Hiệu quả kinh tế mô hình trồng lúa

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 40 - 42)

Trong canh tác lúa 3 vụ cũng như lúa 2 vụ, có nhiều khoản chi phí cho quá trình sản xuất như: chi phí làm đất (cày, bừa, trục đất…), chi phí giống, chi phí vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật), chi phí lao động (làm cỏ, gieo sạ, cắt, gom lúa), chi phí thuê máy móc (làm đất, suốt lúa, vận chuyển…).

Đối với lúa 3 v

Bảng 3.14 Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng lúa 3 vụ

Đầu vào Thành tiền (đồng/ha/vụ)

Chi phí làm đất 1.220.049 Chi phí giống 1.732.872 Chi phí phân 5.630.396 Chi phí thuốc 2.847.855 Chi phí máy cắt 2.531.538 Chi phí lao động 5.743.589 Tổng chi phí 19.706.299

Đầu ra Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Cả năm

Năng suất (tấn/ha) 7,84 6,72 5,87 20,43

Giá bán (đồng/kg) 4.494 4.343 4.408 4.415

Thu nhập (đồng/ha) 35.232.960 29.184.960 25.874.960 90.292880 Lợi nhuận (đồng/ha) 15.526.661 9.478.661 6.168.661 31.173.983

Hiệu quả đồng vốn B/C 0,79 0,48 0,31 0,53

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014)

Bảng 3.14 thể hiện chi phí trung bình của mô hình trồng lúa 3 vụ. Tổng chi phí của một vụ lúa là 19.706.299 đồng/ha, trong đó, chi phí lao động chiếm tỷ lệ cao nhất

27

29,15% (khoảng 5.743.589 đồng/ha), kế đến là chi phí phân chiếm 28,57% (khoảng 5.630.396 đồng/ha), chi phí thuốc chiếm 14,45%, chi phí máy cắt chiếm 12,85% (khoảng 2.531.538 đồng/ha), còn lại các khoản khác chỉ chiếm phần nhỏ như chi phí giống là 8,79% (khoảng 1.732.872 đồng/ha) và chi phí làm đất chiếm 6,19% (khoảng 1.220.049 đồng/ha).

Đối với vụ Đông Xuân, năng suất lúa trung bình cũng như giá bán đều cao hơn vụ Hè Thu và Thu Đông. Cụ thể là, năng suất trung bình vụ Đông Xuân là 7,84 tấn/ha với giá bán trung bình là 4.495 đồng/kg, vụ Hè Thu với năng suất trung bình là 6,72 tấn/ha, giá trung bình chỉ 4.343 đồng/kg, còn vụ Thu Đông thì năng suất trung bình là 5,87 tấn/ha, giá trung bình chỉ còn 4.408 đồng/kg. Chính vì thế lợi nhuận của vụ Đông Xuân cũng cao hơn so với vụ Hè Thu và Thu Đông: vụ Đông Xuân là 15.526.661 đồng/ha, vụ Hè Thu là 9.478.661 đồng/ha và vụ Thu Đông là 6.168.661 đồng/ha. Hiệu quả đồng vốn B/C của vụ Đông Xuân là cao nhất 0,79, vụ Hè Thu là 0,48 và hiệu quả thấp nhất là vụ Thu Đông với tỉ số là 0,31.

Nhìn chung, mỗi năm mô hình lúa 3 vụ mang lại lợi nhuận cho người dân khoảng 31.173.983 đồng/ha/năm và hiệu quả đồng vốn trung bình là 0,53.

Đối với lúa 2 vụ

Từ số liệu bảng 3.15 cho thấy, tổng chi phí trung bình cho 1 vụ lúa của mô hình trồng lúa 2 vụ là 21.431.343 đồng/ha/vụ, trong đó, chi phí lao động chiếm tỉ lệ cao nhất 40,84%, tiếp là chi phí phân chiếm 34,91%, chi phí thuốc chiếm 11,53%, còn lại là các chi phí chiếm tỉ lệ nhỏ, chi phí làm đất chiếm 6,38%, chi phí giống chiếm 6,34%.

Bảng 3.15 Chi phí và hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình trồng lúa 2 vụ

Đầu vào Thành tiền (đồng/ha/vụ)

Chi phí làm đất 1.366.667 Chi phí giống 1.357.857 Chi phí phân 7.482.143 Chi phí thuốc 2.471.429 Chi phí máy cắt 2.738.095 Chi phí lao động 6.015.152 Tổng chi phí 21.431.343

Đầu ra Đông Xuân Hè Thu Cả năm

Năng suất (tấn/ha) 7,68 6,54 14,22

Giá bán (đồng/kg) 5.086 5.043 5.065

Thu nhập (đồng/ha) 39.060.480 32.981.220 71.041.700 Lợi nhuận (đồng/ha) 17.629.137 11.546.877 29.176.014

28

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014)

Năng suất từ Vụ Đông Xuân thu được cao hơn so với vụ Hè Thu, cụ thể là năng suất trung bình của vụ Đông Xuân là 7,68 tấn/ha, vụ Hè Thu là 6,54 tấn/ha. Giá bán trung bình của vụ Đông Xuân (5.086 đồng/kg) cũng cao hơn vụ Hè Thu (5.043 đồng/kg). Vụ Đông Xuân vừa được mùa vừa được giá nên cho thu nhập và lợi nhuận cao hơn vụ Hè Thu. Trung bình vụ Đông Xuân mang về lợi nhuận cho nông dân khoảng 17.629.137 đồng/ha, vụ Hè Thu là 11.546.877 đồng/ha. Hiệu quả đồng vốn B/C là 0,82 cho vụ Đông Xuân và 0,54 cho vụ Hè Thu.

Đối với mô hình lúa 2 vụ, mỗi năm người dân thu được lợi nhuận khoảng 29.176.014 đồng/ha/năm và hiệu quả đồng vốn trung bình là 0,68.

Đây là kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả không cao nhưng nông dân vẫn chọn để canh tác vì có một số lý do cơ bản như sau: trồng để có lúa cho gia đình ăn trong năm, ít tốn chi phí hơn các kiểu sử dụng khác, không tốn nhiều công lao động, thời gian nhàn rỗi nhiều, thích hợp cho các hộ thiếu lao động và vốn sản xuất thấp.

Hiện nay, nhiều nông hộ đã và đang chuyển đổi dần sang các mô hình canh tác mới, mang lại hiệu quả cao hơn trồng lúa.

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 40 - 42)