Hiệu quả kinh tế của các loại cây ăn trái

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 43 - 46)

Cây ăn trái trong vùng chủ yếu là các loại cây như xoài, vú sữa, các loại cây có múi như chanh, hạnh, cam… Các cây như cóc, sầu riêng, bòn bon, dâu…đa phần là những vườn lâu năm, có nhiều loại cây tạp và mang tính chất nhỏ lẻ với năng suất thu được

30

không cố định vì phần lớn những hộ này không còn đầu tư cho sản xuất mà chỉ thu hoạch vào những vụ ra trái tự nhiên không cố định.

Xoài

Qua Bảng 3.18 cho thấy chi phí trung bình của mô hình trồng cây xoài của vùng. Tổng chi phí đầu tư cho mô hình này khoảng 48.557.692 đồng/ha/năm. Trong đó, chi phí chi trả cho công lao động khoảng 24.810.043 đồng/ha (chiếm 51,09% tổng chi phí đầu tư), chi phí cho giống khoảng 7.633.547 đồng/ha tương đương chi phí phân bón là khoảng 7.241.453 đồng/ha, thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật khoảng 5.464.316 đồng/ha, chi phí làm đất chiếm ít nhất khoảng 3.408.333 đồng/ha.

Bảng 3.18 Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng cây xoài

Chi phí và hiệu quả Cây xoài

Chi phí làm đất (đồng/ha) 3.408.333

Chi phí giống (đồng/ha) 7.633.547

Chi phí phân (đồng/ha) 7.241.453

Chi phí thuốc (đồng/ha) 5.464.316

Chi phí lao động (đồng/ha) 24.810.043

Tổng chi phí (đồng/ha) 48.557.692

Năng suất (tấn/ha) 7,63

Giá bán (đồng/kg) 16.833

Thu nhập (đồng/ha) 128.435.790

Lợi nhuận (đồng/ha) 79.878.098

Hiệu quả đồng vốn B/C 1,65

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014)

Mô hình xoài mỗi năm mang lại năng suất trung bình khoảng 7,63 tấn/ha. Với giá bán khoảng 16.833 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí nông hộ còn lợi nhuận khoảng 79.878.098 đồng/ha. Do vốn đầu tư cao nên hiệu quả đồng vốn chỉ đạt ở 1,65.

Vú sữa

Đối với mô hình cây vú sữa thì việc chi trả công lao động và giống cây trồng chiếm phần lớn chi phí, cụ thể là chi phí lao động khoảng 22.598.291 đồng/ha và chi phí giống khoảng 22.299.145 đồng/ha.Còn lại là đầu tư phân bón khoảng 7.101.852 đồng/ha, công làm đất khoảng 2.911.966 đồng/ha và chi phí thuốc khoảng 1.444.729 đồng/ha. Tổng chi phí đầu tư cho mô hình cây vú sữa mỗi năm khoảng 56.355.983 đồng/ha (Bảng 3.19).

Bảng 3.19 Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng cây vú sữa

Chi phí và hiệu quả Cây vú sữa

31

Chi phí giống (đồng/ha) 22.299.145

Chi phí phân (đồng/ha) 7.101.852

Chi phí thuốc (đồng/ha) 1.444.729

Chi phí lao động (đồng/ha) 22.598.291

Tổng chi phí (đồng/ha) 56.355.983

Năng suất (tấn/ha) 7,40

Giá bán (đồng/kg) 23.889

Thu nhập (đồng/ha) 176.778.600

Lợi nhuận (đồng/ha) 120.422.617

Hiệu quả đồng vốn B/C 2,14

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014)

Năng suất trung bình của vú sữa khoảng 7,40 tấn/ha nhưng với giá bán tương đối cao khoảng 23.889 đồng/kg thì trừ chi phí sản xuất người trồng vú sữa thu lại lợi nhuận khoảng 120.422.617 đồng/kg. Mô hình mang lại hiệu quả đồng vốn cao, tỷ số B/C là 2,14.

Cây ăn trái có múi: chanh, hạnh, cam

Bảng 3.20 thể hiện chi phí trung bình của mô hình trồng cây có múi của vùng. Đối với mô hình này, chi phí đầu tư thấp hơn so với mô hình trồng xoài và vú sữa, tổng chi phí khoảng 35.752.001 đồng/ha/năm. Vẫn là việc đầu tư cho công lao động chiếm cao nhất khoảng 14.137.363 đồng/ha, đầu tư cho giống khoảng 7.781.136 đồng/ha, cho phân bón khoảng 7.511.978 đồng/ha, thuốc bảo vệ thực vật và trừ sâu khoảng 3.637.458 đồng/ha, còn lại là chi phí làm đất thấp khoảng 2.684.066 đồng/ha.

Bảng 3.20 Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng cây có múi: cam,

chanh, hạnh

Chi phí và hiệu quả Cây có múi

Chi phí làm đất (đồng/ha) 2.684.066

Chi phí giống (đồng/ha) 7.781.136

Chi phí phân (đồng/ha) 7.511.978

Chi phí thuốc (đồng/ha) 3.637.458

Chi phí lao động (đồng/ha) 14.137.363

Tổng chi phí (đồng/ha) 35.752.001

Năng suất (tấn/ha) 10.363

Giá bán (đồng/kg) 12.286

Thu nhập (đồng/ha) 127.319.818

Lợi nhuận (đồng/ha) 91.568.817

Hiệu quả đồng vốn B/C 2,56

32

Mỗi năm 1ha mô hình cây ăn trái có múi cho năng suất khoảng 10.363 tấn, với giá bán trung bình khoảng 12.286 đồng/kg thì nông dân thu được lợi nhuận khoảng 91.568.817 đồng/ha. Đây là mô hình mang lại hiệu quả đồng vốn cao nhất, tỷ số B/C 2,56.

Nhìn chung, mô hình cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các mô hình còn lại của quận, nhưng mô hình này vẫn chưa được phát triển mạnh do đòi hỏi nhiều công lao động, phải có trình độ kỹ thuật về loại cây trồng, chi trả cho giống cây, công chăm sóc, kiến thức về phòng tránh sâu bệnh, tốn thời gian nhiều và chi phí đầu tư cao hơn mô hình trồng lúa.

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)