Silic và tính chống chịu đối với cây lúa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NATRI SILICAT LỎNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT LÚA TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH CỦA HÀ NỘI (Trang 30 - 32)

Khi vào cây, silic được tích tụ tại mô biểu bì của lá, thân và vỏ trấu và tạo nên lớp kép silica - cutil, lớp kép silica - xenlulo giúp cho cây chống sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm gây bệnh và côn trùng (Dobermann A., Fairhurst T., 2000) [61]. Nếu cây lúa có tỷ lệ silic cao thì hạn chế được sự xâm nhập của sâu đục thân, sâu cuốn lá và một số bệnh hại (Võ Minh Kha, 1996) [18].

Nhiều nhà côn trùng học đã phát hiện ra rằng: hàm dưới của sâu non đục thân lúa bị hại khi sống trên cây lúa có hàm lượng silic cao và khi silic ở tế bào biểu bì giảm đi cây dễ bị mắc bệnh hơn.

Lúa trồng trên đất bạc màu thoái hoá và lúa đồi cạn thường hay bị bệnh đạo ôn hơn lúa nước và bón silic có thể giảm bệnh đạo ôn (Võ Minh Kha, 1996) [18].

Ở Nhật Bản, Yoshida S. (1985) [53] cho biết lúa trồng trên đất nghèo silic khi được bón phân silic cho năng suất tăng khoảng 10% là do bệnh nấm hại giảm 30%. Nhiều tác giả Nhật Bản cho rằng hiện tượng lúa bị lụi, bị bệnh đạo ôn một phần là do không tích luỹ đủ silic. Bón phân silic làm cho lúa cứng cáp hơn và ít

bị nhiễm sâu bệnh hơn (Yoshida S., Olinishi Y., Kitaghishi K., 1962) [91].

Ở Mỹ, theo Datnoff L. E. và các cộng sự (1997) [57], một số loại bệnh do nấm như đạo ôn cổ bông (neck blast), đốm nâu (brown spot) dễ phát sinh khi cây lúa không được cung cấp đầy đủ silic. Bón phân silic có thể hạn chế các loại bệnh này. Theo Seebold K. W. và các cộng sự (2001), silic làm giảm tới 30 – 45% bệnh do nấm Magnaporthe grisea gây hại trên lúa [86]. Phân silic cũng làm giảm bệnh nấm hại lúa do Pyricularia grisea, bệnh hại bao vỏ (sheath blight) do

Rhizoctonia solani, bệnh đốm nâu do Bipolaris oryzae (Bollich P. K. và các cộng sự, 2001) [81].

Các nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn, Mai Thị Tân và các cộng sự (2004 – 2005),[36],[37],[38],[39]. khi sử dụng natri silicat bón cho lúa đã thấy tỷ lệ sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, tỷ lệ các loại bệnh như bạc lá, khô vằn đều giảm so với đối chứng không bón

Silic bón vào đất làm giảm khả năng di động và hoà tan của ion Al làm cho tác động gây độc của ion này đối với lúa giảm (Haak E., Siman G., 1992) (dẫn qua Paik S.B, 1975) [81].

Silic làm giảm sự hấp thu Fe và Mn do đó nâng cao khả năng chịu độc Mn và Fe của lúa trong trường hợp dung dịch đất quá nhiều các ion Fe và Mn hoà tan. Nguyên nhân là silic làm tăng khả năng oxi hóa của rễ (Võ Minh Kha, 1996) [13],[18].

Theo Đỗ Ánh và Bùi Đình Dinh (1992), [1] việc bón tro vào đất đã làm giảm độc hại của các ion Al3+ và Fe3+ trong đất phèn là do sự tạo phức của các ion này với silicat.

Ngoài khả năng nâng cao tính chống chịu sâu bệnh và các yếu tố hoá học độc hại, silic còn làm tăng khả năng chống đổ, tăng khả năng chống mất nước

của lúa do silic làm lớp vỏ dày hơn (Dobermann A., Fairhurst T., 2000) [61].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NATRI SILICAT LỎNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT LÚA TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH CỦA HÀ NỘI (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w