Đánh giá thực trạng chất lượng giáo trìn hở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục (Trang 61 - 73)

c) Thiết kế bìa sách

2.5. Đánh giá thực trạng chất lượng giáo trìn hở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trong năm học 2006-2007, Nhà xuất bản Lý luận chính trị đã gửi phiếu điều tra để tìm hiểu nhu cầu thực tế của các học viên. Qua điều tra bằng phiếu hỏi cho thấy:

* Câu hỏi 1: Xin ông (bà) vui lòng cho biết giáo trình do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản đạt được các tiêu chí nào (về nội dung khoa học)?

Với kết quả ý kiến đánh giá, chúng tôi thấy rằng đa số ý kiến đánh giá cho thấy về nội dung khoa học, giáo trình do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Đặc biệt là có tới 49% ý kiến đánh giá là khá. Song, cũng có tới 27% cho rằng nội dung khoa học trong ấn phẩm của Nhà xuất bản chỉ đạt trung bình.

Từ kết quả trên có thể thấy, nội dung khoa học của giáo trình do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản còn phải được đổi mới. Kết quả điều tra này chính là một căn cứ thực tiễn thuyết phục để Nhà xuất bản kiến nghị Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong quá trình điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo cũng như việc biên soạn, tái bản hệ thống giáo trình.

* Câu hỏi 2: Xin ông (bà) vui lòng cho biết giáo trình do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản về hình thức đạt được các tiêu chí nào?

Kết quả:

Qua sự đánh giá cho thấy lượng giáo trình đã xuất bản, về hình thức ấn phẩm đã được bạn đọc đánh giá cao (tốt: 27% và khá: 55%).

Đây cũng là sự ghi nhận bước đầu việc Nhà xuất bản có sự đầu tư cho vấn đề in ấn, làm bìa.

* Câu hỏi 3: Theo ông (bà) Nhà xuất bản Lý luận chính trị cần phải chú trọng hơn nữa vào các nội dung cụ thể nào?

Kết quả:

Qua điều tra, số lượng độc giả yêu cầu cao về nội dung khoa học của giáo trình chiếm tới 62%. Điều này cho thấy Nhà xuất bản cần phải chú trọng hơn nữa về vấn đề này. Đây sẽ là vấn đề sống còn của các ấn phẩm. Nó sẽ giúp thương hiệu của Nhà xuất bản Lý luận chính trị chiếm lĩnh được thị trường độc giả ngày một nâng cao về trình độ.

Câu hỏi 4: Theo ông (bà) giá sách của Nhà xuất bản Lý luận chính trị so với các nhà xuất bản khác như thế nào?

Qua điều tra thực tế chúng ta có thể thấy giá sách của Nhà xuất bản là phù hợp với nhu cầu của bạn đọc. Trong giai đoạn giá giấy công in tăng, đây là sự đánh giá những cố gắng lớn về giá thành ấn phẩm của Nhà xuất bản. Đây cũng là điều kiện để sách của Nhà xuất bản có thể chiếm lĩnh được thị trường.

Dưới đây chúng tôi tập trung đề cập đến chất lượng giáo trình của Học viện do Nhà xuất bản Lý luận chính trị ấn hành với các vấn đề chủ yếu sau:

* Nội dung khoa học

- Ưu điểm:

Về cơ bản, các bộ giáo trình của Học viện đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ của các đơn vị kiến thức. Kiến thức được tổng kết theo vấn đề hay chuyên mục, sau đó được khái quát có tính quy luật. Nhờ vậy, học viên rèn luyện được về kỹ năng nhận thức.

Các bộ giáo trình đã đảm bảo tính cơ bản và tối thiểu (giáo trình dùng để dạy và học), có sự mở rộng và chuyên sâu. Kiến thức đưa vào giáo trình có tính thiết thực, hiện đại, chọn lọc hoặc nêu kiến giải mới.

- Nhược điểm:

Ở một số giáo trình, đôi chỗ cách trình bày còn chưa thống nhất; nội dung kiến thức đôi chỗ còn bị trùng lặp. Đôi chỗ giải thích còn thiếu chính xác. Vẫn còn hiện tượng chưa thống nhất về cách viết các ký hiệu, thuật ngữ khoa học, tên các nhà bác học, nhân vật lịch sử, địa danh nước ngoài trong sách cùng bộ môn, giữa các bộ môn, gây khó khăn trong việc tra cứu.

Những môn khoa học thường có sự thay đổi về các chỉ số (kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế...) vẫn còn có số liệu chưa cập nhật, có giáo trình còn để số liệu thống kê từ nhiều năm trước. Một số giáo trình còn sai sót về kỹ thuật chế bản (thiếu dấu, sai số và từ) những chưa được đính chính kịp thời.

* Chất lượng sư phạm, mỹ thuật

- Ưu điểm:

Hệ thống kiến thức ở nhiều cuốn giáo trình mang tính lôgíc cao, chặt chẽ đã giúp học viên sau khi sử dụng có thể hệ thống hóa các kiến thức cơ bản.

Nhìn chung, cấu trúc các bộ giáo trình là hợp lý; mỗi chương, mục, phần được trình bày súc tích. Minh họa, biểu bảng, hình vẽ của một số giáo trình hợp lý.

Tất cả các bìa giáo trình được in mầu, trình bày đẹp, trang nhã hợp lý. Có nhiều bìa chững chạc, bề thế đã tạo ra phong cách đặc thù của Học viện và thương hiệu của Nhà xuất bản. Bìa sách đã dần dần thể hiện được đặc trưng của bộ môn, gây được ấn tượng cho người đọc, tạo ý thức trân trọng, giữ gìn sách.

Ruột sách được in sáng sủa, rõ ràng, dung lượng chữ, cỡ chữ trong một trang vừa phải nên dễ đọc.

- Nhược điểm:

Một số giáo trình còn nặng về cung cấp kiến thức, ít chú ý hướng dẫn về phương pháp (phương pháp suy luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề). Một số cuốn giáo trình đôi chỗ ngôn ngữ chưa chuẩn xác, còn nặng tư duy lý thuyết, còn có nhiều câu phức hợp, câu dài làm người đọc khó hiểu, khó nhớ. Một số trích dẫn còn sai sót về số trang, tập, năm xuất bản v.v..

* Năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của biên tập viên

Một trong những nhân tố cơ bản quyết định chất lượng và hiệu quả xuất bản giáo trình lý luận chính trị là đội ngũ cán bộ biên tập xuất bản, ở chính năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của họ.

Nhà xuất bản Lý luận chính trị. Số lượng và chất lượng của đội ngũ này là nhân tố góp phần quyết định chất lượng hoạt động của nhà xuất bản. Những năm qua, Nhà xuất bản đã rất quan tâm đến việc tuyển lựa, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ biên tập.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ biên tập viên đã có trình độ chuyên môn khá, tay nghề ngày càng được nâng cao. Song, cũng phải nói rằng vẫn còn một số biên tập viên chưa thực sự thích ứng với yêu cầu mới của hoạt động xuất bản, một số khác do phải làm việc “quá tải”, một năm đứng tên biên tập vài chục tên sách thì sự gia công cho bản thảo, chất lượng sản phẩm quả là điều khó đảm bảo.

Rõ ràng, vấn đề tiêu chuẩn cán bộ biên tập, chất lượng đội ngũ biên tập viên của Nhà xuất bản hiện nay đang còn nhiều vấn đề phải bàn luận. Thực tế ai cũng biết biên tập một cuốn sách y học phải có kiến thức nhất định về ngành y, biên tập một cuốn sách giáo khoa phải có kiến thức sư phạm... Nhưng ai cũng thấy hiện nay, không chỉ ở Nhà xuất bản Lý luận chính trị mà còn ở nhiều nhà xuất bản, việc sử dụng trái chuyên môn không phải là hiếm!

Cũng có quan điểm cho rằng cán bộ biên tập chủ yếu là phải có nghiệp vụ biên tập xuất bản, còn kiến thức chuyên ngành sẽ từng bước trang bị, bổ sung. Quan niệm như vậy không hẳn là sai; song tiếc thay nhiều cán bộ biên tập bị công việc “cuốn hút” mà vẫn “trắng” về lĩnh vực chuyên môn của những cuốn sách mà mình biên tập... Vậy nên quan niệm về nghề biên tập xuất bản như thế nào, tiêu chuẩn của biên tập viên ra sao cho thích ứng với điều kiện xuất bản giáo trình ở Học viện hiện nay.

Dưới góc độ một đề tài khoa học, chúng tôi xin được nêu ra một số vấn đề sau:

biên tập phải là những người có tay nghề ở một trình độ nhất định. Để có nghề, cần phải học, có thể học bằng nhiều cách: học qua trường lớp, học trong thực tiễn và kết hợp giữa học qua trường lớp với học qua thực tiễn. Vấn đề cần quan tâm ở đây là, biên tập viên xuất bản là một nghề tương đối đặc biệt đòi hỏi những tố chất nghề nghiệp riêng.

Thực tế cho thấy không phải cứ được đào tạo là hành nghề tốt được. Nghề này đòi hỏi tư chất và năng khiếu nhất định. Tư chất nghề nghiệp thể hiện ở bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chuyên môn của người biên tập. Nếu không có quan điểm chính trị đúng đắn, lập trường tư tưởng vững vàng cộng với khả năng am hiểu về lĩnh vực chuyên môn mà mình biên tập thì không thể làm tốt công tác biên tập được. Năng khiếu nghề nghiệp được biểu hiện ở khả năng nhanh nhạy trong phát hiện vấn đề; sự tinh tế trong xử lý các mối quan hệ, sự nhanh nhạy trong giao tiếp; sự sáng tạo, năng động trong công việc; khả năng thuyết phục lôi kéo người khác và sự cần cù mẫn cảm trong công việc...

Người làm công tác biên tập không chỉ đơn thuần là “bà đỡ” cho sự ra đời của tác phẩm, mà ở một chừng mực nhất định họ còn tham gia vào việc “chế tác” ra những sản phẩm tinh thần. Điều này đòi hỏi cán bộ biên tập phải phấn đấu để ranh giới giữa mình và tác giả chỉ là tương đối. Như vậy, biên tập xuất bản không phải là một nghề đơn giản, bản thân nghề này không chỉ đòi hỏi ở sự thành thạo nghiệp vụ xuất bản mà còn phải có trình độ chuyên môn, khả năng công tác... ở những mức độ nhất định. Hơn nữa, sự thành thạo nghiệp vụ của nghề biên tập lại hoàn toàn không thể tách rời lĩnh vực chuyên môn không có trình độ chuyên môn khoa học thì cũng không thể thành thạo được nghiệp vụ.

Hai là, người cán bộ biên tập khi xem xét hoạt động của họ trong quá trình tổ chức sản xuất ra các xuất bản phẩm, thì họ là những người trực tiếp

tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Chu kỳ vận động của sản phẩm từ khi có ý đồ sản xuất (kế hoạch đề tài) đến khi có sản phẩm đưa ra phục vụ, một khoảng thời gian đáng kể do cán bộ biên tập trực tiếp tiến hành (khâu biên tập bản thảo).

Ở góc độ này, biên tập viên là những người trực tiếp sản xuất. Điều này đòi hỏi biên tập viên phải nắm chắc quy trình công nghệ xuất bản, am hiểu tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, khả năng xử lý mọi ách tắc trong toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm. Đây là yêu cầu rất cao nhưng cũng rất cần thiết đối với cán bộ biên tập hiện nay, đòi hỏi cán bộ biên tập phải có năng lực tổng hợp.

Ba là, trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động xuất bản không còn được bao cấp, sản phẩm của hoạt động xuất bản cũng là một hàng hóa, người cán bộ biên tập cũng đồng thời là người sản xuất hàng hóa. Thực tế trên đòi hỏi cán bộ biên tập phải am hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm, nắm được nhu cầu thị trường, có khả năng tính toán để hoạt động xuất bản có hiệu quả.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng đây là một hàng hóa đặc biệt, một lĩnh vực kinh doanh đặc thù. Không thể vì lợi ích kinh tế mà bất chấp giá trị xã hội, đồng thời cũng không phải “nhắm mắt” làm bừa bất chấp hiệu quả kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta không thể chấp nhận mẫu hình người cán bộ biên tập chỉ biết cắm cúi vào việc gia công gọt giũa bản thảo mà không nắm được nhu cầu thị hiếu bạn đọc, khả năng thanh toán của xã hội và những vấn đề kinh tế nảy sinh. Rõ ràng chính trị và kinh tế, kinh tế và văn hóa, lợi ích kinh tế và sự tiến bộ xã hội.... phải được kết hợp chặt chẽ, hài hòa với nhau. Đây là điều mà các biên tập viên không được sao lãng!

trọng và là “hành trang” không thể thiếu được của các hệ học viên. Biên tập viên là những người trực tiếp tham gia vào việc sản xuất và cung cấp “công cụ” quý giá đó. Một yêu cầu có tính nguyên tắc đối với chúng ta là không được phép tạo ra những “công cụ”, “hành trang” kém phẩm chất. Bởi lẽ những “công cụ”, “hành trang” kém phẩm chất đó không chỉ tác hại đến một hoặc một số người, một thế hệ mà có tác hại rộng lớn có thể qua nhiều thế hệ. Hơn nữa, khắc phục di hại của nó không phải dễ dàng và nhanh chóng mà rất khó khăn, phức tạp và lâu dài...

Biên tập viên không chỉ có nhiệm vụ hạn chế, ngăn ngừa mà phải tích cực góp phần tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm tinh thần hữu ích và quý giá không chỉ cho hôm nay mà còn cả mai sau. Muốn vậy người cán bộ biên tập phải có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, đặt lợi ích của Học viện, của Nhà xuất bản lên trên hết. Người cán bộ biên tập không chỉ có trách nhiệm với mình mà trước hết phải có trách nhiệm với mọi người, vì mọi người. Lương tâm và trách nhiệm của người làm xuất bản được thể hiện ở chất lượng các bộ giáo trình, các “công cụ”, “hành trang” mà mình góp phần tạo ra cho Học viện.

Vì vậy, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương quý trọng con người, trách nhiệm trước xã hội... là những yếu tố tạo dựng tính nhân văn của nghề biên tập mà mỗi cán bộ biên tập phải luôn trau dồi, phấn đấu...

Mỗi nghề nghiệp đòi hỏi những tiêu chí, nhân cách cán bộ phù hợp. Trong mỗi thời đại phát triển, mỗi giai đoạn cụ thể của cách mạng, các tiêu chí và nhân cách đó cũng có những yêu cầu riêng. Trong thời đại bùng nổ thông tin và văn minh trí tuệ, dưới tác động của cơ chế thị trường, những tiêu chí nhân cách cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị cũng có thêm những đòi hỏi mới.

Tiêu chí và nhân cách nghề nghiệp nói ở đây là tổng hợp những mặt bản chất và những nét riêng biệt của cán bộ biên tập loại sách này biểu hiện qua hành động của họ, trong đó gồm hai mặt chủ yếu là trí tuệ và phẩm chất của người biên tập.

Những tiêu chí cơ bản tạo nên năng lực và phẩm chất người biên tập viên loại sách này là:

-Biên tập viên giáo trình, sách lý luận chính trị của Nhà xuất bản Lý luận chính trị cũng đồng thời là những cán bộ chính trị

Bởi lẽ, mọi hoạt động nghề nghiệp của họ đều nhằm mục đích giáo dục ý thức tự giác chính trị cho quần chúng. Nội dung xuất bản phẩm mà họ biên tập là những vấn đề mang tính chính trị trực tiếp. Do vậy, cái quyết định chất lượng nội dung sách, quyết định hiệu quả của công tác biên tập, xuất bản chính là phẩm chất chính trị của biên tập viên.

Phẩm chất chính trị của biên tập viên còn thể hiện ở sự nhạy bén chính trị, có những xử lý mau lẹ trước những diễn biến thời sự chính trị để giải quyết các công việc cụ thể trong biên tập. Phẩm chất này thể hiện như một năng khiếu của cán bộ chính trị, tạo ra những ứng xử mềm dẻo, khôn ngoan được coi như nghệ thuật trong hoạt động chính trị.

- Biên tập viên giáo trình, sách lý luận, chính trị của Nhà xuất bản Lý luận chính trị cũng đồng thời là những nhà khoa học, phải có trình độ lý luận, có phương pháp nghiên cứu khoa học

Bởi lẽ, chức năng của biên tập viên là tổ chức sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần. Họ không phải là người “chạy tin”, là “con thoi” liên lạc giữa

Một phần của tài liệu Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)