghiên cứu làm rõ tác dụng của silicat lên tính chất của keo đất để bổ sung số liệu đóng góp vào công tác giảng dạy cho sinh viên đại học.
2.7. Nghiên cứu sản xuất phân kali, canxi silicat thay thế natri silicat, để có loại phân có chất lượng dinh dưỡng tốt hơn.