MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA, GIÁO TRÌNH

Một phần của tài liệu Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục (Trang 154 - 158)

- Tính sư phạm

MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA, GIÁO TRÌNH

SÁCH GIÁO KHOA, GIÁO TRÌNH

Nhà xuất bản Lý luận chính trị được thành lập ngày 1-11-2003 theo Quyết định số 650/QĐ ngày 20-10-2003 của Giám đốc Học viện, là đơn vị sự nghiệp có thu với các chức năng sau:

- Xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị thuộc các hệ lớp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, kỷ yếu hội thảo khoa học mà Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các đơn vị thuộc Học viện là chủ đề tài.

Như vậy, một trong những chức năng cơ bản của Nhà xuất bản Lý luận chính trị là tổ chức xuất bản sách giáo khoa, giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập cho các hệ lớp thuộc hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Bản thảo mà cán bộ, biên tập viên Nhà xuất bản thường xuyên tiếp cận và xử lý hiện nay chủ yếu là các bản thảo thuộc giáo trình, giáo khoa các môn học lý luận chính trị. Thao tác đầu tiên mà bất kỳ một cán bộ biên tập nào khi tiếp cận cũng phải thực hiện là đưa ra các nhận xét đánh giá tổng quát về bản thảo mà mình biên tập. Việc nhận xét đánh giá dựa trên

Vũ Tiến Hùng

những tiêu chí nào, đây là vấn đề cần phải có nhận thức thống nhất. Đối với bản thảo sách giáo khoa, giáo trình có thể có rất nhiều tiêu chí để đánh giá.

Về cơ bản, chúng ta có thể chia các tiêu chí đánh giá ra thành mấy loại sau đây:

- Tiêu chí về nội dung;

- Tiêu chí về phương pháp trình bày kiến thức;

- Tiêu chí về việc thực hiện các chức năng cơ bản của sách giáo khoa, giáo trình.

- Tiêu chí về ngôn ngữ sách giáo khoa, giáo trình.

Mỗi loại tiêu chí trên lại bao gồm nhiều nội dung với các yêu cầu và đòi hỏi khác nhau.

1. Tiêu chí về nội dung

Về nội dung, người ta thường xem xét đánh giá nội dung sách giáo khoa, giáo trình theo mấy tiêu chí sau đây:

- Tính khoa học, chuẩn mực của sách giáo khoa, giáo trình; - Tính cập nhật tri thức của sách;

- Tính sư phạm của sách;

- Tính thực tiễn Việt Nam của sách giáo khoa, giáo trình.

+ Tính khoa học, chuẩn mực đòi hỏi nội dung sách giáo khoa, giáo trình phải thể hiện được nội dung tri thức khoa học mang tính chính thống, chuẩn mực, nhất quán. Đối với sách giáo khoa, giáo trình lý luận chính trị, tiêu chí này đòi hỏi nội dung sách phải phản ánh trung thành các quan

điểm tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm đường lối

chính sách của Đảng cũng như những nguyên lý lý luận đã được khẳng định...

+ Tính cập nhật tri thức lý luận đòi hỏi nội dung sách giáo khoa, giáo trình phải kế thừa những thành tựu nghiên cứu lý luận mới, tiếp cận kịp thời những vấn đề lý luận mới của thời đại, những yêu cầu, đòi hỏi mới của công tác tư tưởng lý luận hiện nay. Đồng thời tính cập nhật trong các sách giáo trình, giáo khoa lý luận chính trị còn đòi hỏi phải có quan điểm, thái độ rõ ràng, dứt khoát với những quan điểm lý luận sai trái, đả phá, phê phán một cách nghiêm túc khách quan trên cơ sở các luận cứ khoa học với sức thuyết phục cao...

+ Tính sư phạm của sách giáo khoa, giáo trình thể hiện ở việc bảo đảm những yêu cầu về khoa học sư phạm như tính tương thích, vừa sức phù hợp với trình độ, năng lực người học và yêu cầu phải đạt đến của bậc học, cấp học; tính sư phạm đòi hỏi sách giáo khoa, giáo trình phải phù hợp

với đặc điểm tâm sinh lý người học. Ngoài ra tính sư phạm còn đòi hỏi

sách giáo khoa, giáo trình phải phù hợp với phương pháp giảng dạy và học tập, môi trường giảng dạy, học tập, cách thức tổ chức nghiên cứu giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên...

+ Tính thực tiễn Việt Nam của sách giáo khoa, giáo trình thể hiện hai phương diện:

Một là, phải phù hợp với thực tế đời sống xã hội Việt Nam, điều kiện

dạy và học của thày và trò và các phương tiện vật chất hỗ trợ giảng dạy học tập khác...

Hai là, tính thực tiễn Việt Nam phải có quan hệ hữu cơ với tính hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đại. Mặc dù thực tế nước ta còn là nước nghèo, lạc hậu, chậm phát triển nhưng không vì thế mà sách giáo khoa, giáo trình của ta lại lạc hậu mà phải ngang tầm với giáo khoa, giáo trình của các nước phát triển. Đặc biệt giáo trình, giáo khoa sách lý luận chính trị còn thể hiện tính chiến đấu, tính vượt trội về tư tưởng lý luận bảo đảm yêu cầu của lý luận tiền phong, dẫn đường, thể hiện đầy đủ nhất hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại.

Những tiêu chí nội dung cụ thể trên phải được nghiên cứu, vận dụng phù hợp khi xem xét, đánh giá chất lượng sách giáo khoa, giáo trình lý luận chính trị.

2. Tiêu chí về phương pháp trình bày kiến thức

Về phương pháp trình bày kiến thức của sách giáo khoa, giáo trình người ta thường đề cập đến các nội dung cụ thể sau đây:

- Hệ thống kiến thức được trình bày trong sách có nhất quán, lôgíc chặt chẽ không;

- Phong cách thể hiện và cách diễn đạt có phù hợp không? - Kết cấu nội dung có hợp lý không?

- Việc phân chia các phần, chương, mục, tiểu mục nội dung có thống nhất không?

- Mối quan hệ và tính liên thông giữa các phần, chương, bài, mục, tiểu mục?

Một trong những vấn đề quan trọng trong phương pháp trình bày sách giáo khoa, giáo trình là nội dung của sách có được trình bày theo quan điểm tích hợp hay không? Quan điểm tích hợp được nhìn nhận và hiểu trên nhiều góc độ.

Ở đây, chúng tôi xin lưu ý đến ba điểm chủ yếu:

+ Một là tính hệ thống, chặt chẽ, nhất quán trong trình bày kiến thức; + Hai là phạm vi bao quát và tính khoa học, đầy đủ, tương thích của nội dung. Điểm này với sách giáo khoa, giáo trình lý luận chính trị là rất quan trọng, vì trên thực tế việc phân định giới hạn nội dung của mỗi môn học rất khó khăn, khoảng giáp ranh, liên thông giữa các môn rất dễ bị lạm dụng nên thường dẫn đến trùng lặp nội dung giữa các môn.

bày kiến thức riêng, vì vậy cần chú ý đến đặc điểm, tính chất và sắc thái riêng của từng môn học mà quyết định phương pháp trình bày kiến thức của môn đó như thế nào.

Một phần của tài liệu Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục (Trang 154 - 158)