Mô hình đề xuất

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 49)

- Đề xuất chuyển dần KSD đất lúa sang KSD đất trồng màu và cây ăn trái đến năm 2020 không còn đất lúa theo định hướng của Quận.

- Định hướng xây dựng ổn định vùng cây ăn trái, chú trọng vùng chuyên canh cây có múi và khai thác tiềm năng tổng hợp của kinh tế vườn kết hợp phát triển du lịch. Tăng diện tích cây ăn trái khoảng 1.600 ha vào năm 2015 và khoảng 1.700 ha vào năm 2020; sản lượng đạt 11.255 tấn vào năm 2015 và 15.420 tấn vào năm 2020.

- Đề xuất mô hình cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các mô hình của quận, có thể được lựa chọn như vú sữa, xoài, cây ăn trái có múi, phù hợp với định hướng phát triển quận chọn mô hình cây ăn trái làm mô hình canh tác chính nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nông hộ.

36

+ Cây có múi: cam, chanh, hạnh. Là loại cây trồng được đánh giá là hiệu quả nhất, do cần ít vốn đầu tư nhưng lợi nhuận mang lại cao, hiệu quả đồng vốn đạt cao nhất 2,56 so với các loại cây trồng còn lại. Có thị trường tiêu thụ trong nước. Riêng đối với chanh có khả năng xuất khẩu cao đặc biệt là chanh không hạt.

+ Vú sữa: Hiện tại là loại cây trồng có lợi nhuận cao nhất khoảng 120.422.617 đồng/ha/năm. Hiệu quả đồng vốn cao đứng thứ hai 2,14, do đòi hỏi chi phí đầu tư cho giống và công lao động cao.

+ Xoài: Cho lợi nhuận trung bình, khoảng 79.878.098 đồng/ha/năm, do việc chi trả công lao động chiếm 50% tổng chi phí đầu tư. Hiệu quả đồng vốn (1,65) cao đứng thứ ba, cao hơn so với mô hình trồng lúa.

- Rau màu là loại thực phẩm có tiềm năng phát triển rất lớn và là lợi thế của quận. Xu hướng phát triển các vùng trồng rau, dưa hấu, đậu các loại, củ, quả thực phẩm an toàn; hình thành các vành đai rau, hoa ven khu vực đô thị trung tâm. Quận đang phấn đấu đến năm 2012 sản lượng tăng từ 15.607 tấn lên 18.425 tấn năm 2015 và 20.925 tấn năm 2020.

- Đề xuất chuyển đất lúa sang KSD đất rau màu có hiệu quả kinh tế cao như: bắp, đậu phộng, bí, khổ qua, dưa leo…và dưa hấu. Như đã phân tích so sánh ở trên các loại cây màu này cho lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao cho các nông hộ.

+ Dưa hấu: Đây là mô hình cho lợi nhuận cao nhất khoảng 237.554.127 đồng/ha/năm. Hiệu quả đồng vốn trung bình 1,43, cao đứng thứ tư do chi phí đầu tư cao. Mô hình này tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng mang lại lợi nhuận rất cao, phù hợp cho các nông hộ có nhiều vốn.

+ Các loại rau màu: Cho lợi nhuận cao đứng thứ hai so với các mô hình canh tác khác, lợi nhuận khoảng 122.149.584 đồng/ha/năm. Mô hình này cần vốn đầu tư khoảng 108.741.342 đồng/ha/năm, tuy nhiên mỗi vụ nông hộ chỉ cần khoảng 36.447.114 đồng/ha cho chi phí đầu tư và tái sử dụng cho vụ sau.

Ngoài ra, các yêu cầu về sự thích nghi với điều kiện canh tác tại vùng nghiên cứu như đất trồng cũng như điều kiện tự nhiên về thời tiết khí hậu đều phù hợp với các loại cây trồng được đề xuất vì tất cả các loại cây trồng trên đã được nông hộ trồng tại vùng và thu được lợi nhuận như đã phân tích.

37

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu có nhiều thuận lợi, có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Điều kiện khí hậu rất phù hợp với sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng. Tuy nhiên, chế độ thủy văn của quận gặp nhiều khó khăn, vào mùa mưa, nhất là tháng 9 – 11 xảy ra tình trạng ngập úng tại một số vùng.

Trình độ văn hóa và kỹ thuật canh tác của nông hộ không đồng đều, phần lớn học vấn còn thấp, phương tiện sản xuất còn thiếu, cơ giới hóa trong nông nghiệp còn chậm. Điều tra thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng như sau:

- Mô hình lúa 2 vụ cho lợi nhuận thấp nhất 29.176.014 đồng/ha/năm và hiệu quả đồng vốn trung bình là 0,68.

- Mô hình lúa 3 vụ mỗi năm mang lại lợi nhuận cho người dân khoảng 31.173.983 đồng/ha/năm và hiệu quả đồng vốn trung bình là 0,53.

- Dưa hấu là mô hình mang lại lợi nhuận cao nhất 237.554.127 đồng/ha/năm nhưng do chi phí đầu tư cao nên mô hình này thích hợp cho các nông hộ có nhiều vốn.

- Các loại màu như đậu phộng, bắp, khổ qua, dưa leo, rau muống, cải, đậu bắp …, mang lại lợi nhuận cao đứng thứ hai 122.149.584 đồng/ha/năm, hiệu quả đồng vốn cao 1,12, tuy nhiên chi phí đầu tư tương đối cao 108.741.342 đồng/ha/năm.

- Các loại cây có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất 2,56, do có lợi nhuận cao 91.568.817 đồng/ha/năm và ít tốn chi phí đầu tư nên thích hợp cho mọi nông hộ. - Ngoài ra mô hình cây ăn trái như vú sữa và xoài cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao (2,14 và 1,65), chi phí đầu tư ở mức trung bình, thích hợp cho hộ dân có vốn trung bình.

4.2 Kiến nghị

Đề xuất chuyển đổi dần KSD đất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa – màu và tiến tới chuyển tất cả đất lúa sang rau, màu và cây ăn trái có hiệu quả để phù hợp với định hướng chung của Quận. Cần quan tâm và hỗ trợ thêm về mặt kỹ thuật canh tác, nâng cao trình độ cho người dân. Quan tâm và ưu tiên phát triển mô hình cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái. Đây là mô hình phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị gắn với dịch vụ du lịch sinh thái.. Cần hỗ trợ nông dân về xu hướng phát triển của thị trường đảm bảo đầu ra thuận lợi và giá cả ổn định cho nông sản.

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đào Đức Mẫn, Nguyễn Tất Cảnh, 2013. Thực trạng và hiệu quả kinh tế sử dụng đất

canh tác huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, trường đại học nông nghiệp Hà Nội. Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Văn Quân, 2006. Định giá đất, NXB ĐH Nông Nghiệp. Lê Quang Trí, 2010. Giáo trình Đánh giá đất đai, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng

dụng, Nhà xuất bản đại học Cần Thơ.

Lê Quang Trí, Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Thị Song Bình, Nguyễn Hữu Kiệt, Kha Thanh Hoàng, báo cáo kết quả Các mô hình canh tác hiệu quả trên đất phèn vùng đệm Vồ Dơi vườn Quốc gia U Minh Hạ - U Minh, trường đại học Cần Thơ..

Lê Tấn Lợi, 1999. Bài giảng Phân hạng và định giá đất, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Nhà xuất bản đại học Cần Thơ.

Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Thị Thu Xuân, 2005. Giáo trình Hệ thống canh tác, Tủ sách đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Hồng Lê, 2001. Nghiên cứu phương pháp và kết quả quy hoạch sử dụng đất đai huyện Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Mỹ Hiền, 2010. Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai: Đánh giá khả

năng thích nghi đất đai và đề xuất các hệ thống canh tác tại ấp Bờ Bao thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ, Khoa MT & TNTN, Đại học Cần Thơ. Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái, 1994. Các loại hình sử dụng đất và hiệu quả sản

xuất của các hệ thống sử dụng đất trong Nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí khoa học đât, Hà Nội.

Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2014. Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Bình Thủy đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Thủy, 2013. Số liệu thống kê kiểm kê đất đai. Quốc hội, 1993. Luật đất đai, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia.

Trần Thanh Bé, 2008. Nghiên cứu hệ thống canh tác. Viện NC Phát triển ĐBSCL – MDI 12.2008.

Võ Hữu Hòa, 2011. Phát triển nông nghiệp đô thị: Hướng đi bền vững cho các đô thị trong tiến trình đô thị hóa, trường đại học Duy Tân.

Vưu Diễm Phúc, 2010. Đánh giá - hiệu quả kinh tế - xã hội mô hình canh tác Khóm trên vùng đất phèn huyện Gò Quao – tỉnh Kiên Giang.

39

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Tên người điều tra: ...……….……… Ngày điều tra: ……….………..…… Địa điểm điều tra: ……….………

I. Thông tin nông hộ

Ông bà vui lòng cho biết thông tin về gia đình mình

Họ tên Năm sinh

(1) Giới tính(2) Quan hệ với chủ hộ (3) Trình độ học vấn(4) Nghề nghiệp(5)

II. Nông nghiệp

1. Ông/ bà cho biết diện tích canh tác của gia đình ………. m2 2. Kiểu sử dụng đất hiện tại của ông bà là gì?

Kiểu sử dụng Diện tích (m2) Tháng canh tác (âm lịch hay

dương lịch) Lúa 1 vụ Lúa 2 vụ Lúa 3 vụ Lúa – màu Chuyên màu Cây ăn trái Thủy sản Chăn nuôi

3. Điều kiện tự nhiên

Nước

- Chất lượng nước Ngọt Phèn Lợ Khác

- Điều kiện ngập Không ngập Ngập thường xuyên Ngập không thường xuyên - Lý do ngập - Độ sâu ngập <30 cm 30 - <60 cm 60 - <100cm - Thời gian ngập (Tháng âm lịch

40 hay dương lịch)

Đất

- Độ phì nhiêu Tốt Trung bình Xấu

- Độ dày tầng canh tác (cm)

- Đất có phèn không Có Không -Độ sâu xuất hiện tầng phèn (cm)

- Độ sâu xuất hiện tầng sinh phèn (cm)

- Khả năng tưới Chủ động Bơm 1 thời gian Bơm hoàn toàn

- Thời gian tưới (Tháng âm lịch hay dương lịch)

Thực trạng sản xuất nông nghiệp

Lúa

4. Chi phí ông/ bà đầu tư cho trồng lúa (năm)

Đầu tư/ năm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Làm đất

Giống (ghi rõ từng giống vào ô bên dưới) -

-

Phân bón (ghi rõ từng loại phân vào ô bên dưới) -

- -

Thuốc BVTV (ghi rõ từng loại thuốc vào ô bên dưới) -

- -

Công lao động (ghi rõ công lao động vào ô bên dưới) -Lao động nhà

-Lao động thuê Chi phí khác

Tổng

5. Thu nhập của ông/ bà từ trồng lúa (năm)

Loại thu nhập Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Năng suất

Tổng

Màu

41

……….. ……….. ………..

7. Chi phí ông/ bà đầu tư cho trồng màu (năm)

Đầu tư/ năm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Làm đất

Giống (ghi rõ từng giống vào ô bên dưới) -

-

Phân bón (ghi rõ từng loại phân vào ô bên dưới) -

- -

Thuốc BVTV (ghi rõ từng loại thuốc vào ô bên dưới) -

- -

Công lao động (ghi rõ công lao động vào ô bên dưới) -Lao động nhà

-Lao động thuê Chi phí khác

Tổng

8. Thu nhập của ông/ bà từ trồng màu (năm)

Loại thu nhập Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Năng suất

Tổng Vườn cây ăn trái

9. Ông bà trồng những loại cây ăn trái gì? Những cây đó đã được trồng bao lâu?

……….. ……….. ………..

10. Chi phí ông/ bà đầu tư cho vườn cây ăn trái (năm)

Đầu tư/ năm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Làm đất/ Lên liếp

42 -

-

Phân bón (ghi rõ từng loại phân vào ô bên dưới) -

- -

Thuốc BVTV (ghi rõ từng loại thuốc vào ô bên dưới) -

- -

Công lao động (ghi rõ công lao động vào ô bên dưới) -Lao động nhà

-Lao động thuê Chi phí khác

Tổng

11. Thu nhập của ông/ bà từ vườn cây ăn trái (năm)

Loại thu nhập Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Năng suất

Tổng

12. Làm thế nào ông bà biết thông tin giá cả để bán?

Thăm dò giá cả ở chợ Hỏi hàng xóm

Xem ti vi, báo

Thông tin khác ……….

Nghề phi nông nghiệp 13. Ông/ bà thường làm công việc gì? (tất cả thành viên trong gia đình) ………..

………..

………..

………..

………..

14. Thu nhập của ông bà là bao nhiêu? (tháng) ………..

………..

………..

III. Tình trạng kinh tế gia đình

43

Phương tiện sinh hoạt Số lượng Năm mua

Xe đạp Xe máy Tàu, xuồng Ti vi Tủ lạnh

Phương tiện sản xuất Số lượng Năm mua

Máy cày, xới Bình phun thuốc Dụng cụ nông nghiệp

IV. Cơ sở hạ tầng

16. Ông/ bà vui lòng cho biết điều kiện sơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng Chiều rộng (m) Mức độ đánhgiá xe lưu thông

Đường bộ Tốt Xấu

Đường thủy Tốt Xấu

V. Ý kiến tham khảo

17. Ông/ bà cho biết nếu theo chủ trương nhà nước phường mình sẽ chuyển dần đất lúa

sang kiểu sử dụng đất khác, vậy ông bà có đồng ý hay không?

Có Không

Lý do: ……….. ………..

………..

18. Nếu chuyển đổi thì kiểu sử dụng đất sẽ chuyển đổi là gì?

……….. ……….. ………..

19. Ông bà cho biết thêm về thuận lợi và khó khăn trong sản xuất

Thun li:

44

………..

Khó khăn:

……….. ………..

20. Ông /bà có nguyện vọng gì về các chính sách của Nhà nước không?

……….. ………..

21. Ông bà có đã từng biết về nông nghiệp đô thị chưa?

Có Chưa

22. Ông /bà biết về nông nghiệp đô thị từ đâu?

Xem ti vi Tập huấn

Nghe hàng xóm nói Khác………..

23. Ông/ bà đã có đầu tư về nông nghiệp đô thị chưa?

Có Chưa

24.Loại hình đầu tư là gì?

………..

25. Thời gian ông /bà đã thực hiện

………..

26. Diện tích ông / bà trồng là bao nhiêu?

………..

27. Ông / bà cho biết chi phí đầu tư cho về nông nghiệp đô thị

………..

28. Ông / bà cho biết thu nhập từ nông nghiệp đô thị?

………..

VI. Vấn đề xã hội và môi trường

Xã hội (trả lời các câu hỏi bằng cánh đánh giá mức độ ở bảng dưới)

29. Mô hình canh tác nào giải quyết tốt vấn đề việc làm cho tại địa phương?

30. Mô hình canh tác nào phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương?

31. Mô hình canh tác nào góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân?

52 (đánh X vào mức độ chọn ) 53 (đánh X vào mức độ chọn ) 54 (đánh X vào mức độ chọn ) Mức độ Mức độ Mức độ Mô hình canh tác 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Ghi chú: (1) Rất tốt (2) Tốt (3) Trung bình (4) Kém

45

Môi trường (trả lời các câu hỏi bằng cánh đánh giá mức độ ở bảng dưới)

32. Mô hình canh tác nào có gây ô nhiễm cho nguồn nước sinh hoạt?

33. Mô hình canh tác nào làm giảm sự đa dạng sinh học (động, thực vật) tại địa phương?

34. Mô hình canh tác nào có gây sự thoái hóa/ bạc màu cho đất?

55 (đánh X vào mức độ chọn ) 56 (đánh X vào mức độ chọn ) 57 (đánh X vào mức độ chọn ) Mức độ Mức độ Mức độ Mô hình canh tác 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

Ghi chú: (1) Ít (2) Trung bình (3) Nhiều (4) Rất nhiều

35. Xếp hạng mô hình canh tác bền vững (lựa chọn và đánh số cho mô hình bền vững theo

thứ tự tưu tiên từ 1 đến…. )

Mô hình canh tác Xếp hạng Ghi chú

Lúa Màu Lúa – Màu Cây ăn trái

Khác………..

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng làm cơ sở cho chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)