Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 38 - 39)

Từ bảng 3.8 cho thấy, sản phẩm nông nghiệp khi thu hoạch xong phần lớn sẽ được thương lái mua tại nhà (52,22%), chỉ một số ít (17,78%) được nông dân đem ra chợ bán, còn lại là số hộ dân vừa mang ra chợ bán và bán cho thương lái tai nhà chiếm 30%. Những hộ nông dân bán tại chợ là những hộ sản xuất nhỏ với sản lượng thấp dễ dàng mang ra chợ bán bên cạnh đó giá bán ở chợ sẽ cao hơn so với bán tại nhà cho các thương lái. Đối với những hộ sản xuất nhiều đều bán tại nhà do sản lượng nông sản lớn không thể bán lẻ với số lượng nhỏ tại các chợ vừa phải tốn thêm chi phí chuyên chở đến các chợ, trong khi bán cho thương lái người dân không cần phải nhờ phương tiện chuyên chở mà thương lái đến tận nhà để thu mua tuy nhiện họ phải đồng ý với mức giá của thương lái.

Bảng 3.8 Nơi bán sản phẩm

Nơi bán Tần suất Phần trăm (%)

Bán ở chợ 16 17,78

Tại nhà (cho thương lái) 47 52,22

Bán ở chợ và thương lái 27 30

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014)

Từ số liệu bảng 3.9 cho thấy, nông hộ tìm hiểu giá cả nông sản thông qua nhiều nguồn thông tin như thăm dò giá ở chợ, hỏi hàng xóm, xem tivi, báo và theo giá thương lái. Vì có nhiều nguồn thông tin nên một nông hộ có thể thăm dò một nguồn hoặc nhiều nguồn thông tin.

Bảng 3.9 Nguồn thông tin giá sản phẩm

Người bán Tần suất Phần trăm (%)

Thăm dò giá ở chợ 34/90 37,78

Hỏi hàng xóm 22/90 24,44

Xem tivi, báo 15/90 16,67

Theo giá thương lái 47/90 52,22

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014)

Hình thức thăm dò giá ở chợ chiếm 37,78%, hình thức này có ưu điểm là giá cả được cập nhật nhanh chóng theo sự thay đổi giá cả thị trường. Tuy nhiên, đa số các nông hộ lựa chọn bán theo giá thương lái (52,22%) vì đa phần họ bán nông sản tại nhà. Nông hộ thường lựa chọn các thương lái quen biết, có thái độ buôn bán tốt hoặc giá cao hơn so với các thương lái khác và làm việc lâu dài với họ, tới mùa thu hoạch các nông hộ sẽ gọi điện trực tiếp các thương lái này đến mua. Hình thức hỏi hàng xóm nhằm tránh việc thương lái ép giá nông sản chiếm 24,44%, đây cũng là hình thức giao tiếp hàng

25

ngày, chia sẻ giá bán, thu nhập giữa các nông hộ với nhau. Việc tiếp cận thông tin giá qua tivi, báo chiếm tỷ lệ thấp (16,67%), hình thức này chỉ được các nông hộ dùng để tham khảo vì đa số giá bán theo giá thương lái quyết định và vì nguồn thông tin từ báo đài, tivi thường không sát với giá thị trường.

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)