7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Từ láy trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
Nói đến những tranh thiên nhiên thông qua nghệ thuật miêu tả trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thì không có nhiều, và cũng không diễm lệ như những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Khác với cách miêu tả thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hầu hết thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chỉ xuất hiện trong quá trình miêu tả diễn biến tình tiết truyện. Về số lượng cũng không nhiều. Tuy nhiên những hình ảnh thiên nhiên ấy cũng gây một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc bởi nghệ thuật sử dụng từ láy của tác giả.
Sau khi từ biệt thầy dạy của mình Vân Tiên lên đường đến trường thi. Và đây là hình ảnh con đường trước mắt chàng:
Đoái nhìn phong cảnh thêm thương
Vơi vơi dặm cũ, lẻo đường còn xa.
Từ láy vơi vơi là kết quả của sự sáng tạo đặc biệt, vơi “Khơi, vùng biển ở xa
bờ, vị trí nước ở xa đất liền” [73, tr.1312], từ sự gần gũi với ngôn ngữ miền Nam tác giả đã tạo nên một nghĩa mới là thăm thẳm, mênh mông. Ở câu bát từ láy sáng tạo này được đặt ở đầu cùng dấu phẩy ở tiếng thứ tư đã cắt dòng thơ làm hai, ý thơ nhấn mạnh hơn hình ảnh con đường từ nhà của Vân Tiên cho đến giờ đã rất xa rồi mà con đường phía trước mặt đi tới kinh kỳ nơi ứng thí cũng còn xa lắm. Lời thơ cho người đọc cảm nhận rằng chàng Vân Tiên đang ở giữa chặng đường và biết bao vất vả gian nan đang chờ đón chàng.
Quả đúng như vậy trên đường đi thi Vân Tiên hay tin mẹ mất chàng vì trên đường vất vả, vì buồn khóc thương mẹ quá nhiều đến “khô héo lá gan” cho nên
chàng đã bị mù “Mịt mù nào thấy chi đâu, Chân đi đã mỏi mình đau như dần”. Và
khung cảnh thiên nhiên hiện ra trước mắt người Tiểu Đồng theo hầu của Vân Tiên:
Một mình nhắm trước xem sau
Xanh xanh bờ cõi, dàu dàu cỏ cây
Hai từ láy xanh xanh và dàu dàu tách dòng thơ làm hai vế và đều được đặt ở
đầu mỗi vế trong dòng thơ có tác dụng diễn tả bao trùm lên toàn bộ cảnh vật, không gian lúc này là sự hoang vắng, buồn tẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104
Tiểu Đồng lo lắng đi tìm thầy thuốc chữa cho chủ, giữa lúc đó mọi người đi
thi đã lũ lượt ra về, “Trịnh Hâm xem thấy lại kề hỏi thăm”, Vân Tiên kể lại sự tình,
Trịnh Hâm nghe xong rồi nói Vân Tiên ngồi đó còn mình cùng Tiểu Đồng vào rừng đi tìm thuốc chữa cho chàng. Tên Trịnh Hâm độc ác đã trói Tiểu Đồng vào gốc cây hòng cho hùm cọp ăn thịt, sau đó trở về nói với Vân Tiên rằng Tiểu Đồng đã bị cọp ăn và tiếp tục âm mưu hại Vân Tiên. Đây là khung cảnh thiên nhiên trước khi diễn ra hành động như phân tích của Trịnh Hâm:
Lênh đênh thuyền giữa biển đông
Riêng than một tấm cô bồng ngẩn ngơ
Đêm khuya lặng lẽ như tờ
Nghênh ngang sao mọc, mịt mờ sương bay
Trong hai câu lục bát có tới năm từ láy, trong đó 4 từ được tác giả sử dụng để miêu tả thiên nhiên. Bức tranh hiện ra là một con thuyền lênh đênh lẻ loi giữa biển
đông. Từ láy lặng lẽ diễn tả một không gian im lặng, không có một tiếng động. Tiếp
theo là hai từ nghênh ngang và mịt mờ tách câu bát làm thành một tiểu đối, đồng
thời được đảo lên vị trí đầu của mỗi vế đã gây sự chú ý đặc biệt của người đọc bởi
nhịp điệu và sức nhấn của lời miêu tả. Từ láy nghênh ngang vốn có nghĩa chỉ sự
choán hết chỗ, bất chấp trật tự chung, gây trở ngại cho việc đi lại, thường được gắn với sự vật, phương tiện đi lại của con người như xe cộ, võng giá… Hay một nghĩa khác là vênh vang muốn tỏ ra oai vệ, ngang nhiên làm những việc biết rằng có thể
bị phản đối [31, tr.258]. Ở đây tác giả gắn với hình ảnh sao mọc trong vế “Nghênh
ngang sao mọc” làm hiện lên một không gian bầu trời đầy sao không theo một trật
tự nào, như muốn choán toàn bộ bầu trời. Vế sau của câu bát với từ láy mịt mờ trong
“mịt mờ sương bay” lại vẽ ra một không gian mặt đất sương giăng nhiều làm mờ đi khung cảnh xung quanh như không còn nhìn rõ được nữa. Sự đối lập đã tạo lên bức tranh thiên nhiên có phần dữ dội, đem lại cảm giác bất ổn, không gian như báo trước một điều chẳng lành sẽ đến với nhân vật Vân Tiên, hay như ẩn chứa hành động xấu xa, độc ác của Trịnh Hâm. Hay câu:
Đêm khuya ngọn gió thổi lò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 105
Cũng trong một câu bát tác giả sử dụng đến hai từ láy khác nhau để miêu tả
khung cảnh thiên nhiên. Từ láy lác đác gợi tả sương rơi không nhiều, không dày
nhưng đem lại một cảm giác lạnh, còn lạnh lùng ở vế sau của câu bát có tác dụng
làm tăng thêm không khí lạnh lẽo cho không gian. Đây cũng là bức tranh thiên nhiên trên nền xuất hiện nhân vật Vân Tiên khi bị Võ công bỏ trong hang tối, một mình chàng nằm co bên tảng đá, chịu đói chịu khát.
Về phần Nguyệt Nga nàng vì không chịu lấy con trai Thái sư nên hắn oán hận, dâng lên vua kế sách đưa Nguyệt Nga sang cống vua Phiên để tránh chiến tranh xảy ra. Để giữ tấm chân tình với Lục Vân Tiên, nàng đã nhảy xuống biển tự vẫn cùng bức tượng nàng vẽ chàng, bức tranh thiên nhiên được miêu tả trước hành động này là:
Mười ngày đã tới ải đồng
Mênh mông biển rộng đùng đùng sóng xao
Đêm nay chẳng biết đêm nào
Bóng trăng vặc vặc, bóng sao mờ mờ.
Trong đoạn văn này cả hai câu lục đều nói về thời điểm, cả câu bát đều miêu
tả cảnh thiên nhiên trong những thời điểm đó, với bốn từ láy mênh mông, đùng
đùng, vặc vặc, mờ mờ trong hai câu bát mỗi câu hai từ, đặt đối nhau ở nhịp 4/4. Câu
bát thứ nhất hai từ láy mênh mông và đùng đùng được đặt ở đầu mỗi nhịp. Câu bát
thứ hai với hai từ láy vặc vặc và mờ mờ được đặt ở cuối mỗi nhịp như một vòng
khép kín có mở có đóng, tạo nên các âm hưởng đối nhau ở nhịp thơ nên làm cho hình ảnh thiên nhiên hiện ra vừa dữ dội vừa huyền bí.
Hẳn bạn đọc không thể quên được cái cảnh Nguyệt Nga bỏ trốn khỏi nhà của cha con Bùi Kiệm. Sau đây là bức tranh trên nền của hành động ấy:
Hai bên bờ bụi rậm rì
Đêm khuya vắng vẻ gặp khi trăng lờ
Lạ chừng đường sá bơ vơ
Có bầy đom đóm sáng nhờ đi theo
Qua truông rồi lại lên đèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106
Chỉ trong ba câu lục bát, sáu dòng mà tác giả sử dụng tới năm từ láy, trong đó chỉ có một từ chỉ hoàn cảnh của Nguyệt Nga “bơ vơ”, còn bốn từ láy dùng miêu tả cảnh vật. Cái khung cảnh ấy hiện ra có phần rùng rợn, ớn lạnh đối với một tiểu thư khuê các thường có người hầu theo sau. Giờ đây trong đêm khuya “lúc canh ba” vắng vẻ, không có trăng, hai bên đường cây cối rậm rạp đến mức chỉ còn thấy một
khối dày đặc “rậm rì”, chỉ có một mình nàng lần theo ánh sáng của bầy đom đóm
mà đi qua những vùng đất bỏ hoang “truông” rồi lại lên đèo, không gian yên lặng chỉ có tiếng dế kêu “giăng giỏi” như bào, như khoét sâu vào lòng người và sương rơi “lạnh lùng” thấu tâm can người trong cuộc.
Qua những dẫn chứng trên cho chúng ta thấy từ láy không chỉ có tác dụng xây dựng hình tượng nhân vật mà còn mang lại giá trị lớn trong việc miêu tả cảnh, những bức tranh thiên nhiên, góp phần vào việc xây dựng tình tiết cũng như diễn biến của truyện thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu.