Một số thay đổi tính chất đất sau thí nghiệm bón natri silicat lỏng cho lúa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NATRI SILICAT LỎNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT LÚA TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH CỦA HÀ NỘI (Trang 101 - 103)

- Hà Nội (Cánh đòng 7A Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và chuyển

2 (mg/1000g đất) NaO Chiết

3.9. Một số thay đổi tính chất đất sau thí nghiệm bón natri silicat lỏng cho lúa

lúa

Khi sử dụng phân bón lâu dài nhất là phân vô cơ sẽ dẫn đến tính chất đất trồng trọt sẽ bị thay đổi. Vậy, bón natri silicat lỏng cho lúa có làm thay đổi tính chất nhất là thành phần cơ giới của đất như thế nào? Kết quả phân tích đất sau nhiều vụ trồng cho các kết quả ghi trong bảng 3.33.

Bảng 3.33. Ảnh hưởng của bón natri silicat lỏng đến một số tính chất của đất thí nghiệm

Vụ trồng

Chỉ tiêu theo dõi pHKCl K2O (mg/ 1000g đất) Na2O (mg/ 1000g đất) P2O5 (mg/ 1000g đất) SiO2 (mg/ 1000g đất) Thành phần cơ giới (%) Sét Li mon Cát Không bón natri silicat lỏng

Trước TN 7,0 45,3 325,5 63,1 56,2 12,1 33,2 54,7 Vụ 7 6,7 79,1 346,2 82,0 45,9 15,9 34,4 47,7 Bón natri silicat lỏng Vụ 3 6,9 74,8 302,4 78,6 53,8 13,4 33,8 52,8 Vụ 5 6,9 72,9 258,4 83,6 51,9 14,6 33,8 51,6 Vụ 7 6,9 67,4 158,9 80,2 53,6 15,1 34,0 50,9 Sai số ±0,1 ±5,2 ±8,3 ±4,4 ±3,2 ±1,4 ±0,8 ±1,3 Số liệu của bảng 3.33 cho thấy:

+ Về pH:

Bón natri silicat lỏng làm suy giảm pH đất ít hơn thí nghiệm không bón, c ó thể là do tính kiềm của natri silicat lỏng đã trung hoà tính chua của lân supe. Tuy nhiên sự sai khác này chưa có ý nghĩa thống kê.

+ Về K dễ tiêu:

do năng suất thu hoach tăng khi bón natri silicat dẫn đến sự hút thu dinh dưỡng tăng làm cho đất bị nghèo kali dễ tiêu đi. Cần bón tăng kali cho lúa.

+ Về Na dễ tiêu:

Bón natri silicat lỏng làm giảm Na dễ tiêu trong đất, điều này là do lúa hút thu khá nhiều Na.

+ Về P dễ tiêu:

Bón natri silicat lỏng không làm giảm P dễ tiêu trong đất. Điều đó chứng tỏ lượng lân bón cho lúa đủ bù đắp sự hút thu lân của lúa.

+ Về SiO2 dễ tiêu:

Bón natri silicat lỏng làm suy giảm Si dễ tiêu của đất ít hơn thí nghiệm không bón. Tuy nhiên, sự sai khác này chưa có ý nghĩa thống kê.

+ Về thành phần cơ giới:

Một điều quan ngại khi sử dụng natri silicat lỏng làm phân bón đó là yếu tố ion natri có trong phân, bởi vì nó có thể làm thay đổi thành phần cơ giới như làm cho đất bị tán rã dẫn đến hình thành nhiều keo sét hơn.

Số liệu của bảng 3.33 cho thấy theo thời gian trồng trọt thí nghiệm có bón và không bón natri silicat lỏng lượng keo sét đều tăng, song chưa có ý nghĩa thống kê.

Tuy vậy, có thể nhận định sự tăng này không phải do natri trong natri silicat lỏng, vì thí nghiệm không bón còn làm tăng keo sét nhiều hơn thí nghiệm có bón.

Như vậy, tạm thời có thể sơ bộ kết luận lượng bón natri silicat lỏng đã sử dụng không có tác động xấu đến tính chất của đất. Do đó, việc sử dụng natri silicat lỏng làm phân bón cho lúa là khả thi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NATRI SILICAT LỎNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT LÚA TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH CỦA HÀ NỘI (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w