Các chỉ tiêu về sinh trưởng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NATRI SILICAT LỎNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT LÚA TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH CỦA HÀ NỘI (Trang 45 - 48)

- Hà Nội (Cánh đòng 7A Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và chuyển

2.3.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Chiều cao cây (cm): Tiến hành đo chiều cao cây ở từng ô thí nghiệm, mỗi ô đo 10 cây bằng thước dài từ giữa khóm lúa đến đỉnh của lá cáo nhất hoặc đầu mút của bông cao nhất. Định kỳ một tuần đo 1 lần, trong suốt quá trình sinh trưởng đến khi thu hoạch để xác định động thái tăng trưởng chiều cao cây.

- Chiều dài các lóng (cm): Dùng thước dài đo chiều dài của từng lóng vào thời kỳ thu mẫu trước khi thu hoạch thí nghiệm (lóng 1 là lóng sát mặt đất).

- Số nhánh: Tiến hành đếm số nhánh từ khi cây lúa hồi xanh đến khi trỗ hoàn toàn, định kỳ đếm mỗi ô thí nghiệm 10 cây, mỗi tuần đếm 1 lần để xác định khả năng đẻ nhánh của cây lúa.

- Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất): Xác định bằng phương pháp cân nhanh. Xác định ở mỗi thời kỳ: đẻ nhánh, làm đòng, trỗ, thu hoạch. Mẫu cây lấy về cắt toàn bộ phiến lá đem cân được khối lượng P1 (gam), sau đó đo ngẫu nhiên một đơn vị diện tích lá (1dm2), cân được khối lượng P2 (gam).

Chỉ số diện tích lá được tính bằng công thức P1/P2 x khóm/m2.

- Hàm lượng chất khô (g/m2 đất): Chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng chất khô ở các thời kỳ để nhánh, làm đòng, trỗ và thu hoạch. Sau khi cân khối lượng lá tươi, đem toàn bộ thân lá sấy ở nhiệt độ khoảng 1050 (đến khi khối lượng không đổi), đem cân được khối lượng chất khô của từng cây, rồi tính ra m2

đất.

- Hiệu suất quang hợp (g chất khô/m2 lá/ngày đêm): Sau khi tiến hành xác định chỉ số diện tích lá và hàm lượng chất khô theo dõi ở các lần, chúng tôi xác định hiệu suất quang hợp thuần bằng công thức

P2 – P1

HSQH = --- ( S1 + S2) x n/2

Trong đó: HSQH: Hiệu suất quang hợp (g chất khô/m2 lá/ngày đêm) P1: Khối lượng chất khô theo dõi lần 1 (g)

P1: Khối lượng chất khô theo dõi lần 2 (g) S1: Diện tích lá theo dõi lần 1 (m2)

S1: Diện tích lá theo dõi lần 2 (m2)

n – Số ngày từ lần lấy mẫu thứ nhất đến lần lấy mẫu thứ 2

- Hàm lượng diệp lục (mg/g lá tươi) (theo phương pháp Vernon): ở mỗi công thức cân 0,2g lá và ngâm trong 20ml axeton đến khi diệp lục được chiết rút hoàn toàn (lá hết màu xanh chuyển sang màu trắng). Chiết lấy dung dịch và dùng máy so màu Spectro 2000 ( ± 0,001A) đo độ hấp thụ quang (A) của nó ở hai bước sóng λ 660nmvà λ 642nm. Hàm lượng diệp lục Ca, Cb, Ca+ Cb được tính theo các công thức:

Ca = 9,93. A660 – 0,777. A642

Cb = 17,6. A642 - 2,81. A660

C a+ C b = 7,12 . A660 + 16,8. A642

m = 10-3. C. V/a

- Lượng silic lấy đi của lúa (kg SiO2/ tấn thóc): Bằng phương pháp lấy mẫu lúa (rơm rạ +hạt) đốt thành tro sau đó tiến hành phân tích các hàm lượng silic có trong 1kg thóc sau đó quy ra tấn thóc

- Góc lá so với thân chính: Dùng thước đo độ lớn đo góc độ lá với thân chính ở các thời kỳ: đẻ nhánh , làm đòng, trỗ và thu hoạch

- Khả năng chống đổ của lúa:

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đổ của lúa là do sự chênh lệch giữa phần bên trên (thân, lá) và độ chắc của phần bên dưới không hợp lý làm cho cây không chịu đựng được, bộ phận dưới của thân không chắc là do độ

dày dưới của phần rạ kém, mô cơ giới phát triển yếu. Vì vậy khi nghiên cứu về chỉ tiêu này trước hết nghiên cứu về độ dầy của 3 lóng sát gốc, tỷ số thân lá/20cm gốc, đánh giá độ yếu, độ cứng của cây theo phương pháp cho điểm của Viện nghiên cứu lúa quốc tế, (1996)[50]:

+ Chiều dài 3 lóng sát gốc: dùng tay bóc bỏ lớp lá bao bên ngoài, dùng thước đo (cm), đo 10 cây trên 1 công thức.

+ Tỷ lệ thân lá/20cm gốc + P của 20cm gốc (g)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NATRI SILICAT LỎNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT LÚA TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH CỦA HÀ NỘI (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w