18. Bao gồm các Công thức (CT):
CT 1: nền2 + không bón natri silicat lỏng (ĐC). CT 2: nền2 + bón 25 kg natri silicat lỏng/ha. CT 3: nền2 + bón 50 kg natri silicat lỏng/ha. CT 4: nền2 + bón 75kg natri silicat lỏng/ha. CT 5: nền2+ bón 100kg natri silicat lỏng/ha.
CT 6: nền2 + bón 125kg natri silicat lỏng/ha.
2.2.4. Xác định thời kỳ bón natri silicat lỏng cho lúa
Từ kết quả của mục 2.2.3 sẽ chọn lượng bón natri silicat lỏng tối ưu để làm thí nghiệm.
Thí nghiệm triển khai trên đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm, trên 2 nền phân bón
- Nền 1: 150N + 75P2O5 (lân supe) + 75 K2O cho giống lúa C70, Nếp 44. Bao gồm các công thức (CT): Bao gồm các công thức (CT):
CT 1: không bón natri silicat lỏng (ĐC). CT 2: bón lót natri silicat lỏng.
CT 3: bón natri silicat lỏng vào thời kỳ đẻ nhánh. CT 4: bón natri silicat lỏng vào thời kỳ làm đòng.
- Nền 2: 150N + 75P2O5 (lân supe) + 150K2O cho giống lúa TH3-3. Bao gồm các Công thức (CT): gồm các Công thức (CT):
CT 1: không bón natri silicat lỏng (ĐC). CT 2: bón lót natri silicat lỏng.
CT 3: bón natri silicat lỏng vào thời kỳ đẻ nhánh. CT 4: bón natri silicat lỏng vào thời kỳ làm đòng.
Thí nghiệm triển khai trên đất Bạc màu Hà Nội, trên 1 nền phân bón
- Nền 2: 150N + 75P2O5 (lân supe) + 150K2O cho giống lúa Khang Dân 18. Bao gồm các Công thức (CT): 18. Bao gồm các Công thức (CT):
CT 1: không bón natri silicat lỏng (ĐC). CT 2: bón lót natri silicat lỏng.
CT 3: bón natri silicat lỏng vào thời kỳ đẻ nhánh. CT 4: bón natri silicat lỏng vào thời kỳ làm đòng.
2.2.5. Xác định phương thức bón natri silicat lỏng cho lúa
Từ kết quả của các mục 2.2.3 và 2.2.4 sẽ chọn lượng bón và thời kỳ bón natri silicat lỏng tối ưu để làm thí nghiệm.
Thí nghiệm triển khai trên đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm với giống lúa TH3-3, trên nền phân bón: 150N + 75P2O5 (lân supe) + 150K2O. Bao gồm các công thức sau:
CT 1: không bón natri silicat lỏng (ĐC). CT 2: bón lót natri silicat lỏng vào trong đất. CT 3: phun natri silicat lỏng qua lá.
2.2.6. Xác định vai trò của các ion SiO32- và Na+ trong Na2SiO3 lỏng đến sinh trưởng, phát triển của lúa trưởng, phát triển của lúa
Thí nghiệm triển khai trên nền phân bón: 150N + 75P2O5 (lân supe) + 150K2O.
Thí nghiệm triển khai trên đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm với giống lúa TH 3-3. Bao gồm các công thức sau:
CT 1: Không bón thuỷ tinh lỏng hoặc NaHCO3. CT 2: Bón 48kg NaHCO3 cho 1ha lúc lúa đẻ nhánh. CT 3: Bón 96kg NaHCO3 cho 1 ha lúc lúa đẻ nhánh. CT 4: Bón 50kg Na2SiO3 cho 1ha lúc lúa đẻ nhánh. CT 5: Bón 100kg Na2SiO3 cho 1ha lúc lúa đẻ nhánh.
Trong thí nghiệm này, natri silicat lỏng và NaHCO3 được bón vào đất lúc lúa đẻ nhánh (ĐN), với các mức 50kg (Si50), 100kg (Si100) natri silicat lỏng, 48kg (Na48), 96kg (Na96) NaHCO3 (để có lượng ion Na+ tương đương với bón Si50 hoặc Si100) cho 1 ha.
2.2.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến khả năng chống đổ của lúa
Thí nghiệm được tiến hành trong chậu vại, trên nền đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm với giống lúa TH3-3.
Bao gồm các công thức sau: CT 1: không bón natri silicat lỏng. CT 2: bón 75kg/ha natri silicat lỏng.
2.2.8. Tìm chất mang thích hợp cho natri silicat lỏng
Gồm các nội dung sau:
1. Xác định ảnh hưởng của natri silicat lỏng bón trên nền lân tecmo đến sinh trưởng, phát triển của lúa. Trên cơ sở của thí nghiệm này sẽ khẳng định có thể dùng lân tecmo làm chất mang cho natri silicat lỏng hay không, vì trong lân tecmo cũng có silicat. Thí nghiệm được triển khai trên các giống lúa TH3-3 trồng trên đất phù sa sông Hồng và Khang Dân 18 trồng trên đất bạc màu. Bao gồm các công thức sau:
CT 1: Nền lân tecmo + không bón natri silicat lỏng (ĐC). CT 2: Nền lân tecmo + bón 75kg natri silicat lỏng/ha. CT 3: Nền lân supe + không bón natri silicat lỏng. CT 4: Nền lân supe + bón 75kg natri silicat lỏng/ha.
2. Sử dụng lân supe làm chất mang cho natri silicat lỏng. Thí nghiệm được triển khai trên các giống lúa TH 3-3 trồng trên đất phù sa sông Hồng. Bao gồm các công thức sau:
CT 1: không bón natri silicat lỏng(dùng lân supe).
CT 2: bón 75kg Na2SiO3/ha, tưới xuống ruộng trước khi cấy.
CT 3: bón 75kg Na2SiO3/ha, trộn natri silicat lỏng với lân supe trước khi cấy. CT 4: bón 75kg Na2SiO3/ha, trộn natri silicat lỏng với lân supe trước khi cấy 1
tháng.
CT 5: bón 75kg Na2SiO3/ha, trộn natri silicat lỏng với lân supe trước khi cấy 2 tháng.
3. Sử dụng hỗn hợp lân supe và lân tecmo làm chất mang cho natri silicat lỏng.
Thí nghiệm được triển khai trên các giống lúa TH 3-3 trồng trên đất phù sa sông Hồng. Bao gồm các công thức sau:
CT 1: không bón natri silicat lỏng (dùng 50% lân supe + 50 % lân tecmo). CT 2: bón 75kg Na2SiO3/ha, tưới xuống ruộng trước khi cấy.
CT 3: bón 75kg Na2SiO3/ha, trộn natri silicat lỏng với hỗn hợp 2 lân trước khi cấy. CT 4: bón 75kg Na2SiO3/ha, trộn natri silicat lỏng với hỗn hợp 2 lân trước khi cấy 1 tháng.
CT 5: bón 75kg Na2SiO3/ha, trộn natri silicat lỏng với hỗn hợp 2 lân trước khi cấy 2 tháng.
2.2.9. Thử nghiệm mô hình sản xuất và ứng dụng phân bón có chứa natri silicat lỏng cho lúa silicat lỏng cho lúa
2.2.9.1. Sản xuất phân bón có chứa natri silicat lỏng
Phân được sản xuất thử tại Thanh Hoá và được UBND tỉnh cho phép sản xuất thử nghiệm tại Quyết định số 791/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2008.
2.2.9.2. Ứng dụng phân bón chứa natri silicat lỏng cho lúa tại Hà nội
Natri silicat lỏng đã được sử dụng trong công nghệ phun, nghiền, vê viên cùng với N,P,K được sản xuất và hoàn thiện thành phẩm tại Nhà máy Phân bón Tiến Nông Thanh Hoá, sau đó đưa ra bón tại Cánh đồng số 7A của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, quy mô 1ha.
phương