Quan điểm chung về ĐTRNN của chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

3.2.2. Quan điểm chung về ĐTRNN của chính phủ Việt Nam

Từ khi mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã thu hút và tiếp nhận rất nhiều vốn, dự án đầu tư trực tiếp từ nước vào trong nước, khiến cho tình hình kinh tế trong nước được cải thiện và nâng lên rất nhiều. Tuy nhiên, song song với quá trình thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, thì Chính phủ nước ta cũng bắt đầu có những bước đi vững chắc và phát triển trong việc đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn nhà nước. Sự mở rộng thị trường ra nước ngoài của một nền kinh tế là điều hoàn toàn bình thường, nó phù hợp với quy mô cũng như tốc độ phát triển của một nền kinh tế năng động như Việt Nam. Không những thế, kết hợp với quy luật cơ chế thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt đã đòi hỏi các DN trong nước tìm kiếm thị trường mới, thị trường tiềm năng hơn khi thị trường trong nước đã bão hòa. Nếu như đầu tư ra nước ngoài là đòi hỏi bắt buộc đối với các DN tư nhân, ngoài quốc doanh, thì việc đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn nhà nước thì vẫn còn là một vẫn đề mới mẻ và được cân nhắc khá kĩ

lưỡng. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi các tập đoàn nhà nước với bản chất là những công ty sử dụng vốn ngân sách của quốc gia, mà việc đầu tư ra nước ngoài thường có nhiều rủi ro cho nên nhà nước luôn rất thận trọng trong việc cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài cho các tập đoàn của mình.

Tuy nhiên, quan điểm về đầu tư ra nước ngoài của chính phủ Việt Nam trong các năm qua đã có rất nhiều thay đổi mang chiều hướng cởi mở và thông thoáng hơn, dần dần chuyển hướng từ thu hút mạnh mẽ đầu tư FDI từ nước ngoài vào trong nước sang hướng thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam. Nhằm mục đích thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư ra nước ngoài của mọi thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là các DN nhà nước nhằm thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân khi hoạt động đầu tư FDI của họ đã mang lại hiệu quả cao góp phần vào tăng tưởng kinh tế đất nước nói chung. Sau đây là một số thông tư, nghị định mà Chính phủ đã ban hành nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài:

- Nghị định 22/1999/NĐ-CP: Đây là nghị định đầu tiên mà chính phủ quy định về việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Nghị định này đã mở đường – đặt viên gạch đầu tiên cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trên bản bản đồ đầu tư FDI của thế giới. Tuy nhiên, Nghị định 22/1999/NĐ-CP chỉ quy đinh một số điều khoản cơ bản như: Đối tượng được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, điều kiện tham gia đầu tư, nội dung đầu tư…Tuy khá sơ sài nhưng nó đã chứng tỏ được nhận thức cũng như quan điểm rất sớm của của chính phủ Việt Nam trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đặt nền móng cho các nghị định, thông tư khác ra đời nhằm hỗ trợ về mặt pháp lý cho các DN Việt Nam trong hoạt động này.

- Nghị định 78/2006/NĐ-CP: đã mở rộng và đầy đủ, chi tiết hơn rất nhiều so với nghị định năm 1999, trong nghị định này thì Chính phủ đã nêu

khá rõ và đầy đủ các vấn đề đầu tư trực tiếp như: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, lĩnh vực đầu tư…ngoài ra còn có nhiều khoản mới được đưa vào như: triển khai dự án, quản lý của nhà nước…nó cũng đã cho thấy nhận thức hoàn thiện của chính phủ trong hoạt động này cũng như quan điểm vừa cởi mở vừa kiểm soát chặt chẽ hoạt động này nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động đầu tư trực tiếp cho nền kinh tế đất nước.

Nhìn chung, với việc ban hành hai thông tư quan trọng trên đã cho thấy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN trong nước. Quy mô, số lượng vốn, số dự án, lĩnh vực đầu tư… đã không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, điều này đã tác động mạnh mẽ đến cách nhìn nhận, quan điểm, thái độ của Chính phủ trong việc tạo điều kiện thông thoáng hơn nữa trong công tác hành chính, các chính sách ưu đãi giúp cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam đạt được những thành tựu lớn.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w