Đối tượng nghiên cứu 1 Giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NATRI SILICAT LỎNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT LÚA TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH CỦA HÀ NỘI (Trang 37 - 39)

2.1.1. Giống thí nghiệm

Trong công trình này, đối tượng nghiên cứu là các giống lúa thuần Khang Dân 18, C70, Nếp 44 và giống lúa lai TH 3-3.

* Giống lúa C70 (tên gốc C70 - 2403) [31].

C70 là giống lúa thuần ở Đài Loan được tạo ra từ tổ hợp lai C671177 x Milyang 23, được Viện Bảo vệ thực vật nhập nội và đánh giá năm 1987. Được công nhận là giống quốc gia năm 1993. Hiện tại, C70 là giống đang được gieo cấy phổ biến ở nhiều nơi, với diện tích rộng ở khu vực đồng bằng sông Hồng.

Thời gian sinh trưởng ở vụ Xuân là 170 – 180 ngày, vụ Mùa là 125 – 130 ngày. Chiều cao trung bình: 90 – 100cm.

Giống C70 kháng bệnh đao ôn, bạc lá, nhiễm khô vằn và rầy nâu nhẹ, chịu rét khá, sinh trưởng tốt hơn giống CR203 trong điều kiện đất vàn trũng, hơi chua, thích hợp với đất pha thịt nhẹ, chủ yếu gieo cấy ở Xuân chính vụ.

* Giống lúa Khang dân 18: (còn gọi là giống Khang Mằn 18). Đây là

giống lúa thuần Trung Quốc được nhập vào Việt Nam từ vụ Mùa năm 1996, được nhiều địa phương khảo nghiệm, trồng thử, là giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng vụ Xuân 130 -135 ngày, vụ Mùa 105 -110 ngày. Giống có chiều cao cây 95-100cm, khả năng đẻ nhánh trung bình – kém, năng suất trung bình 40-45 tạ/ha, khả năng nhiễm khô vằn, đạo ôn từ nhẹ đến trung bình. Giống này được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 1999 và theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN ngày 13 tháng 5 năm 1999, là giống phổ biến nhất miền Bắc và miền Trung.[31].

* Giống lúa Nếp 44:

Giống Nếp 44 là giống ngắn ngày được tạo ra từ tổ hợp lai giữa Nếp Hoa Vàng * Nếp Bắc * VN72 (Nguyễn Thị Trâm, 1986) [31]. Hiện tại giống được phổ biến nhiều nơi trên diện tích rộng ở đồng bằng sông Hồng, và được cấy chủ yếu trong vụ Mùa. Thời gian sinh trưởng trong vụ Mùa là 125 - 132 ngày, vụ Xuân là 175 - 192 ngày. Chiều cao trung bình 96,5 - 98,3 cm. Năng suất 40 - 50 tạ/ha, với khối lượng 1000 hạt đạt 31g và phẩm chất gạo thơm, ngon, dẻo [31].

*Giống lúa TH 3-3:

Đây là giống lúa lai hai dòng được tạo ra từ tổ hợp lai T1S- 96 ∗R3 do Nguyễn Thị Trâm và CS. (Viện sinh học Nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội) chọn tạo. Dòng bất dục T1S 96 được chọn tạo qua nhiều thế hệ ổn định về kiểu hình, có thể nhân hạt khá cao trong vụ Xuân, bất dục hoàn toàn trong vụ Mùa (nhiệt độ trên 26,50C), nhạy cảm với GA3, dễ tiếp nhận hạt phấn. Dòng bố R3 được chọn từ tổ hợp lai xa (Indica/Japonica) có nhiều đặc điểm nông học tốt và có khả năng phục hồi cao. Các dòng mẹ được chọn tạo và sản xuất tại Việt Nam. Giống lúa TH 3-3 có thời gian sinh trưởng ngắn: vụ Xuân 110 - 120 ngày (trà muộn), vụ Mùa 105 -115 ngày. Chiều cao cây 95 - 105cm. Đẻ nhánh khoẻ, bản lá rộng hơi mỏng, xanh sáng. Chịu rét khá giai đoạn mạ, chống đổ tốt, nhiễm nhẹ các bệnh khô vằn, bạc lá, không bị đạo ôn, thích chân đất vàn, vàn cao, chịu thâm canh cao, chịu hạn, chịu mặn khá. Bông to: 180 - 250 hạt, hạt dài xếp xít, P1000 hạt 24 - 26g, năng suất trung bình 60 - 70tạ/ha cao nhất 80 tạ/ ha. Hạt gạo trong, tỷ lệ gạo sát cao 70 - 72%, hạt dài trên 7mm, hàm lượng amyloza 21,43%, cơm ngon, mềm, ráo, vị đậm. Được Bộ Nông nghiệp và phát triển công nhận chính thức năm 2005[31].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NATRI SILICAT LỎNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT LÚA TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH CỦA HÀ NỘI (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w