Tiêu chí về nội dung

Một phần của tài liệu Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục (Trang 28 - 30)

Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Tiêu chí về nội dung

Về nội dung, chúng tôi thường xem xét đánh giá nội dung giáo trình lý luận chính trị theo mấy tiêu chí sau đây:

- Tính khoa học, chuẩn mực của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính khoa học, chuẩn mực đòi hỏi nội dung giáo trình lý luận chính trị phải thể hiện được nội dung tri thức khoa học mang tính chính thống, chuẩn mực, nhất quán. Đối với giáo trình lý luận chính trị, tiêu chí này đòi hỏi nội dung phải phản ánh trung thành các quan điểm tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm đường lối chính sách của Đảng cũng như những nguyên lý lý luận đã được khẳng định...

- Tính cập nhật tri thức của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính cập nhật tri thức lý luận đòi hỏi nội dung của giáo trình lý luận chính trị phải kế thừa những thành tựu nghiên cứu lý luận mới, tiếp cận kịp thời những vấn đề lý luận mới của thời đại, những yêu cầu, đòi hỏi mới của công tác tư tưởng lý luận hiện nay. Đồng thời, tính cập nhật trong các

giáo trình lý luận chính trị còn đòi hỏi phải có quan điểm, thái độ rõ ràng, dứt khoát với những quan điểm lý luận sai trái, đả phá, phê phán một cách nghiêm túc khách quan trên cơ sở các luận cứ khoa học với sức thuyết phục cao...

- Tính sư phạm của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính sư phạm của giáo trình lý luận chính trị thể hiện ở việc bảo đảm những yêu cầu về khoa học sư phạm như tính tương thích, vừa sức phù hợp với trình độ, năng lực người học và yêu cầu phải đạt đến của bậc học, cấp học. Tính sư phạm đòi hỏi giáo trình lý luận chính trị phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học. Ngoài ra tính sư phạm còn đòi hỏi giáo trình lý luận chính trị phải phù hợp với phương pháp giảng dạy và học tập, môi trường giảng dạy, học tập, cách thức tổ chức nghiên cứu giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên...

- Tính thực tiễn của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính thực tiễn của giáo trình lý luận chính trị thể hiện hai phương diện:

Một là, phải phù hợp với thực tế đời sống xã hội Việt Nam, điều kiện

dạy và học của thày và trò và các phương tiện vật chất hỗ trợ giảng dạy học tập khác...

Hai là, tính thực tiễn phải có quan hệ hữu cơ với tính hiện dại. Mặc dù

thực tế nước ta còn là nước nghèo, lạc hậu, chậm phát triển nhưng không vì thế mà giáo trình của chúng ta lại lạc hậu mà phải ngang tầm với giáo trình của các nước phát triển. Đặc biệt giáo trình lý luận chính trị còn thể hiện tính chiến đấu, tính vượt trội về tư tưởng lý luận bảo đảm yêu cầu của lý luận tiền phong, dẫn đường, thể hiện đầy đủ nhất hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại.

Những tiêu chí nội dung cụ thể trên đã vận dụng phù hợp khi xem xét, đánh giá chất lượng để biên tập viên bắt tay vào biên tập nội dung của giáo

trình lý luận chính trị.

Một phần của tài liệu Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)