CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT
2.5.2. Quy mô vốn bình quân của 1 dự án
Bảng 2.5: Quy mô vốn bình quân cho một dự án đầu tư ra nước ngoài của PVN trong từng năm tính đến hết năm 2010
Nội dung Trước 2006
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 28.42 44 109.5 151.2 124.6 203.54
Tổng số dự án đầu tư 7 8 13 21 25 27
Quy mô vốn bình quân/dự án 4.06 5.5 8.42 7.2 4.98 7.54
Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn bình quân/dự án tính đến hết năm 2010
Nhìn vào bảng số liệu 2.5 và biểu đồ 2.1, trong giai đoạn từ trước năm 2006 đến hết năm 2007, tình hình đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn đạt nhiều bước tiến đáng kể: quy mô vốn đầu tư, tốc độ tăng của nguồn vốn, số dự án, quy mô vốn bình quân/ dự án đều tăng dần qua các năm. Trong đó chỉ tiêu về quy mô vốn bình quân/ dự án là có sự chuyển dịch rõ rệt nhất.
Nếu như trong thời kỳ trước năm 2006 vốn bình quân cho một dự án là 4,06 triệu USD thì đến năm 2006 vốn bình quân đã tăng lên đạt 5,5 triệu USD/dự án (tăng xấp xỉ 36%). Cho đến năm 2007 thì sự tăng lên đến đỉnh điểm đạt 8,42 triệu USD/ dự án, tăng 53% so với năm 2006 và gấp hơn 2 lần so với giai đoạn trước năm 2006. Đây là những bước tiến vững chắc cho việc xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Năm 2008 mặc dù tổng vốn đầu tư lẫn số lượng dự án kí kết mới đều tăng so với năm 2007, nhưng chỉ tiêu quy mô vốn bình quân/ dự án của năm 2008 giảm so với năm 2007, chỉ đạt mức 7,2 triệu USD/ dự án do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhiều dự án thăm dò khai thác của Tập đoàn mặc dù đã được kí kết nhưng vẫn chưa thể đẩy mạnh triển khai đầu tư. Năm 2009, khi các nền kinh tế đang rơi vào trạng thái suy thoái nghiêm trọng khiến cho mức vốn đầu tư trên thế giới giảm nhanh, PVN cũng không phải là một ngoại lệ. Nhằm thiết lập lại bộ máy tổ chức trong nước, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, vì vậy nguồn vốn cho đầu tư ra nước ngoài cũng theo đó giảm xuống.
Mức vốn đầu tư bình quân cho 25 dự án ở nước ngoài chỉ là 4,98 triệu USD/dự án. Năm 2010, chỉ số đó đã tăng lên 7,54 triệu USD/ dự án đúng với kịch bản của thế giới khi nền kinh tế đã qua thời kỳ suy thoái.