Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 tại quận Bình Thủy hiện có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.068,23 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 3.938,67 ha (55,72%), đất phi nông nghiệp chiếm 3.128,73 ha (44,26%) và đất chưa sử dụng chiếm 0,83 ha (0,01%).
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất quận Bình Thủy năm 2013
Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên 7.068,23
Tổng diện tích đất nông nghiệp 3.938,67
Đất sản xuất nông nghiệp 3.931,16
- Đất trồng cây hàng năm 1.532,79
+ Đất trồng lúa 1.463,38
+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0,24 + Đất trồng cây hàng năm khác 69,17
- Đất trồng cây lâu năm 2.398,37
+ Đất trồng cây ăn quả lâu năm 2.237,16 + Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 0,08 + Đất trồng cây lâu năm khác 161,13
Đất nuôi trồng thủy sản 7,51
(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường quận Bình Thủy, 2013)
Bảng 3.1 ta thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng là 3.931,16 ha (chiếm 99,81% tổng diện tích đất nông nghiệp). Trong đó, diện tích đất trồng lúa là 1.463,38 ha (chiếm 37,23% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp), diện tích đất trồng cây ăn quả lâu năm là 2.237,16 ha (chiếm 56,91%), đất trồng cây hàng năm khác là 69,17 ha (chiếm 1,76%).
Diện tích đất trồng cây ăn quả lâu năm chiếm hơn nửa diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đây là thế mạnh của vùng vì cây ăn trái là mô hình cho lợi nhuận cao nhưng ở đây chủ yếu do nông hộ tự phát, tự chọn lựa mô hình canh tác. Nếu chính quyền có những chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển, định hướng loại cây trồng cho hiệu quả và đầu ra thị trường ổn định sẽ góp phần nâng cao đời sống nông hộ của vùng. Diện tích lúa tập trung thành từng khu vực, khu vực tập trung nhiều nhất là phường Thới An Đông, phường Long Hòa và phường Long Tuyền. Diện tích lúa nhỏ lẻ còn rãi rác, không tập trung, tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển dẫn đến năng suất thấp. Một số nông hộ có diện tích lúa nhỏ cũng đang chuyển đổi đất lúa lên trồng các
20
loại cây ngắn ngày hoặc mô hình trồng cây ăn quả lâu năm nhằm tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống nông hộ.