Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 25 - 28)

1.8.2.1 Địa hình, địa mạo

Nhìn chung địa hình của quận Bình Thủy tương đối bằng phẳng, cao trình trung bình khoảng từ 1,0 – 2,0 m, địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc sang Tây Nam. Về mặt địa chất, quận Bình Thủy được hình thành chủ yếu do quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có 2 loại trầm tích: Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

Do nằm cạnh sông Hậu, nên địa bàn quận Bình Thủy có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày. Với đặc điểm địa hình như trên, quận Bình Thủy có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng, sản xuất nông nghiệp (đặc biệt cho các loại cây trồng hàng năm và cây ăn quả).

1.8.2.2 Khí hậu

Bình Thủy nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình hàng năm từ 26,8 – 27,10C. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 50C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, thấp nhất là tháng 12. Tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ ngày đêm trên địa bàn quận lại khá lớn, vào mùa khô đạt trị số từ 8 – 100c. Thời gian chiếu sáng khá dài (trung bình từ 2.200 – 2.300 giờ nắng/năm). Những tháng mùa khô có số giờ nắng chiếu sáng cao (từ 220 – 240 giờ/tháng).

+ Nhiệt độ cao nhất các tháng trong năm (tháng 3 - 4) khoảng 34,3 – 35,60c. + Nhiệt độ thấp nhất các tháng trong năm (tháng 2 - 3) khoảng 21,5 – 21,80c.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 – 1.900 mm, phân bố không đều theo thời gian. Vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa của cả năm. Tháng 9 và tháng 10 có lượng mưa cao nhất, đạt tới 300 mm. Tháng 1 và tháng 2 có lượng mưa thấp nhất, chỉ đạt từ 10 -30 mm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối ổn định từ 82 – 87%, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật.

+ Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 91%. + Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 76%.

- Gió: Hàng năm trên địa bàn quận có 2 hướng gió chính: + Hướng Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô).

12

+ Gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa).

Với nền nhiệt độ như trên rất phù hợp với sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng hàng năm và cây lâu năm kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

1.8.2.3 Thủy văn

Chế độ thủy văn quận Bình Thủy chịu ảnh hưởng chính của sông Hậu, đoạn chảy qua địa bàn Quận dài 9,30 km, nằm trong khu vực trung chuyển giữa nguồn và triều, lưu lượng nước trong thời kỳ đỉnh lũ ứng với tần suất 50% vào khoảng 12.800 m3/s. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có các sông nhỏ khác như: sông Bình Thủy, sông Trà Nóc và rất nhiều các kênh, rạch khác.

Vào mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 11), địa bàn quận Bình Thủy chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng lũ từ sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên, nhưng ảnh hưởng triều vẫn rõ nét.

Chế độ dòng trên hệ thống sông, rạch và kênh của quận chịu sự chi phối của dòng sông Mê kông, thủy triều biển Đông, mưa nội vùng và hệ thống hạ tầng cơ sở, trong đó sự giao thoa giữa chế độ dòng chảy thượng nguồn sông Mê kông và chế độ thủy triều biển Đông chi phối mạnh nhất.

- Bình Thủy nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông qua sông Hậu và hệ thống kênh rạch khá dày với biên độ tương đối mạnh, đỉnh triều dao động từ +107 ÷ +173 cm, so với cao trình mặt ruộng phổ biến từ 100 – 120 cm, có thể lợi dụng thủy triều để tưới tiêu tự chảy cho cây trồng, cấp thoát nước cho nuôi thủy sản gần như toàn bộ diện tích của vùng. Tuy nhiên, vào mùa khô, thời điểm cần nước tưới, đỉnh triều lại thấp (+119 ÷ +129 cm), muốn mở rộng diện tích tưới tự chảy cần phải thường xuyên khai thông hệ thống kênh rạch kết hợp với bơm tưới ở địa hình cao. Ngược lại, vào mùa mưa, nhất là tháng 9 – 11, đỉnh triều lại lên cao nhất (+163 ÷ +173 cm), kèm theo mưa nội đồng lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về, mặt địa hình nghiêng nhẹ từ phía bờ sông vào nội đồng, gây khó khăn cho tiêu thoát nước, dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ một số địa phương.

- Mùa khô từ tháng 12 – 5, lưu lượng dòng chảy trên các sông giảm (chiếm 10 – 15% tổng lượng nước cả năm), nhưng do thủy triều tác động mạnh, mực nước sông trong các tháng này tăng, nhất là vào tháng 1 – 2 mực nước đỉnh triều trên sông Hậu thường cao hơn mặt ruộng từ 20 – 30 cm. Ngược lại, mùa lũ từ tháng 6 – 9, lưu lượng dòng chảy trên các sông tăng (chiếm 85 – 90% tổng lượng nước cả năm), lớn nhất là tháng 9 – 10, mực nước trên sông Hậu cao hơn mặt ruộng từ 30 – 60 cm và từ tháng 11 trở đi nước bắt đầu rút.

13

Tình trạng ngập lũ nội đồng: Hàng năm, từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8, mực nước trên kênh rạch trong vùng tăng nhanh do lũ từ vùng tứ giác Long Xuyên (TGLX) và sông Hậu đổ về, cộng với mưa nội đồng lớn, gây ngập úng trên diện rộng.

1.8.2.4 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Trên địa bàn quận Bình Thủy chỉ có một nhóm đất chính đó là nhóm đất phù sa với diện tích là 5.847,92 ha (không tính diện tích đất sông rạch và mặt nước chuyên dùng, đất nuôi trồng thủy sản và đất thủy lợi), trong đó:

- Đất phù sa được bồi hàng năm có 2.387,35 ha, chiếm 40,82% diện tích, phân bố trên địa bàn của các phường: Trà Nóc, Bình Thủy, Long Hòa và Thới An Đông.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm có 2.444,35 ha, chiếm 41,80% diện tích, phân bố trên địa bàn của các phường: Trà Nóc, Thới An Đông, Long Hòa và An thới.

- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lỗ có 1.016,22 ha, chiếm 17,38% diện tích, phân bố chủ yếu trên địa bàn phường: Long Tuyền và một phần nhỏ ở phường Long Hòa.

Đây là loại đất có giá trị kinh tế cao, thích nghi với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao: lúa 2 -3 vụ, rau, đậu các loại và cây ăn trái.

Tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng

Tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng trên địa bàn quận chỉ có sét và cát xây dựng (khai thác ở sông Hậu) với trữ lượng hạn chế.

Tài nguyên du lịch

Tiềm năng du lịch ở quận Bình Thủy tập trung vào hai thế mạnh chính là: Di tích lịch sử, tín ngưỡng (khu nhà cổ phường Bình Thủy, nhà thờ ở các phường Long Hòa, Long Tuyền, di tích kháng chiến ở phường Long Tuyền) và du lịch sinh thái miệt vườn, khám phá kênh rạch, sông nước Cần Thơ (chủ yếu trên địa bàn các phường Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông). Toàn quận hiện có 7 di tích lịch sử đã được xếp hạng quốc gia: Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang (phường Bình Thủy), Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (phường Bùi Hữu Nghĩa), Đình Bình Thủy (phường Bình Thủy), Hội Linh Cổ Tự hay chùa Hội Linh (phường Bùi Hữu Nghĩa), Nam Nhã Đường (phường Bùi Hữu Nghĩa), Long Quang Cổ Tự (phường Long Hòa), Nhà thờ Họ Dương (hay còn gọi là Vườn Lan); 1 di tích lịch sử cấp thành phố (Vườn Mận – Long Tuyền) và 3 cồn (Cồn Khương, Cồn Sơn, Cồn Ngang), đây là lợi thế rất lớn để phát triển dịch vụ - du lịch.

14

Nguồn nước mặt: được cung cấp chủ yếu từ các sông: sông Hậu, sông Trà Nóc, sông Bình Thủy và hệ thống kênh rạch khá dày đặc. Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất trên địa bàn quận. Ngoài ra nguồn tài nguyên nước mặt của quận còn được bổ sung thường xuyên hàng năm bởi lượng nước mưa từ 1.400 – 1.900 mm. Nguồn nước ngầm: phân bố khá rộng, nước ngọt chủ yếu phân bố ở độ sâu 100 – 300 m. Nhìn chung nguồn tài nguyên nước ngầm có chất lượng khá tốt.

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)