Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 72 - 80)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

3.5.2. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước

Để thúc đẩy đầu tư của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam ra nước ngoài cần có các cơ chế khuyến khích, ưu đãi của nhà nước đối với Tập Đoàn và đặc thù đối với một số nền kinh tế (Bruney, LB Nga....), nhưng chính sách khuyến khích, ưu đãi của phía Việt Nam phải được sự ủng hộ và tạo thuận lợi từ phía bạn thông qua thỏa thuận hợp tác song phương giữa các Chính phủ liên quan đến thúc đẩy đầu tư lẫn nhau; hợp tác trao đổi thông tin thường xuyên, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước…).

3.5.2.1. Về công tác quản lý

- Khẩn trương xây dựng các đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài nghành Dầu Khí theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, có những giải pháp đột phá, mang tính chất ”cú hích”.

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư sang một số địa bàn trọng điểm ( Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức xúc tiến thích hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và đánh gia cơ hội đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm về dầu khí của các quốc gia tiềm năng.

Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nền kinh tế nơi tập đoàn dầu khí đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước liên quan các loại thông tin sau:

- Thông tin về các chính sách, luật pháp liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư trong lĩnh vực dầu khí. Thường xuyên cập nhật các thay đổi về luật pháp chính sách để cung cấp cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam;

- Định kỳ cung cấp các chỉ số kinh tế vĩ mô của nước sở tại: quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế…., quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.

3.5.2.2. Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước

a. Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư

- Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam- BIDV cho phép các dự án dầu khí vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi xuất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay cho các dự án của tập đoàn.

- Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại một số nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, LB Nga) trong các lĩnh vực dầu khí và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại.

b. Chính sách ưu đãi về thuế

Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các dự án khai thác dầu khí thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước. Cụ thể cho miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Lào, Camphuchia, Nga...

Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước.

3.5.2.3. Hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống pháp luật cho các dự án đầu tư dầu khí ra nước ngoài

Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, cần phải có hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ, rõ ràng và phủ hợp làm nên tảng pháp lý cho hoạt động quản lý của Nhà nước, làm cơ sở để các hoạt động đầu tư ra nước ngoài có thể tuân thủ được luật pháp quốc tế, luật pháp nước tiếp nhận đầu tư và cả luật pháp Việt Nam, tránh được những tùy tiện trong quản lý. Trên cơ sở đó Tập đoàn mới có thể hoạch định chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc tế.

- Tiến hành rà soát tất cả các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư liên quan đến đầu tư ra nước ngoài, từ đó điều chỉnh những nội dung không thống nhất, bãi bỏ những quy định trái với chính sách hoặc với luật, khắc phục những thủ tục gây phiền hà, không phù hợp với hợp tác quốc tế.

- Sửa đổi thủ tục đấu thầu các dự án. Các quy định hiện hành về đấu thầu và phê duyệt trao thầu chỉ có hiệu lực và phù hợp với các dự án trong nước. Đối với các dự án thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, Petrovietnam với tư cách là nhà thầu phải tuân thủ các quy định về đấu thầu của nước chủ nhà. Vì vậy chính phủ cần có những sửa đổi phù hợp, cho phép Tập đoàn dầu khí Việt Nam khi triển khai các dự án thăm dò khai thác ở nước ngoài được thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của nước chủ nhà và hợp đồng dầu khí đã được phê duyệt.

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn trong việc thực hiện thành công chiến lược thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, để có thể phát huy tính sáng tạo trong kinh doanh của Tập đoàn, chính phủ cần xem xét cho phép Tập đoàn được quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm trong việc mua cổ phần, mua tài sản (mỏ ) ở nước ngoài khi có cơ hội.

3.6. Kiến nghị

Từ những đánh giá về khó khăn, thuận lợi cùng với những phương hướng và mục tiêu, biện pháp cho hoạt động Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chúng em kiến nghị Tập đoàn nên sử dụng mô hình SWOT trong công tác phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của chính Tập đoàn, đồng thời cũng chỉ ra cơ hội, thách thức mà Tập đoàn sẽ gặp trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Sử dụng mô hình này, PVN sẽ có được cái nhìn vừa tổng quát vừa cụ thể về tất cả vấn đề trong môi trường kinh doanh nước ngoài cũng từ đó đề ra những chiến lược, phương hướng hoạt động có hiệu quả nhất, né tránh được rủi ro và gia tăng lợi nhuận cho tập đoàn và quốc gia.

3.7. Kết luận

Dầu khí đã và đang đóng vai trò nổi bật trong cán cân năng lượng của toàn thế giới cũng như từng bước khẳng định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Để đưa ngành Dầu khí trở thành ngành đầu tàu trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần nhanh chóng đưa ngành công nghiệp năng lượng này vươn ra thế giới qua các dự án đầu tư nước ngoài.

Qua những nghiên cứu thực tiễn về quá trình đưa ngành Dầu khí Việt Nam vươn ra thế giới thời gian qua cũng như kinh nghiệm quốc tế hóa của

một số tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới đã góp phần tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thực trạng đầu tư ra nước ngoài của tập đoàn dầu khí Việt Nam. Hiện nay, khi mà quá trình toàn cầu hóa đang trở thành một xu thế bùng nổ nhanh chóng trên thế giới thì vấn đề đầu tư ra nước ngoài cũng được các Chính phủ đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi. Những rào cản thương mại đã được bãi bỏ để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với việc ban hành nghị định 121/ 2007 NĐ- CP quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài nghành dầu khí là minh chứng rõ ràng về sự quan tâm khuyến khích hoạt động này của Chính Phủ Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi về môi trường luật pháp, kinh tế, chính trị ... của Việt Nam cũng như các nước tiếp nhận đầu tư thì sự đối nghịch giữa nhu cầu ngày một gia tăng và khả năng cung cấp dầu khí của Việt Nam ngày một cạn kiệt cũng là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy tập đoàn dầu khí đưa các dự án khai thác dầu ra các nước trong và ngoài khu vực như Malaixia, Nga, Algeria .... với quy mô vốn đầu tư ngày càng gia tăng và đa dạng hóa sản phẩm qua các dự án lớn. Đương nhiên trên bước đường trưởng thành và hội nhập, ngành Dầu khí là một ngành công nghiệp mang tính tầm cỡ, đòi hỏi vốn lớn công nghệ hiện đại. Nên trong quá trình phát triển, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không thể tránh khỏi những vấp váp, yếu kém, thậm chí tiêu cực. Những hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ lạc hậu đã dấn đến những khó khăn trong việc khai thác thông tin cũng như đánh giá chính xác hiệu quả các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, khung pháp lý cho hoạt động đầu tư dầu khí ở nước ngoài chưa được hoàn thiện đã gây ra sự chậm chễ trong quá trình thực hiện dự án và đưa đến những vướng mắc đang trở thành bài toán nan giải không chỉ với Tập đoàn, mà còn với ngành Dầu khí và các cấp quản lý Nhà nước từ Bộ đến Trung ương

Nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên đồng thời hướng đến tăng cường hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài theo hướng đồng bộ từ các hoạt động khai thác, tìm kiếm, thăm dò, vận chuyển, chế biến, dịch vụ xuất và nhập khẩu... Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa lĩnh vực và các phương thức đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện công tác đánh giá dự án cùng với các cơ quan quản lý Nhà nước trong những cố gắng cải thiện công tác quản lý và đồng bộ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn dầu khí Việt Nam

Với những kết quả đã đạt được của ngành trong những năm gần đây, cộng với những đường lối đúng đắn, những đổi mới trong tư duy, những tiến bộ trong công nghệ và quản lý. Tập đoàn Dầu khí và ngành Dầu khí Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển ngày càng nhanh hơn trước và quá trình hội nhập quốc tế sẽ nhanh chóng, để trở thành một ngành công nghiệp hiện đại ngang tầm khu vực.

Cuối cùng, do thời gian và trình độ có hạn nên những nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở khía cạnh tổng quan mà chưa thực sự sâu sát vào vấn đề cụ thể. Vì vậy, rất mong sự đóng góp tích cực của bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn khi đi vào thực tiễn Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn ! Nhóm tác giả

Các kí hiệu viết tắt:

1. ĐT RNN: Đầu tư ra nước ngoài 2. ĐTNN: Đầu tư nước ngoài: 3. DN: Doanh nghiệp

4. PVN: PetrolVietnam

5. FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6. GCNĐT: Giấy chứng nhận đầu tư.

Danh mục bảng:

Bảng Số

trang

Bảng 2.1: Bảng thống kê chi phí một số hạng mục của hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí

30 Bảng 2.2: Tổng mức vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2011

32 Bảng 2.3: Dự án đầu tư phân theo khu vực địa lý 36 Bảng2. 4: Tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài và số nước

nhận đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2010

37 Bảng2. 5: Quy mô vốn bình quân cho một dự án đầu tư ra

nước ngoài của PVN trong từng năm tính đến hết năm 2010

38 Bảng 2.6: Trữ lượng tiềm năng các lô dầu khí tại nước

ngoài

43 Bảng 3.1: Quy mô vốn dự kiến giai đoạn 2009-2015 66

Danh mục biểu đồ:

Biểu đồ Trang

Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn bình quân/dự án tính đến hết năm 2010

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của PVN

40

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình quản trị doanh nghiệp FDI-chủ biên Nguyễn Thị Hường-nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân

2. Giáo trình đầu tư –Khoa Kinh tế Đầu tư-Nhà Xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

3. Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp2005, Luật dầu khí năm 1993- 2000

4. Nghị định 108/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đầu Tư

5. Quyết định số 190/QĐ-TTg ngày 29-01-2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” 6. Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, Nghị định 78/2006/NĐ-CP, Nghị định121/2007/NĐ-CP, Nghị định 17/209/NĐ-CPcủa Văn phòng Chính phủ Việt Nam

7. Ấn phẩm Lịch sử nghành dầu khí Việt Nam phần thứ tư- Tập đoàn dầu khí Việt Nam (2006-2010)- NXB- www.pvn.vn/portal=newspage=file_list 8. Tạp chí dầu khí- số tháng 1- 2010- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

9. Báo cáo phân tích cổ phiếu ngành dầu khí

www.tas.com.vn/public/event/PTich_Dtu/TAS_PTich_DauKhi.pdf 10. Trang Web của Tổng cục thông kê: www.gso.gov.vn

11. Trang Web của tập đoàn đầu khí Việt Nam(PVN): www.pvn.vn trang Web của cục đầu tư nước ngoài: www.fia.mpi.gov.vn

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w