Từ láy với giá trị gợi tả, biểu cảm trong Hịch

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 119 - 121)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3.3.Từ láy với giá trị gợi tả, biểu cảm trong Hịch

Nói đến giá trị gợi tả gợi cảm của từ láy ta không thể không nhắc tới biểu hiện

của nó trong tác phẩm Hịch đánh chuột. Có thể nói một trong những giá trị nổi bật

nhất của mảng thơ văn yêu nước chống Pháp chính là nội dung đánh vào bọn thực dân cướp nước và bè lũ tay sai và niềm tin vào một ngày mai bọn chúng sẽ bị quét sạch khỏi bờ cõi nước Nam. Nguyễn Đình Chiểu đã mượn “Hịch đánh chuột” để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 114

thực hiện tư tưởng đó. Tuy nhiên ông không phải ám chỉ mà nhờ giá trị gợi tả và gợi cảm của từ láy mà lời văn viết hiện lên rất rõ trong tâm tưởng của người đọc, chuột ở đây không phải là lũ nào khác.

- Nay có con chuột: lông mọc xồm xoàm;tục kêu chù lắt.

- Nghe hơi động vội vàng chạy mất, nhát quá mẹ cheo; chờ đêm khuya lén lút

rủ nhau, liến hơn cha khỉ.

- Gọi danh hiệu, chuột xạ, chuột lắt, chuột chù, chuột cống, anh em dòng họ

nhiều tên; tra quán chỉ ở nhà, ở ruộng, ở lạch, ở ngòi, bầu bạn non sông lắm lối.

- Lớn nhỏ răng đều bốn cái, ăn của người thầm kín biết bao nhiêu; vắn dài

râu mọc hai chia, vắng mặt chủ hung hăng đà lắm lúc.

Từ láy xồm xoàm là một từ có sức gợi tả lớn bởi nghĩa của nó thường gắn với

hình ảnh lông tóc, nhiều, rậm và xù lên. Sử dụng từ xồm xoàm tác giả đã miêu tả

chính xác hình ảnh của giống chuột. Mượn hình ảnh lũ chuột với thuộc tính luôn gây hại cho con người, tác giả đã khái quát lên bộ mặt thật của bè lũ bán nước và

cướp nước. Câu văn chứa từ láy xồm xoàm của Nguyễn Đình Chiểu này gợi cho

chúng ta nhớ tới câu văn của “ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết trào phúng Số Đỏ khi ông miêu tả chi tiết về đặc điểm trên khuôn mặt

của đám bọn người Tây đi đưa đám ma cụ Cố tổ “…trên mép và cằm đều đủ râu

ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm,

loăn quăn…”. Đặc biệt hình ảnh của chúng hiện rõ hơn với các từ láy có giá trị gợi

tả như: cử chỉ khi thì vội vàng, lúc thì lén lút cùng với thái độ bộc lộ bản chất độc ác

hung hăng, hành động “bầu bạn non sông lắm lối”, bộ mặt và bản chất của quân

xâm lược đã được hiện rõ.

- Nền xã tắc là nơi báo bổ, can chi mi đào lỗ đào hang? chốn miếu đường là

chốn thanh tân, cớ chi mi cắn màn cắn sáo.

- Ngao ngán bầy cái thân chuột thối, biết ngày nào Ô thước phanh phui; nực

cười thay cái bụng chuột tham, trông bao thủa Hoàng-hà ráo cạn.

Trước bộ mặt thật của chúng tác giả đã thể hiện rõ thái độ của mình bằng lời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 115

những câu hỏi đặt ra liên tiếp can chi? cớ chi? với mong ước “ngày nào Ô thước

phanh phui”. Và lời kêu gọi “Chớ để con nào sơ lậu, phải ra tay lấp lỗ tam bành; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đừng cho chúng nó sẩy ra, phải hết sức trừ đồ lục tặc”. Có lẽ một trong những nét

đặc trưng nhất trong ngôn ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu vẫn là sự hòa quện của hai yếu tố của ngôn ngữ toàn dân toàn dân và nét riêng Nam Bộ, khiến cho lời thơ, câu văn vừa quen, vừa lạ, vừa sâu sắc cũng vừa nôm na bình dị lạ thường. Trong hịch đánh chuột cũng vậy yếu tố Nam Bộ luôn được hòa quện vào yếu tố toàn dân, đã tạo ra một nét rất riêng, tác phẩm không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ mà còn là một vũ khí sắc bén, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh đuổi quân xâm lược.

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 119 - 121)