Thuận lợi và khó khăn của hoạt động ĐTRNN trong lĩnh vực dầu khí trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 54 - 63)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

3.3.Thuận lợi và khó khăn của hoạt động ĐTRNN trong lĩnh vực dầu khí trong giai đoạn hiện nay

khí trong giai đoạn hiện nay

3.3.1. Thuận lợi

Lĩnh vực dầu khí là một lĩnh vực rất tiềm năng và có nhiều điều kiện để phát triển. Đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí sẽ mang lại cho bất kì một DN Việt Nam nào nhiều cơ hội và điều kiện để đầu tư lâu dài và

ổn định. Đầu tư ra nước ngoài là một quá trình đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về tất cả các mặt. Nhìn chung ĐTRNN trong lĩnh vực dầu khí trong giai đoạn hiện nay có khá nhiều những thuận lợi sau:

3.3.1.1. Sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về ĐTRNN của Chính phủ Việt Nam

Trước đây, Chính phủ nước ta chưa thực sự có nhìn nhận đúng đắn về vai trò cũng như tác dụng của việc ĐTRNN, mà chỉ chú trọng vào công tác thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Từ đó tạo ra sự thiếu công bằng trong các chính sách ưu đãi kinh tế giữa các DN nước ngoài và các DN trong nước. Mặc khác, đã vô hình chung gây nên sự mất cân bằng về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt giúp tăng trưởng kinh tế đất nước.

Sau khi đã nhận thấy sự hạn chế và thiếu sót của mình, Chính phủ đã có những động thái tích cực về loại hình ĐTRNN, biểu hiện đầu tiên đó chính là: Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã mở cửa và ủng hộ các DN ra nước ngoài đầu tư, mang lợi nhuận về cho đất nước. Việt Nam với phương châm muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới nên đã thiết lập quan hệ ngoại giao, kinh tế rộng khắp. Với lòng mong muốn, cùng với thái độ tích cực, Việt Nam đã và đang nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các nước trên thế giới. Hình ảnh đất nước ngày càng được nâng lên trong con mắt của bạn bè quốc tế đã, đang và sẽ thúc đẩy các hợp tác kinh tế song phương, đa phương giữa các nước, từ đó mở ra những cơ hội lớn cho các DN Việt Nam tiếp cận và đầu tư ra thị trường nước ngoài.

Dầu khí là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với Chính phủ Việt Nam, quan điểm này đã được các cấp lãnh đạo Nhà nước quan tâm đặc biệt.

Sự quan tâm đó được thể hiện cụ thể bằng việc: Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, mở đường cho ngành Dầu khí Việt Nam bước lên tầm cao mới, cùng với đó là một loại các nghị định về ĐTRNN trong lĩnh vực dầu khí như: Nghị định 121/2007/NĐ-CP, Nghị định 17/2009/ NĐ-CP,… hay các chính sách về vốn vay, thuế,…chứng tỏ sự hậu thuẫn rất lớn của Chính phủ cho ngành dầu khí nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói riêng.

3.3.1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động ĐTRNN ngày càng có hiệu quả

Quan điểm thống nhất và cởi mở đã tác động làm cho công tác quản lý của các cấp chức năng trong hoạt động ĐTRNN ngày càng thiết thực và hiệu quả, đóng góp rất lớn vào thành công chung trong hoạt động ĐTRNN của các DN Việt Nam. Sự hiệu quả đó được biểu hiện qua các yếu tố sau:

- Công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và quản lý các dự án ĐTRNN dần đi vào nề nếp, thẩm tra cấp phép cho các dự án ĐTRNN đã được cải thiện đáng kể. Sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành như Bộ kế hoạch Đầu tư, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài Chính, cũng như với các cơ quan đại điện ngoại giao trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về các dự án ĐTRNN đã được hình thành thông qua việc trao đổi thông tin và hợp tác xử lý các vướng mắc của dự án bằng nhiều hình thức phong phú.

- Mối quan hệ cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với các doanh nghiệp ĐT RNN từng bước chặt chẽ hơn.

• Đã có rất nhiều dự án được cấp giấp phép, GCNĐT một cách nhanh chóng, tránh rườm rà, mất thời gian và tốn chi phí của các DN trong khâu thủ tục hành chính này. Ngoài ra, nhờ công tác thẩm định ngày càng nâng cao, cán bộ thẩm định có chuyên môn sâu và kinh nghiệm về hoạt động ĐTRNN đã góp phần không nhỏ vào việc đưa các dự án

có cơ hội, tiềm năng vào tiến hành đầu tư, mang lại rất nhiều lợi nhuận cho đất nước.

• Sự phối hợp các giữa các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động ĐTRNN ngày càng hiệu quả, nhịp nhàng…đã điều phối rất tốt công tác quản lý và cung cấp thông tin về các dự án ĐTRNN, điều này đã giúp cho các thông tin về các dự án ĐTRNN, các chính sách đầu tư của các nước bạn đến nhanh và kịp thời tới các nhà đầu tư trong nước hơn, từ đó các DN trong nước sẽ nắm bắt được các cơ hội đầu tư đầy tiềm năng được mang lại bởi cơ chế phối hợp trên.

Ví dụ: Việc đưa mỏ Bắc Khosedaiu (Nhenhesky), LB Nga vào khai thác (9/2010) là một trong những dự án được đem lại từ chính thay đổi tích cực trong cơ chế của quản lý nhà nước nói chung và cụ thể đó chính là cơ chế phối hợp rất hiệu quả của các quan chức năng có liên quan đến hoạt động ĐT RNN trong và ngoài nước giữa Việt Nam và Nga.

Mỏ Khosedaiu nằm ở phía Bắc của Khosedaiu, thuộc bang Nhenhesky, Liên Bang Nga là một trong những mỏ có trữ lượng khá lớn được phát hiện vào năm 2008. Tuy nhiên, với đặc thù là nước xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới cho nên việc phát hiện ra mỏ Khosedaiu được cho rằng như một cơ hội để khẳng định vị thế của Nga trên bản đồ dầu khí thế giới. Vào thời điểm đó, nước Nga đang có chính sách thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho nhiều lĩnh vực, trong đó có dầu khí. Nhìn nhận thấy cơ hội lớn cho ngành dầu khí Việt Nam mở rộng hơn nữa quy mô đầu tư ra nước ngoài cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm từ công nghệ, trình độ khác thác và chế biến dầu khí của Nga, Chính phủ Việt Nam đã bắt tay vào công cuộc tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng cho dự án đấu thầu khai thác mỏ Khosedaiu, và PVN là tập đoàn được lựa chon cho dự án quan trọng này. Đại sứ quan tại

Nga được chính phủ Việt Nam giao trọng trách tìm hiểu thông tin về gói thầu này và trao đổi thông tin, các vấn đề liên quan cho Bộ Kế hoạch &Đầu tư, các cơ quan liên ngành, cơ quan chức năng có liên quan nhằm tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu, từ đó tìm ra hướng đi hiệu quả nhất cho dự án này. Cuối cùng, sau rất nhiều lần khảo sát, tham quan và tìm hiểu, PVN đã bắt đầu tiến hành tham gia gói thầu này và đã trúng thầu gói thầu: mỏ dầu Khesodaiu. Từ năm 2010 đến nay, mỏ dầu vẫn được khai thác đều đặn và đem lại khá nhiều nguồn lợi cho tập đoàn và đất nước.

3.3.1.3. Sự hội nhập kinh tế khu vực, thế giới của Việt Nam và vị thế của quốc gia ngày càng lớn trên trường quốc tế.

Trải qua rất nhiều lần đám phán song phương và đa phương kéo dài hơn 11 năm thì cuối cùng vào ngày 11/1/2007 việc tham chính thức thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới-WTO. Tuy chỉ là mới trở thành thành viên chính thức của WTO, nhưng Việt Nam đã chính thức hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ năm 1986, thời kì cải cách kinh tế. Từ ngày mở cửa nền hội nhập, kinh tế đất nước ngày càng phát triển và đạt được khá nhiều thành tựu nổi bật, đáng ghi nhận. Để có được những thành công đó, chính là nhờ các hiệp ước đầu tư, hiệp ước thương mại…được nước ta kí kết với các nước trên thế giới. Nó mang lại cho các DN trong nước rất nhiều cơ hội làm ăn với các nước khác trên thế giới mà ít bị cản trở bởi rào cản thượng mại, hay chính sách của một quốc gia nào. Các nước tham gia liên kết khu vực, kinh tế toàn cầu có quyền đầu tư, hợp tác với bất kì một nước khác trong khối liên minh. Chính vì điều này đã làm cho việc thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, ngược lại đầu tư ra nước ngoài cũng có những bước tiến mới, không chỉ dừng ở các

nươc láng giềng như: Lào, Campuchia …hay các nước trong khu vực Asean mà vươn ra xa hơn ra các ở các Châu lục khác.

Mặc khác, vị thế Việt Nam ngày càng tăng do sự phát triển kinh năng động, môi trường chính trị ổn định đã giúp đất nước có tiếng nói hơn trong các vấn đề chung của khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến kinh tế, đầu tư, vốn…đã giúp ích cho các DN trong nước rất nhiều trong việc trong hoạt động ĐTRNN, các nhà đầu tư sẽ được đảm bảo an toàn về mặt pháp ý khi ra nước ngoài hoạt động cho nên các DN hoàn toàn có thể yên tâm đầu tư ra nước ngoài mà không phải lo lắng các rủi ro về mặt pháp lý. Vị thế của đất nước còn giúp các DN dễ dàng tham gia ĐT RNN vào các dự án lớn, tiềm năng nếu như các DN đó được Nhà nước đứng lên làm người bảo lãnh, chịu trách nhiệm cho hoạt động này, do uy tín từ Chính phủ của một nước sẽ khiến cho các DN nước đó có lợi thế khi tham gia cạnh tranh ĐTRNN.

3.2.1.4. Chủ chương, chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư nước ngoài

Nhìn chung, tính đến thời điểm này, hầu như các nước đều đưa ra những chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài vào với những ưu đãi hết sức hấp dẫn. Dưới tác động của toàn cầu hóa và liên kết khu vực, các quốc gia đã nhận thức được lợi ích của việc thu hút ĐTNN là vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với quốc gia nghèo, quốc gia chậm phát triển thì hoạt động thu hút ĐTNN còn có thể coi là một những những nhiệm vụ trọng tâm của đất nước, nó có thể thay đổi bộ mặt nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, ngày càng nhiều các quốc gia kêu gọi ĐTNN bằng hàng loạt các chính sách ưu đãi lớn về thuế, mặt bằng, cơ sở hạ tầng…với mục đích thu hút càng nhiều vốn ĐTNN càng tốt, có những nơi có được biết tới như thiên đường đầu tư -

thiên đường thuế của thế giới như quốc đảo Bermuda ngoài khơi Thái Bình Dương. Điều đó cho thấy rằng, các nước ngày càng mở cửa để đón chào các dự án ĐTNN, nó đã thu hút rất nhiều các tập đoàn, DN trên thế giới tham gia vào hoạt động này, trong đó có cả những DN Việt Nam. Một điều kiện vô cùng thuận lợi cho bất kì DN nào muốn mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của mình, nhằm gia tăng lợi nhuận một cách hiệu quả.

3.2.1.5. Điều kiện tự nhiên và thực tế của nước tiếp nhận đầu tư - tiềm năng mà Việt Nam còn thiếu hụt.

Chất lượng dầu khí Việt Nam vẫn còn ở mức trung bình, công nghệ khai thác và chế biến vẫn còn chưa bắt kịp được với xu hướng chung của ngành dầu khí thế giới. Các mỏ dầu đã phát hiện của chúng ta tuy có trữ lượng khá lớn và còn nhiều mỏ dầu tiềm năng nữa nhưng nếu khai thác về mặt lâu dài thì khả năng cạn kiệt nguồn tài nguyên này là rất lớn. Điều đó đã khiến cho việc tìm tòi hướng đi mới cho ngành, và một trong những hướng đi đó là: ĐT RNN trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.

Trên thế giới, có rất nhiều quốc gia và khu vực có trữ lượng dầu khí lớn như: Nga, Trung Đông,…Đây sẽ là cơ hội để Chính phủ giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, cũng như cơ hội cho các DN trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp làm việc trong ngành dầu khí Việt Nam có điều kiện thực hiện mong muốn đầu tư ra nước ngoài bằng con đường đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực dầu khí của các nước trên thế giới.

Không chỉ giàu tài nguyên, đôi khi các nước tiếp nhận ĐTRNN còn có sở hạ tầng tốt hơn trong nước, cơ chế và thủ tục đăng kí thành lập DN, GCNĐ tại một số nước rất đơn giản…điều này góp phần không nhỏ trong việc thu hút ĐTNN từ các nước khác, bởi cản trở lớn nhất đối với một DN

khi đầu tư ra nước ngoài chính là thủ tục, giấy tờ hành chính. Điều kiện trên như một bước đệm rất lớn để các dự án ĐTNN dễ dàng đi vào hoạt động một cách thuận lợi. Điều này các DN trong nước luôn rất mong đợi từ phía chính quyền nước tiếp nhận và những động thác mang đầy tính tích cực như trên sẽ là một nhân tố thu hút mạnh mẽ hoạt động ĐTNN từ không chỉ một nước mà còn nhiều trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Khó khăn.

3.3.2.1. Khuôn khổ luật pháp về đầu tư ra nước ngoài chưa hoàn thiện

• Công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc.

• Thiếu thông tin về chính sách đầu tư của một số địa bàn nên khó khăn cho công tác xúc tiến đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN.

• Chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài để rút kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động ĐTRNN.

• Ở một số dự án ĐTRNN thời gian thẩm tra cấp chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài.

3.3.2.2. Khó khăn về tài chính và công nghệ

Số lượng dự án và quy mô vốn ĐTRNN vào lĩnh vực dầu khí của các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế. Tập đoàn

PVN mặc dù có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong ngành, có tiềm lực tài chính ổn định cũng chỉ tham gia ĐTRNN ở các dự án ở tầm trung, và hiệu quả vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

3.3.2.3. Khó khăn về thông tin

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không cập nhật chính xác về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam (chủ yếu các DN trong ngành dầu khí Việt Nam mới biết tới các thông tin này), không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức ĐTRNN, quy mô ĐTRNN cho nên rất hạn chế trong việc tham gia, tiếp cận các dự án mới.

3.3.2.4. Khó khăn về sức ép cạnh tranh của các tập đoàn dầu khí lớn

Dầu khí là một ngành rất tiềm năng, dầu khí là một tài nguyên có giá trị nên hầu hết các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới đều muốn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này. Đặc biệt khi giá dầu ngày càng leo thang và dầu khí vẫn là nhiên liệu đốt chủ yếu thì sự cạnh tranh trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngày càng quyết liệt. Do các công ty tham gia vào lĩnh vực này thường là những công ty lớn, đa quốc gia có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ, nên các công ty không có thế mạnh sẽ rất khó có thể cạnh tranh và rủi ro là rất cao.

3.3.2.5. Khó khăn về ngoại giao và ảnh hưởng kinh tế chưa đủ tầm

Mặc dù Việt Nam đã và đang là những thành viên tích cực trong các diễn dàn, tổ chức kinh tế, chính trị trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự có tiếng nói quan trọng trong các diễn dàn kinh tế về các lĩnh vực kinh tế then chốt của khu vực và thế

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 54 - 63)