Sv sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển trường cao đẳng cộng đồng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trong giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 87)

khả năng LĐ sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề...

./ Phấn đấu đảm bảo duy ưì tỷ lệ đầu tư cho GD trong tổng chi NSNN được là 20% trong giai đoạn 2008-2012, phấn đấu đạt 21% vào năm 2015, trong đó tập trung ưu tiên cho GD phổ cập, GD ở nhừng vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ cho HS-SV thuộc các nhỏm thiệt thòi và các nhóm được hưởng chính sách ưu tiên...

Một sổ vẩn đề dự báo về phát triển trường Cao đẳng cộng đồng

Để hướng tới hình thành một XHHT ở VN theo chủ trương và sự chì đạo của Đảng, ngành GD&ĐT cần phải thẳng thắn nhìn vào thực trạng của sự yếu kém trong ngành hiệ n nay để nhanh chỏng tìm giải pháp khắc phục. Trong thời đại CNTT và phát triển KT tri thức, để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới, một yếu tố quan trọng và quyết định là con người, đó là những người có tri thức và có khả năng tiếp cận với những CNTT mới trong lĩnh vực hoạt động của mình. Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, tri thức thế giới về mọi lĩnh vực luôn thay đổi từng ngày, từng giờ, điều đó đòi hỏi không chỉ HS-SV mà đòi hỏi tất cả mọi người trong XH phải không ngừng học tập để cập nhật những tri thức, công nghệ mới, để từ đó có thể sáng tạo ra những cái mới, làm ra những sản phẩm mới để vừa góp phần làm giảm giá thành, vừa phù hợp với thị hiế u

khi VN gia nhập WTO, hàng hỏa VN buộc phải cạnh tranh với hàng hóa từ khấp nơi đến VN và từ VN đi khẩp thế giới. Điều đó đòi hòi hàng hóa VN phải có tính cạnh tranh cao. Muốn làm được điều này, những người LĐ phải luôn biết tìm tòi tri thức, sáng tạo ra cái mới...Như vậv để hội nhập thành công vào WTO, mọi người dân phải luôn cố gắng học hỏi, có nhu cầu và khả năng học tập suốt đời. Trong TK 21, loài người sẽ chuyển dần sang nền KT tri thức và một nền văn minh mới của XH loài người sẽ được hinh thành, đó là một nền văn minh trí tuệ. Tương ứng với nên văn minh này của XH loài người, nền GD cũng cần phải có sự canh tân để thích ứng với “đơn đặt hàng” mới cùa XH và phải tận dụng nhiều hom những thành tựu của CNTT để đổi mới phương thức GD-ĐT của mình. Người ta gọi nền GD đó là nền GD tương lai. Vì vậy rồi đay nhà trường truyền thống sẽ có nhừng thay đổi về cách thức chuyển tải nội dung và phương pháp GD cũng rất đa dạng và sẽ có định hướng phát triển tiếp sau mô hình CĐCĐ. Trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của GDĐH hiện nay ở VN, khái niệm trường CĐCĐ và trường ĐH được phân biệt rõ ràng qua cấp độ, trình độ cao nhất mà trường được phép tổ chức ĐT và cấp bằng. Cụ thể là, trường CĐ là cơ sở GDĐH được ĐT và cấp bàng cao nhất là bằng CĐ còn trường ĐH là cơ sở GDĐIi được ĐT và cấp bàng cao nhất từ bằng ĐH trờ lên.Theo dự báo, ở một số địa phương có xu hướng muốn phát triển trường CĐCĐ thành trường ĐHCĐ với định nghĩa trường ĐHCĐ là trường ĐH có các đặc trưng và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của trường CĐCĐ và có nhiệm vụ ĐT trình độ ĐH. Việc định hướng phát triển cho tương lai, tức là phát triển tầm nhìn, là một nhiệm vụ tất yếu trong QL kế hoạch chiến lược phát triển ở cấp vĩ mô của quốc gia đổi với hệ thống GDĐH của đất nước, cũng như ở cấp vi mô là chính bản thân các trường CĐCĐ hiện nay. Do vậy, việc định hướng phát triển cho mô hình CĐCĐ trong thời gian tới ở các địa phương là cần thiết. Có thể xác định lộ trình phát triển rất khả thi cho hệ thống các trường CĐCĐ ờ Việt Nam như sau: Mồi trường CĐCĐ sẽ phát triển tổ chức và ĐT theo mô hình trường CĐCĐ có nhiệm vụ ĐT trình độ ĐH; sau đó, khi hội đù các điều kiện theo vêu cầu của một trường ĐH, trường CĐCĐ sẽ được nâng cấp lên thành trường ĐHCĐ.

Từ một số thông tin có lính chất dự báo nêu trên, chẳc chắn nhiệm vụ đặt ra đối với ngành GD&ĐT là hết sức nặng nề trong giai đoạn mới. Vi vậy, ngành GD&ĐT đang rất cần sự chỉ dạo sát sao cùa các cấp ủy Đảng, vai trò tham mưu quyết liệt và đầy trí tuệ cùa các cấp, các ngành từ TW xuống tới cơ sở (trong đó có vai trò quan trọng của ngành GD&ĐT các cấp), sự chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện nhiều mật của Chính quyền các địa phương, sự đồng sức, đồng lòng của mọi người dân hường ứng XHH sự nghiệp GD-ĐT với sự mạnh dạn và thận trọng trong các bước đi của tiến trình cải cách GD&ĐT...để giúp ngành GD&ĐT nhanh chỏng đạt được mục tiêu đề ra trong khi chủng ta đang ngày càng hội nhập sâu với các nước trong khu vực và ưên thế giới. Muốn vậy, trước hết ngành GD&ĐT phải chủ động đưa ra các giải pháp hừu hiệu để phát triển trường CĐCĐ nhàm đáp ứng yêu cầu ĐTNNL cho các địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Nhửng nguyên tắc lựa chọn các giải pháp

Nguyên tắc thứ nhất: Tinh hệ thổng và đồng bộ.

Tính hệ thống và đồng bộ của các giải pháp được thể hiện ở chỗ: Các giải pháp phải tạo được sự liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Mỗi giải pháp sẽ giải quyết một nội dung, một vấn đề, thể hiện rố trách nhiệm của các cấp, các ngành có liên quan từ TW tới các địa phương, tới các trường CĐCĐ và tạo thành một bộ phận của giải pháp tổng thể. Các giải pháp có sự thổng nhất với nhau, bổ sung cho nhau, tạo sự liên hoàn và xuyên suốt với nhau thể hiện tính hệ thống của mối quan hệ bộ phận và tổng thể để phát triển trường CĐCĐ nhàm đáp ứng yêu cầu ĐTNNL cho các địa phương.

Nguyên tẳc thứ hai: Phù hợp với độc điểm loại hình trường CĐCĐ.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải định vị cho được vị trí của trường CĐCĐ trong hệ thống các loại hình trường ĐT ở bậc GDĐH, qua đó thể hiện rõ đặc điểm của loại hình trường này. Loại hình trường CĐCĐ cũng như nhiều loại hình trường ở bậc GDĐH khác (trường CĐ, ĐH công lập, tư thục, ĐH chuyên ngành, ĐH mở...) nó cũng có những đặc điểm riêng xuất phát từ vai trò, vị trí, chức năng và sứ mệnh của loại hình trường này (như đã nêu ở phần trên). Tuy nhiên khi phát triển các trường CĐCĐ chủng ta phải chú ý tới hai khía cạnh, đó là: tính phổ quát và tính

riêng biệt của loại hình trường CĐCĐ. Tinh phổ quát chúng ta có thể được hiểu là loại hình trường được xây dựng có thể được vận dụng cho tất cả các trường thuộc loại hình trường CĐCĐ (tức là khi xây dựng mộl trường CĐCĐ cho mình, địa phương có thể dựa vào loại hình ấy). Tính riêng biệt thể hiện ờ sự khác biệt so vớ i các trường CĐ khác và sự khác biệt giữa trường CĐCĐ của địa phương này với trường CĐCĐ của địa phương khác. Các giải pháp phát triển loại hình trường này khi xây dựng phải bám sát những đặc điểm riêng đó.

Nguyên tắc thứ ba: Thể hiện tính sảng tạo và khà thi.

Các giải pháp đưa ra phải góp phần đem lại hiệu quả nhất định cho các địa phương, các trường CĐCĐ, thể hiện được tính sáng tạo, tính khả thi và có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra nhằm đạt mục tiêu phát triển trường CĐCĐ đáp ứng yêu cầu ĐTNNL cho các địa phương trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, các giải pháp đưa ra phải phù hợp với yêu cầu đòi hỏi thực tiễn cùa từng địa phương và đặc điểm của loại hình trường CĐCĐ, góp phần tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương, giúp địa phương ĐT được NNL đáp ứng quy hoạch tổng thể về các ngành nghề và cỳ xu hướng mở rộng quy mô phát triển hệ thống ngành nghề ĐT theo yêu cầu của địa phương trong hiện tại và trong các giai đoạn tiếp theo. Từ đó giúp các địa phương vận dụng sáng tạo các giải pháp đưa ra để phát triển nhà trường và để đảm bảo tính khả thi cùa các giải pháp. Nguyên tắc này cũng là yêu cầu đặt ra khi xây dựng các giải pháp.

Giải pháp phát triển trường Cao đẳng cộng đồng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trong giai đoạn hiện nay

]. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, chức năng và sứ mệnh cùa trường

Hướng cho toàn XH, đặc biệt từ các cấp ùv Đảng, Chính quyền, các đoàn thể chớnh trị XH đến mọi người dân ở các địa phương có nhận thức đầy đủ, sâu sẳc hơn về loại hình trường này trong hệ thống GDQD. Từ đó làm cho Chính quyền các cấp, các đoàn thể chính trị XH và mồi người dân địa phương có trách nhiệm hơn đối với việc phát triển loại hình trường CĐCĐ theo đúng vai trò, vị trí, chức năng và sứ mệnh vốn có của nó với bản chất ưu việt đó là: “trường của cộng đồng, do cộng đồng, vì cộng đồng và hướng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng”.

Ý nghĩa của giải pháp:

Giải pháp này có hai ý nghĩa khác nhau đó là:

Đổi mới và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, vị trí, chức năng và sứ mệnh của trường CĐCĐ, coi đây là điều kiện, là tiền đề để đẩy mạnh XHH GDCĐ.

Thông qua giải pháp này sẽ làm cho các nhà QLGD và mọi thành viên cùa mồ i nhà trường ý thức được trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, đưa mọi hoạt động dạy và học của nhà trường đến với cộng đồng và đáp ứng yêu cầu ĐTNNL của cộng đồng.

Tuy giải pháp này có hai ý nghĩa khác nhau nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển trường CĐCĐ đáp ứng yêu cầu ĐTNNL cho địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung của giải pháp:

Nội dung gắn với địa phương (cộng đồng): Nâng cao nhận thức của cộng đồng, làm

cho toàn thể cộng đồng hiểu được “Nhà trường là vầng trán của cộng đồng”, tức là nhà trường phải biết lấy cộng đồng XH làm điểm tựa cho việc phát triển và hoàn thiện nội dung, phương thức ĐT cho phù hợp với đặc điểm cùa cộng đồng, thể hiện rõ tính thích ứng và mềm dẻo cùa loại hình trường CĐCĐ, làm cho cộng đồng nhận thức đúng đẳn và sâu

trường tách rời cộng đồng, xa rời XII thì mọi hoạt động GD ĐT của nhà trường sẽ không còn ý nghĩa, nhận thức sâu sác hơn, rõ hom về tính cộng đồng của nhà trường, thấy được nhà trường là đơn vị trực tiếp tham gia chuyển giao thành tựu KHKT&CN đến cộng đồng và đáp ứng nhanh chóng, kịp thời yêu cầu Đ1*NNL cho địa phương. Như vậy nhiệm vụ đặt ra với nhà trường là rất lớn, nhà trường vừa có trách nhiệm làm cho toàn thể cộng đồng hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về đặc tính gán kết chặt chẽ với cộng đồng của nhà trường, mặt khác nhà trường vừa phải có trách nhiệm làm cho các nhà QLGD và toàn thể cán bộ, giảng viên... của trường CĐCĐ nhận thức rõ tính cộng đồng của trường, từ đó nâng cao kỹ năng phục vụ cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Biện pháp tổ chức thực hiện và triển khai các nội dung giải pháp:

Với nội dung I: Thuộc về trách nhiệm của Chính quyền các cấp (bao gồm cả HĐND

và ƯBND 3 cấp), đặc biệt là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đó là cấp có thẩm quyền cao nhất đề xuất cho sự ra đời và phát triển trường CĐCĐ. Trách nhiệm cùa ƯBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm một số công việc sau đây:

Đổi mới nhận thức về trường CĐCĐ, nâng cao nhận thức và cung cấp đầy đủ thông tin cho tất cả các đơn vị tham gia vào quá trình ĐTNNL phục vụ chương trình phát triển KT-XH tại địa phương về tính ưu việt của loại hình trường CĐCĐ, làm cho chính quyền thấy rõ mối quan hệ hừu cơ giữa cơ cấu K.T, cơ cấu nhân lực, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lĩnh vực ĐT. Từ đó tạo điều kiện cho trường CĐCĐ có phương thức ĐTNNL phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của địa phương.

Chuyển tải đầy đủ mọi thông tin về vai trò, vị trí, chức năng, sứ mệnh và sự cần thiết phải thành lập trường CĐCĐ ở địa phương cho cán bộ Chính quyền các cấp (bao gồm

Thấy được đây là một dịa chi tin cậy để mọi đối tượng đều có thể thực hiện được nhu cầu nâng cao dân trí, nâng cao trình độ KHKT&CN, nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn...với mức chi phí hợp lý và hiệu quả, làm cho cộng đồng thấy được đây vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của cộng đồng. Từ đó giúp họ có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm hoặc làm công việc cùa mình tốt hơn...Khi họ có việc làm ổn định họ sẽ quay trở lại để đóng góp được nhiều hơn về tinh thẩn và vật chất cho sự phát triển bền vừng của nhà trường..

Với nội dung 2: Thuộc về trách nhiệm của Hội đồng trường, của BGH, của Công

đoàn, cùa Đoàn TN nhà trường. Thông qua các hoạt động ĐT và các hoạt động XH, nhà trường phải tạo sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng nhàm làm chuyển biến nhận thức tới toàn thể cán bộ, giảng viên và các nhân viên nhà trường, giúp họ hiểu sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, chức năng và sứ mệnh của nhà trường vì sự phát triển bền vừng của cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để họ nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, có kỹ năng giao tiếp và đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của cộng đồng, từ đó góp phần làm tốt mục tiêu ĐT theo nhu cầu của cộng đồng.

Giải pháp 2: Gẳn kết sự phát triển trường CĐCĐ với sự phát triển KT-XH của mỗi địa phương.

Mục đỉch của giải pháp:

Đảm bảo một trong những chân giá trị về sứ mệnh của trường CĐCĐ là đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu ĐT nhân lực của địa phương.

3/ Tăng cường mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường với các cơ quan QLNN, tổ chức chính trị XH, các cơ sở sàn xuất kinh doanh tại địa phương.

4/ Tăng cường mối liên kết giữa trường CĐCĐ với các cơ sở D I của mồi địa phương, giừa trường CĐCĐ với các trường CĐ và ĐH ở các vùng miền và trên phạm vi cả nước.

Biện pháp tổ chức thực hiện và triển khai những nội dung giải pháp:

Trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đó là cấp có thẩm quyền cao nhất đề xuất cho sự ra đời và phát triển trường CĐCĐ cần chi đạo các trường CĐCĐ nhanh chóng xúc tiến:

1/ Thành lập Hội đồng tư vấn, thành lập phòng Quan hệ doanh nghiệp, phòng thiết kế đổi mới chương trình ĐT... hoặc thành lập những tổ chức bộ phận có chức năng này, làm cầu nối giữa nhà trường và cộng đồng. Thông qua các tổ chức này, nhà trường sẽ biết được sự thiếu hụt về NNL trong sự phát triển cùa nền KT địa phương, biết được các kỷ năng và năng lực yêu cầu người LĐ cần có để đáp ứng sự đòi hỏi của những việc làm mới ở địa phương. Mặt khác, thông qua các tổ chức này sẽ giúp nhà trường đẩy mạnh sự gắn kết giữa các hoạt động ĐT của nhà trường với nhu cầu thiết thực cùa cộng đồng. Qua đó, nhà trường có thể xem xét, tính toán để mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và bổ sung những kiến thức pháp luật mới cho cán bộ đương chức ở các cấp các ngành

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển trường cao đẳng cộng đồng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trong giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w