CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
3.5.1. Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
3.5.1.1. Đa dạng hóa lĩnh vưc đầu tư
Phù hợp với chiến lược phát triển của ngành là “kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế”, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần chủ động mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước để hợp tác đầu tư trên các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh. Tập đoàn cần tăng cường xúc tiến những thoả thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài tại Nga, Vênêzuêla… về đẩy mạnh đầu tư phát triển lĩnh vực khai thác, chế biến, vận tải và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, đầu tư hệ thống kho trung chuyển dầu khí và cơ sở đóng tàu
vận tải dầu khí…bên cạnh lĩnh vực chính là khai thác dầu khí để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, việc lựa chọn khu vực đầu tư cũng là một yếu tố quan trọng, Tập đoàn không nên chỉ bó hẹp hoạt động đầu tư trong một vài nước mà nên mở rộng sang nhiều nước khác ở Trung Đông, Bắc Phi, Đông Nam Á, các nước thuộc Liên Xô cũ và ngay cả nước láng giềng- Trung Quốc.
3.5.1.2. Đa dạng hóa phương thức đầu tư
Tập đoàn nên căn cứ vào thực lực, mở rộng và phát triển hơn nữa việc tìm kiếm và đầu tư các loại hình khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro tăng cường cơ hội học hỏi kinh nghiệm kinh doanh và quản lý điều hành cũng như cơ hội hội nhập. Việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trước hết cần phải phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và giới hạn về ngân sách của Petrovietnam, song không nên chỉ tập trung vào các dự án thăm dò khai thác dầu, mà nên mở rộng đến các dự án khí, các cơ hội mua tài sản, mua quyền tham gia vào các dự án sẵn có,… cũng không nên chỉ hướng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ vì có nhiều phương thức khác nhau để đầu tư một dự án như tham gia vào tổ hợp đấu thầu quốc tế, liên doanh liên kết, mời đối tác, trao đổi cổ phần…
- Đối với các dự án thăm dò (cả dầu và khí) là những dự án có mức rủi ro cao nhất: Tập đoàn có thể tham gia nếu quy mô dự án thuộc loại vừa và nhỏ; với các dự án quy mô lớn, nên cân nhắc khả năng mời đối tác cùng tham gia, hoặc tìm kiếm cơ hội gia nhập vào một tổ hợp nhiều công ty có cùng sự quan tâm đối với dự án.
- Đối với các dự án mua tài sản: do tính chắc chắn và triển vọng là tương đối rõ ràng nên yếu tố rủi ro kỹ thuật hầu như đã được loại trừ. Các dự án mua cổ phần tài sản nên là hình thức được ưu tiên áp dụng nhằm giúp cho Tập đoàn sớm có chỗ đứng trên thị trường, nhanh chóng có sản lượng và
doanh thu, tạo đà cho việc triển khai tiếp các dự án thăm dò. Ngoài ra trong hoạt động này, việc liên doanh liên kết, mời đối tác hoặc trong đổi cổ phần sẽ giúp Tập đoàn có nhiều cơ hội đầu tư hơn.
- Đối với các dự án sẵn có: đối với các dự án này thì cơ hội cho Tập đoàn mua quyền tham gia sẽ nhiều hơn do việc các dự án này không chỉ được các công ty sở hữu chào bán thông qua đấu thầu, mà còn có thể thông qua đàm phán, trao đổi cổ phần, hoặc các mối quan hệ khác. Thực tế, tham gia vào các dự án sẵn có giúp Petrovietnam rút ngắn được thời gian nghiên cứu, nhanh chóng tham gia vào quá trình kinh doanh. Để tham gia vào các dự án dạng này, Petrovietnam cần chú trọng phát triển mở rộng các mối liên hệ liên doanh liên kết, hợp tác với các công ty dầu khí trên thế giới và trong khu vực, cũng như tận dụng và khai thác các mối quan hệ sẵn có và các mối quan hệ cấp chính phủ khác.
Như vậy, đa dạng hóa phương thức đầu tư không ngừng giúp Petrovietnam hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đồng nghĩa với hạn chế và tiết giảm được số đầu tư rủi ro, mà còn tăng cường cơ hội hợp tác, học tập chuyển giao công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý điều hành từ các công ty dầu khí lớn trên thế giới cũng như tham gia vào phân công lao động quốc tế.
3.5.1.3. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như lọc, hóa dầu…
Ngành công nghiệp đầu khí Việt Nam hiện nay đang tập trung chủ yếu vào các hoạt động thăm dò và khai thác dầu thô. Đây là những công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp trong toàn bộ khâu tạo giá trị của nghành. Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài sẽ mang lại cơ hội lớn cho Tập doàn Dầu khí Việt Nam mở rộng tăng cường hợp tác liên doanh, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển để mở rộng nghành công nghiệp phụ trợ mang lại giá trị cao như: lọc dầu, hóa dầu... tăng thêm nguồn thu từ ngành dầu khí, giảm
dần việc xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu các sản phẩm đã qua tinh chế về nước nhà. Để làm được điều này thì Tập đoàn dầu khí cần mở rộng hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để có thêm vốn và bí quyết công nghệ.
3.5.1.4. Tăng cường nghiên cứu, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ
Tính chất kỹ thuật và công nghệ cao thể hiện ở tất cả các hoạt động trong nghành dầu khí. Ví dụ hoạt động thăm dò, khai thác có các loại hình dịch vụ như: phân tích tài liệu dịch vụ khoan, thử vỉa, địa vật lý, carotage giếng khoan, khai thác…Trong hoạt động chế biến có lọc hóa dầu, công nghệ đường ống, bể chứa... Chính vì vậy mà đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá, quản lý, điểu hành dự án, cung cấp các cơ sở khoa học, giảm thiểu rủi ro cho công tác thăm dò khai thác dầu khí là vô cùng cần thiết. Việc Tập đoàn dầu khí hợp tác với các nước phát triển như Liên Bang Nga sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xu hướng này:
- Phát triển các phòng ban nghiên cứu chuyên ngành thăm dò khai thác, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và khảo sát, đặc biệt như nghiên cứu địa chất, công nghệ khoan sâu, các công nghệ gia tăng hệ số thu hồi dầu.
- Tiếp nhận các công nghệ mới từ nước ngoài, sử dụng có chọn lọc các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí được nắm bắt từ công tác đào tạo, từ chuyển giao công nghệ và từ thực tiễn sản xuất.
- Liên tục cập nhật, đánh giá tiềm năng của từng dự án để có thể đưa ra các giải pháp phát triển hợp lý nhất.
- Tranh thủ tối đa sự hợp tác với các đơn vị trong ngành nhằm triển khai các hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ. Bên cạnh đó cần có sự đổi mới trong cơ chế quản lý các đề tài nghiên cứu; đưa ra các yêu cầu, mục tiêu nghiên cứu trong từng giai đoạn cho các đơn vị nghiên cứu thực hiện triển khai.
3.5.1.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Việc đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đã đặt ra cho Tập đoàn vấn đề nhức nhối về nguồn nhân lực: tình trạng thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao. Do vậy, việc tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực luôn là vấn đề “nóng” của tập đoàn dầu khí hiện nay. Để giải quyết bài toán này các nhà lãnh đạo cần đưa ra những giải pháp nhanh chóng và hiệu quả như:
- Nhanh chóng triển khai chương trình đào tạo : vừa đáp ứng nhu cầu cán bộ cho giai đoạn trước mắt, đồng thời chuẩn bị xây dựng lực lượng lâu dài cho chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế; đào tạo đồng bộ cả ba loại cán bộ: cán bộ lãnh đạo, cán bộ khoa học công nghệ đầu ngành và cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh, để đáp ứng ba mục tiêu: hướng tới hiện đại, chuyên nghiệp; hướng ra thế giới; hướng tới tương lai.
- Chú trọng đến các nguồn lực từ các cơ sở đào tạo khác nhau
Có rất nhiều nguồn đào tạo mà Tập đoàn dầu khí có thể tận dụng để giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo như :
Lao động được đào tạo trong nước (thông qua các trường Đại học Mỏ địa chất, Đại học Bách khoa, Trường Cao đẳng nghề dầu khí, Trường Công nhân kỹ thuật của XNLD Vietsovpetro…)
Nguồn gửi đi đào tạo nước ngoài (thông qua các suất học bổng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và học bổng của XNLD Vietsovpetrogửi con em cán bộ, công nhân viên đi đào tạo tại các nước như: Mỹ, Nga, Pháp…).
Nguồn nhân lực chuyển giao công nghệ thông qua các hợp đồng với nước ngoài; Các lớp đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài lấy chứng chỉ quốc tế theo yêu cầu của chủ đầu tư… Thông qua các đối tác, lao
động được đưa sang vừa học, vừa làm và nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề.
Lựa chọn nhân lực gửi đi đào tạo nhắn hạn theo các chương trình do các website giáo dục nước ngoài giới thiệu, hoặc mời các chuyên gia nước ngoài về trực tiếp đào tạo…
Từ việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo trên, tập đoàn Dầu khí có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có thể đảm đương được những dự án mới khó khăn ở trong nước cũng như nước ngoài.
- Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo: Việc chuẩn bị nguồn nhân lực đủ về số lượng và bảo đảm về chất lượng là nhiệm vụ ưu tiên của nghành dầu khí vì vậy ngay từ bây giờ, các đơn vị sử dụng lao động và cơ sở đào tạo cần có sự liên kết, hỗ trợ trong công tác đào tạo để cho “ra lò” nguồn nhân lực bảo đảm chất lượng và có thể thích ứng công việc ngay khi ra trường. Không chỉ vậy, trong quá trình làm việc có sự thay đổi công nghệ, do vậy đòi hỏi người lao động không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc.
Vấn đề đặt ra hiện nay, thay vì các công ty dầu khí đưa lao động đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài, với chi phí hàng nghìn đôla/người, thì các cơ sở đào tạo trong nước, với trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi cũng có thể tự tổ chức chương trình giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế; hoặc có thể trực tiếp mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy. Hình thức đào tạo này sẽ tiết kiệm chi phí của công ty và công sức của người lao động, các cơ sở đào tạo trong nước cũng được hưởng lợi.
Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý nguồn nhân lực, cần áp dụng ngay một số giải pháp đột phá bao gồm:
• Xây dựng tiêu chuẩn chức danh và hệ thống thang bảng lương tiên tiến, thống nhất trong toàn Tổng công ty để thu hút lao động có trình độ cao và hạn chế chảy máu chất xám.
• Tổ chức đánh giá năng lực người lao động định kỳ hàng năm.
• Định kỳ luân chuyển cán bộ giữa các công ty trực thuộc, công ty điều hành chung và các dự án để đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực.
3.5.1.6. Hoàn thiện công tác đánh giá dự án
Việc thiếu một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sẽ có ảnh hưởng làm giảm chất lượng của công tác đánh giá dự án. Tập đoàn cần nhanh chóng đẩy mạnh công tác xây dựng các chỉ tiêu cho các dự án đặc trưng của ngành để có thể đảm bảo sự chính xác trong công tác đánh giá dự án, đảm bảo sự ưu tiên về vốn và nhân lực đối với từng dự án.
Cụ thể như để đánh giá một dự án cần đảm bảo các chỉ tiêu như: giá trị hiện tại thuần NPV, tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR, tỉ suất hoàn vốn RR, tỉ số lợi ích- chi phí B/C, thời gian thu hồi vốn đầu tư… nhưng do đặc thù của ngành: mỗi một dự án thăm dò khai thác có những điều kiện khác nhau về điều kiện địa lý (trong đất liền, ngoài khơi), điều kiện khác nhau. Do đó cần có sự điều chỉnh hợp lý giữa các chỉ tiêu để tránh những quyết định sai lầm, tránh bỏ lỡ các cơ hội đầu tư.chính trị xã hội (phụ thuộc vào nước nhận đầu tư) dẫn đến sẽ có những dự án có đặc điểm kĩ thuật giống nhau nhưng lại có những điều kiện về tài chính
Bên cạnh đó, để đánh giá một dự án, không nên chỉ rập khuôn theo một quy trình nhất định: đánh giá sơ bộ, đánh giá tiền khả thi và đánh giá khả thi. Cụ thể:
- Trong một số dự án mà tiềm năng kinh tế đã rõ ràng thì bước đánh giá tiền khả thi có thể được thực hiện rút gọn, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
- Trong quá trình đánh giá dự án, cần phải đặt dự án trong một tổng thể, đánh giá ảnh hưởng của nó đến toàn bộ hệ thống.