Biên tập nội dung

Một phần của tài liệu Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục (Trang 93 - 95)

VII. Nội dung nghiên cứu

Ở HỌC VIỆN CTQG HỒ CHÍ MINH

2.2.1. Biên tập nội dung

Giáo trình lý luận chính trị là các sách được viết theo phong cách khoa học. Do vậy, công tác biên tập giáo trình lý luận chính trịđòi hỏi người biên tập phải nắm chắc

đặc trưng phong cách khoa học, để từđó có thểđáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất.

Phong cách khoa học trong các giáo trình lý luận chính trị có những đặc trưng sau: - Ngôn ngữ trong giáo trình lý luận chính trị phải đạt tính trừu tượng - khái quát cao, bởi vì khoa học chính trị, tư tưởng phải thông qua khái quát hoá, trừu tượng hoá để

nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan.

- Việc sử dụng ngôn ngữ trong các giáo trình lý luận chính trị cũng đòi hỏi tính lôgíc nghiêm ngặt, bởi vì để gợi mở trí tuệ và thuyết phục bằng lý tính, lời trình bày, cách suy luận phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy lôgíc hình thức đến tư duy lôgíc biện chứng.

- Tính chính xác - khách quan cũng là một yêu cầu nhất thiết phải có trong các giáo trình lý luận chính trị. Khoa học yêu cầu phản ánh chính xác, khách quan, chân thực các quy luật của tự nhiên và xã hội. Tính chính xác là tính một nghĩa trong cách hiểu, nó đòi hỏi không được tạo ra sự khác biệt giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt.

Từ những đề dẫn lý thuyết khái quát trên, cần đi sâu vào từng mặt, từng cấp độ cụ

thểđể vận dụng vào công tác biên tập, bởi vì biên tập là một công việc thực tế và “va chạm” trực tiếp với chữ nghĩa. Ý thức được về chuẩn phong cách khoa học chính trị, tư

tưởng là một vấn đề, nhưng còn cần phải có phương án thay thế câu chữ khi cần thiết cũng vô cùng quan trọng. Bởi vậy, từ cấp độ nhỏ nhất của ngôn ngữ trong sách vở là từ

ngữ, đến những cấp độ lớn hơn là câu, đoạn, (mục, chương) và toàn văn bản, người biên tập phải có thái độ làm việc hết sức nghiêm túc để có thể xử lý những tình huống ngôn ngữđặt ra.

- Về từ ngữ, thành tố quan trọng nhất ở các giáo trình lý luận chính trị là các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng phổ biến, ví dụ: quyền dân sự, quyền chính trị; quyền xã hội, quyền văn hóa; quyền tự do thụđộng và quyền tự do chủđộng; toàn cầu hoá tích cực, toàn cầu hoá tiêu cực; điều tiết chính trị, thiết chế xã hội... Biên tập viên cần nắm các thuật ngữ này, vì trong nhiều trường hợp, vì nhiều lý do mà các thuật ngữ bị dùng

có một sự nhạy cảm với từ ngữ và khi nghi ngờ một thuật ngữ nào đó, biên tập viên cần tra cứu từđiển hoặc tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn.

Đồng thời, trong các giáo trình lý luận chính trị cũng dùng các từ ngữ khoa học chung. Nói chung đó là từ ngữ trừu tượng, đa phong cách, sắc thái trung hòa, được dùng

ở ý nghĩa khái quát. Tuy nhiên, một số tác giả, tuy không phải là không ý thức về chuẩn phong cách, nhưng đôi khi do “cảm hứng” quá mạnh mà đưa các từ ngữ đời sống vào bản thảo (bởi ngôn ngữđời sống luôn có khả năng diễn đạt cảm hứng tốt nhất!). Do đó, trong bản thảo có những chỗ không đảm bảo các yêu cầu về phong cách, biên tập viên buộc phải điều chỉnh.

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, từ ngữ của phong cách khoa học chỉ được phép hiểu một nghĩa và là nghĩa đen. Vì thế các trường hợp sử dụng từ có tính chất tu từ, hình tượng, bóng bẩy, dễ khiến người khác suy luận theo nhiều cách thì biên tập viên phải “canh gác” thật chặt chẽ.

- Về cú pháp, khi làm việc với một văn bản cụ thể, biên tập viên cần nắm vững những tiêu chuẩn cơ bản quyết định một câu văn là tốt, mẫu mực, để có cái nhìn bao quát, có hệ thống, từ đó dễ xác định được phương hướng đúng đắn trong việc rèn luyện kỹ năng tri giác văn bản và biên tập văn bản nói chung.

Một câu văn phong cách khoa học tốt phải đảm bảo được tính chính xác. Tính chính xác của câu văn trong giáo trình lý luận chính trị thường được dùng để chỉ sự phù hợp hoàn toàn của các phương tiện ngôn ngữ thuộc lĩnh vực chính trị, tư tưởng với những vấn đề khoa học vốn được diễn đạt bằng những phương tiện đó. Những phương tiện ngôn ngữđược coi là chính xác phải phản ánh thực tếđược một cách sát đúng nhất,

đồng thời cũng phản ánh được chủ quan của người nói một cách thích hợp nhất. Để

biên tập được chính xác, cần rèn luyện để hiểu biết ngôn ngữ, biết một từ khi nào là phù hợp hay không phù hợp, và có khả năng đưa ra những sự thay thế chính xác.

- Tính đúng đắn của câu văn khoa học là một tiêu chí nữa. Nghĩa là các câu ấy cần tuân thủ chuẩn mực của ngôn ngữ văn hoá hiện đại, đó là các quy tắc về dùng từ, đặt câu, để từ đó cấu tạo đoạn mạch, kết cấu toàn bộ văn bản... Lối diễn đạt cầu kỳ, rắc rối, cách trình bày mơ hồ, lỏng lẻo cần phải khắc phục. Vì thếở các văn bản này, không thể

dùng những câu văn bay bổng du dương, có nhịp điệu hoặc nhạc tính. Việc sính dùng những câu chữ văn vẻ trong văn phong khoa học đôi khi người viết không kiểm soát

được chính ý của mình.

- Hiện nay, khi các ngoại ngữ bắt đầu được dùng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là tiếng Anh, thực tếđã xảy ra tình trạng là văn Việt bị viết theo lối Tây, đọc lên nghe trúc trắc, rườm rà, cũng là điều cần tránh.

những câu thiếu thành phần chủ ngữ, và vì phổ biến quá đến nỗi nhiều người không ý thức được như thế là sai. Trong biên tập chúng tôi có thể thường xuyên bắt gặp.

Một phần của tài liệu Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)