Đặc điểm kinh tế xã hội và hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 28 - 31)

1.8.3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của quận có nhiều tiến bộ, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội nhìn chung đạt khá cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận luôn duy trì ở mức cao (bình quân trên 16%/năm), nhiều chỉ tiêu phát triển ngành, lĩnh vực đóng góp lớn vào sự phát triển chung của thành phố.

Các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng mạnh, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân tính trên địa bàn quận đạt trên 17% giai đoạn 2006 – 2013.

Hệ thống các chợ trên địa bàn quận đã được quy hoạch và đầu tư phát triển: chợ An Thới, Bình Thủy, Hồi Lực, Phó Thọ, các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá, hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất, mua bán, tiêu dùng của người dân.

Quận có 7 di tích lịch sử cấp quốc gia và 1 di tích cấp thành phố. Bên cạnh đó, quận đang hình thành các vườn sinh thái để phát triển du lịch, hiện có 6 hộ kinh doanh, trong đó có 2 hộ kinh doanh hiệu quả, 4 hộ tham gia vườn vệ tinh. Đây là một trong những tiềm năng rất lớn trong tương lai để quận đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ du lịch.

Nông nghiệp của quận đã hình thành và phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị với các sản phẩm chủ lực là bò sữa, rau, hoa, cây cảnh.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đã được đầu tư, nâng cấp, góp phần phát triển kinh tế của quận và thành phố: sân bay Cần Thơ, cảng Hoàng Diệu, hệ thống đường giao thông: QL91B, đường Võ Văn Kiệt, đường trong các khu dân cư…

Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, nhà thông tin khu vực đã đang được đầu tư nâng cấp, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Bên cạnh đó, quận cũng gặp không ít khó khăn. Các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp phụ trợ trên địa bàn quận chưa phát triển mạnh.

15

Chất lượng phát triển đô thị chưa đều: Phát triển đô thị có sự thiếu đối xứng về phân bố các trục kinh tế - đô thị, khu vực đô thị phát triển mới tập trung ở các phường trung tâm: Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc, Trà An, Bùi Hữu Nghĩa; các khu vực khác mật độ dân số còn rất thấp, hạ tầng đô thị phát triển chậm, nhiều địa bàn vẫn còn mang dáng dấp nông thôn (Thới An Đông, Long Tuyền, Long Hòa).

Một số tuyến đường trên địa bàn quận cần tiếp tục phải đầu tư nâng cấp: đường Công Binh, Phan Huỳnh Hộ, đường vành đia sân bay, đường hẻm 91, các tuyến hẻm trong khu dân cư…

Thiếu các trung tâm thương mại lớn, một số chợ cần tiếp tục phải đầu tư nâng cấp: chợ Rạch Cam, chợ Trà Nóc, Sang Trắng, Miễu Ông, chợ Ngã 3 và Ngã 4 An Thới Đông. Đất nông nghiệp ngày càng giảm, nhất là đất lúa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của những người bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, việc phát triển nông nghiệp đô thị cần nhiều vốn đầu tư, kỹ thuật canh tác, đây là một trong những khó khăn rất lớn trong việc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho bà con nông dân.

1.8.3.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp của quận với các sản phẩm chủ lực là lúa, rau màu và cây ăn trái.

Cây lúa: do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và tập trung chuyển đổi đất để xây dựng các dự án hạ tầng quan trọng của thành phố làm diện tích đất canh tác lúa giảm mạnh. Thới An Đông là địa bàn vẫn còn duy trì sản xuất lúa 3 vụ, trong khi đó ở Long Tuyền và Long Hòa số hộ canh tác lúa giảm rõ rệt. Hoạt động sản xuất lúa tập trung chủ yếu ở 2 mô hình là chuyên canh lúa 3 vụ và kết hợp mô hình lúa màu.

Rau – màu: quận đang đẩy mạnh chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu. Nhìn chung, mô hình canh tác rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày phát triển mạnh. Diện tích trồng rau màu có xu hướng tăng vào cuối vụ Đông Xuân do một bộ phận nông dân không canh tác lúa Hè Thu và Thu Đông vì lý do giá lúa sụt giảm và không chủ động tưới tiêu để trồng lúa. Đặc biệt, với chủ trương xây dựng vùng rau an toàn phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, cung ứng cho các quán ăn và siêu thị trong thành phố, người dân trên địa bàn đã tích cực hưởng ứng phong trào chuyển đổi từ lúa sang màu để ổn định sản xuất và tăng thu nhập.

Cây ăn trái: diện tích cây ăn trái có xu hướng giảm do giảm đất nông nghiệp, năng suất và sản lượng cũng giảm theo. Trong thời gian tới quận sẽ triển khai các nhóm chính sách hỗ trợ cây giống, định hướng nông dân cải tạo vườn cây ăn trái, nhất là những vườn tạp không đạt hiệu quả kinh tế cao thành những vườn cây ăn trái đặc sản và vườn cây chất lượng cao.

16

Đối với hoa kiểng, diện tích canh tác không lớn tập trung chủ yếu ở phường Long Hòa và Long Tuyền.

17

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 28 - 31)