xứng với nhiệm vụ ĐT. Có trường còn chậm về đổi mới các chương trình ĐT, chưa triển khai được nhiệm vụ NCKH, các dịch vụ khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ gắn với các vấn đề KT-XH của địa phương vì vậy, sự gắn kết với cộng đồng chưa được các trường CĐCĐ thực hiện đầy đủ. Hơn nữa, công tác QL một tổ chức GD-ĐT đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, hướng về cộng đồng còn
mới mẻ đối với hầu hết CBQLGD ĐH&CN ở Việt Nam, nên các trường còn lủng túng trong việc xây dựng kế hoạch ĐT. Chính những yếu tổ này tạo nên chất lượng ĐT của các trường CĐCĐ chưa đạt đuợc như mong muốn. Hạn chế này đã được Bộ GD&ĐT đánh giá trong Hội nghị lãnh đạo các trường CĐ, ĐH vào tháng 8/2006 (8). Khối các tnrờng CĐCĐ và CĐ địa phương đang theo mô hình hướng đến cộng đồng bước đầu đã phát huy được hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng ĐT, gẳn ĐT với sử dụng NNL của XH. Tuy nhiên các mô hình đó còn chưa nhiều, chưa mang tính phổ biến, tính hệ thống và đều xuất phát từ khả năng “cung” của các trường, chưa xuất phát từ nhu cầu của XH. Chương trinh ĐT chưa phù hợp với yêu cầu của nhà sử dụng NNL. Chưa có những đặt hàng cụ thể của các doanh nghiệp, các địa phương đối với các trường hoặc yêu cầu cụ thể về các tiêu chuẩn của NNL sau khi tốt nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp vào làm việc nhưng phải ĐT thêm trước khi sử dụng. Các trường chưa cỏ tiêu chí cụ thể đối với sinh viên cần đạt được theo yêu cầu XH khi tốt nghiệp. Do vậy cần phải tạo ra mô hì nh ĐT theo đơn đặt hàng của nhà sử dụng về chương trình ĐT, kỹ năng cần đạt được đối với sinh viên... và có đầu tư từ doanh nghiệp/nhà sử dụng LĐ cho quá trình ĐT. Cần có cơ quan làm nhiệm vụ dự báo nhu cầu NNL để giúp các trường định hướng ĐT, cải tiến chương trình.
Một số hạn chế
ì/ Sự đầu tư của Nhà nước và của cộng đồng chưa thỏa đáng để các trường CĐCĐ phát
triển: Thực trạng hiện nay, hầu hết các trường CĐCĐ của nước ta còn khá nghèo nàn về
csvc và trang thiết bị dạy học, thực hành. Đa số các trường do mới thành lập nên csvc, trang thiết bị đầu tu còn thiếu đồng bộ và thiếu nhiều so với yêu cầu thực tiễn đặt ra, chưa đáp ứng nhiệm vụ dạy và học của các nhà trường. Các trường về cơ bản còn thiếu phòng học, phòng thí nghiệm thực hành, thiếu diện tích đất đai và trang thiết bị kỹ thuật. Trong thời gian vừa qua, tuy các trường đã nhận được sự quan tâm chi đạo tích cực của Bộ GD&ĐT, sự tạo điều kiện nhiều mặt của chính quyền các địa phương và sự giúp đỡ tận tình của các nhà tài trợ trong và ngoài nước nhưng chưa thể đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và còn rất nhiều vấn đề cần phải được tháo gỡ từ nhiều phía, về tổ chức bộ máy và đội ngũ
giảng viên, cán bộ nhân viên cùa trường, tuy có sự bố trí sắp xếp khoa phòng khác nhau nhưng hầu hết các trường chưa quan tâm bố trí phòng Quan hệ Doanh nghiệp, phòng thiết kế đổi mới chương trình ĐT (hoặc bố trí các chức năng này vào các khoa phòng khác cho phù hợp) để tham mưu giải quyết những vấn đề mà cộng đồng đặt ra theo yêu cầu ĐTNNL của cộng đồng. Đội ngũ CBQL và giảng viên của các trường đa số chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động QL và giảng dạy. Đội ngũ giảng viên, CB, nhân viên của trường nhìn chung còn thiếu trầm trọng về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ giảng viên có kỹ năng thực hành nghề và đội ngũ CB giảng dạy có trình độ Tiến sỹ và có kinh nghiệm. Đội ngũ giảng viên nói chung vừa yếu về ngoại ngữ-tin học vừa yếu về kiến thức thực tiền, về năng lực sáng tạo. Đa số các trường CĐCĐ đang ĐT hiện nay phải dựa vào cơ sở thực tập của các đơn vị liên kết ĐT với nhà trường, thiếu sự gắn kết với doanh nghiệp để phát triển chương trình ĐT và phát triển sự hợp tác với các doanh nghiệp, nội dung chương trình ĐT chưa linh hoạt, kịp thời để đáp ứng nhu cầu hiện nay, một sổ trường mới thành lập chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quan hệ hợp tác, nhất là quan hệ hợp tác quốc tế. Mô hình ĐH/CĐCĐ chưa thật sự định hình rõ trong công tác tuyển sinh các bậc TCCN & CNKT, chưa có quy chế hoạt động chính thức cho các trường CĐ/ĐHCĐ (Theo mô hình Bắc Mỹ).
2/ Chưa đảm bảo vị trí, vai trò, chức năng và sứ mệnh phát triển trường CĐCĐĩ Qua
hoạt động của các trường CĐCĐ thí điểm từ năm 2000 đến nay, tuy Bộ GD&ĐT đã thận trọng theo dõi và thành lập thêm một sổ trường nữa nhưng Bộ GD&ĐT vẫn chưa có sự đánh giá đầy đủ về tính hiệu quả, ưu điểm cũng như những hạn chế của mô hình này. Tình trạng ĐT không theo nhu cầu XH và sự chồng chéo trong ĐT đang diễn ra khá phổ biến và chưa được sắp xếp, chỉ đạo thống nhất và đồng bộ của lãnh đạo các địa phương, thiếu sự phối hợp chặt chẽ của Bộ chủ quản với lãnh đạo các địa phương để kịp thời giải quyết những vấn đề này. Vì vậy hiện nay nhiều địa phương đang có xu hướng muốn thành lập trường ĐH địa phương, họ chưa thấy hết về sự xơ cứng của các trường ĐH công lập do nền KTKHH tập trung để lại, không hiểu rõ ý nghĩa chiến lược của mô hình CĐCĐ Bắc Mỹ rất năng động và linh hoạt trong nền KTTT mà hiện nay nhiều nước ở Châu Á đang học tập và có
kết quả khá tốt, chưa hiểu hết tính ưu việt và vai trò, chức năng, sứ mệnh của mô hình trường CĐCĐ. Thực trạng hiện nay, chính quyền các địa phương chưa có sự đầu tư xứng tầm về csvc, nguồn lực con người cho các trường CĐCĐ như đã nêu ở phần trên. Sự chì đạo và điều hành hoạt động của Hội đồng các nhà trường còn nặng tư duy bao cấp, cơ chế tri trệ, quan liêu, bảo thủ...chưa được khắc phục, phạm vi ĐT của các trường trực thuộc TW đóng trên địa bàn cùa các địa phương còn hẹp, ít lĩnh vực, không tận dụng được hiệu quả của đội ngũ CB giảng dạy. Nhiều cơ sở tổ chức ĐT và nhiều ngành ĐT còn trùng lặp, chương trình ĐT cơ bản còn lạc hậu và thụ động, không phù hợp với nhu cầu đổi mới của XH. Những bất cập về NNL phục vụ chuyển dịch cơ cấu KT của từng địa phương và những hạn chế về GD-ĐT và DN chậm được khắc phục, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn còn cao và vẫn chưa được các ngành chức năng và chính quyền các địa phương quan tâm giải quyết cơ bản và toàn diện thông qua việc chi đạo, tạo điều kiện giúp các trường CĐCĐ phát huy hết vai trò, sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ phát triển nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
3/ Hệ thống GDCN có nhiều bất cập, chưa có sự gẳn két với hệ thống GD nghề nghiệp
và gây khó khăn cho việc sắp xếp mạng lưới các trường CĐCĐ và các cơ sở ĐT trong hệ thổng
GDNN: Những bất cập của hệ thống GDCN có thể tóm tắt nhu sau: phân tán trong QL, quy
mô nhỏ bé, cơ cấu ngành, nghề và hình thức ĐT không hợp lý, chồng chéo, có nhiều lĩnh vực ĐT quá hẹp, chất luợng các khoá ĐT không chính quy còn thấp, đội ngũ giảng viên phân bố không hợp lý cả về số lượng vả chuyên môn, csvc, trang thiết bị, thư viện cơ bản còn nghèo nàn, nguồn lực tài chính hạn hẹp. Hầu hết trên địa bàn các tinh hiện nay, có rất nhiều trường THCN, dạy nghề có nhừng chương trình ĐT trùng lặp nhau, cán bộ có trình độ tay nghề, có kỹ năng còn thiếu và yếu. Điều này gây trở ngại cho công tác quản lý ở các địa phương, sự phân tán trường lớp, con người gây lãng phí lớn và chưa đem lại hiệu quả trong việc sử dụng các cơ sở sẵn có cũng như tập trung đầu tư để ĐTCB theo yêu cầu của các địa phương. Hiện nay hệ thống trường CĐ, TCCN ở trung ương và địa phương có thể chia thành các loại như: CĐCĐ (chưa hoàn thiện mô hình), CĐ KT-Kỹ thuật, CĐ đa ngành (mới thành lập vài năm nay ở một sổ tinh cần Thơ, Bến
Tre,...) có chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm gần giống như CĐCĐ, CĐ nghề và các trường CĐ đơn ngành. Mỗi tinh có nhiều trường CĐ như: CĐCĐ, CĐ KT- Kỹ thuật, Y tể, Sư phạm, CĐ nghề,... Đó là chưa kể nhiều trường THCN, TTGDTX...cùng tồn tại. Tình hình trên dẫn đến những bẩt cập: Nguồn tài chính đầu tư cho sự nghiệp GD-ĐT của các Tinh hạn chế lại càng phân tán, đội ngũ CBQL, giảng viên luôn thiếu và yếu, csvc và trang
thiết bị lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu hoạt động ĐT, chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, chồng chéo, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, gây làng phí lớn và chất lượng ĐT không theo kịp yêu cầu sản xuất và phát triển KT-XH của các địa phương. Hệ thổng GDCN không có sự gắn kết với hệ thống GDNN do 2 lĩnh vực này thuộc sự QLNN của 2 Bộ chủ quản khác nhau, gây khó khăn cho việc sắp xếp mạng lưới trường CĐCĐ và các cơ sở ĐT trong hệ thống GDNN nói chung của nước ta.
4/ Chưa tạo được mối quan hệ gắn kết giữa trường CĐCĐ với địa phương và ĐT chưa
gắn với thị trường LĐ: Quá trình phát triển nhà trường phải được bắt đầu từ việc thiết lập,
điều chinh, bổ sung, hoàn thiện về tổ chức bộ máy, về đội ngũ, về chương trình, nội dung ĐT, về csvc, trang thiết bị...từ mức độ thấp đến mức độ cao. Thời gian qua, bên cạnh mặt tích cực cần được phát huy, nhân rộng còn nhiều mặt hạn chế và khiếm khuyết cần được bổ sung, điều chinh và hoàn thiện kịp thời (kể cả về tổ chức bộ máy, về đội ngũ cán bộ giảng viên, về chương trình, nội dung ĐT...), đa số các trường CĐCĐ hiện nay chưa thể hiện rõ
tinh cộng đồng, việc thiết kế chương trình và phương thức ĐT còn cứng nhắc, rập khuôn
theo quy định của Bộ chủ quản nên chưa gắn với nhu cầu thiết thực của đời sống cộng đồng, chưa tạo cơ hội giúp người học có thể chủ động theo học, nội dung ĐT cũng chưa huy động được trí tuệ của cộng đồng, đặc biệt là khả năng to lớn của các nhà tuyển dụng LĐ để tư vấn việc ĐT theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề cụ thể đáp ứng nhu cầu XH nói chung và nhu cầu của các nhà tuyển dụng LĐ nói riêng...
Do nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng và sử mệnh của trường CĐCĐ còn nhiều hạn chế, chưa có sự đồng thuận cùa các cấp ỉãnh đạo, nhận thức cùa cộng đong chưa đầy đủ, chưa sâu săc nên việc hỗ trợ và sự chung tay thể hiện trách nhiệm của cộ ng đồng đổi với sự tồn tại và phát triển của trường CĐCĐ chưa nhiều, chưa thường xuvên, liên tục. Công tác tuyên truyền để nâng cao sự hiểu biết về loại hình trường CĐCĐ chưa được ngành GD&ĐT và chính quyền các địa phương coi trọng để có sự đầu tư thỏa đáng, kể cả việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người làm công tác QLGD và đông đảo đội ngũ CB giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy trong các trường ĐH/CĐCĐ, trong các cơ sở ĐT và trong các phòng ban liên quan (nơi có trách nhiệm tham mưu mở trường CĐCĐ) nhằm tạo điều kiện cho loại hình trường này hoạt động một cách hiệu quả.
Do các trường CĐCĐ Việt Nam đều non trẻ, mô hình và những những đặc điểm chưa hoàn thiện và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan như: Cơ chế chính sách chưa đồng bộ (quy chế tổ chức và hoạt động, cơ chế quản lý tự chủ, các chính sách về tổ chức, ĐTLT, tài chính...); csvc, đội ngũ CBQL, CB giảng dạy còn nhiều bất cập bởi sự tác động của cơ cấu tổ chức, hệ thống mạng lưới của hệ thống CĐ và TCCN...
Do sự phân công trong công tác QLNN trong hệ thổng GDNN của Chỉnh phủ chưa phù hợp, đặc biệt sự phân công QLNN với khối THCN không cùng hệ thống với khối ĐTNN, đây là nguyên nhân tạo sự chia cắt trong công tác chì đạo, điều hành cùa các Bộ chủ quản. Mặt khác, do sự phối hợp thiếu chặt chẽ, thiếu nhịp nhàng của Bộ LĐTB&XH với Bộ GD&ĐT trong quá trình điều hành hoạt động của các nhà trường trong hệ thống GDNN nên đã để xảy ra tinh trạng gây phiền hà cho các cơ sở ĐT như: Có 2 loại trường CĐ và TC nghề có mục tiêu ĐT gần như nhau nhưng lại có 2 chương trình khung khác nhau với phương pháp tiếp cận khác nhau, có 2 bộ tiêu chí và kiểm định khác nhau, có 2 bộ chương trình bồi dưỡng sư phạm cho giáo viên khác nhau, có 2 hệ thống về QLĐT khác nhau với các mẫu biểu và yêu cầu về giáo vụ khác nhau, có 2 quy hoạch mạ ng lưới cơ sờ ĐT với các định hướng phát triển và chủ trương, chính sách khác nhau...Làm cho các trường này khi kiểm điểm đánh giá chất lượng phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ vì cỏ những tiêu chí quy
định khác nhau giữa 2 Bộ chù quản trong khi các trường CĐSP Kỹ thuật thuộc Bộ GD&ĐT lại đang thực hiện chức năng ĐT giáo viên DN...Đây là nguyên nhân cơ bản gây cản trờ việc xây dựne các CTLT trong các nhà trường và việc quy hoạch, phát triển mạng lưới các trường CĐ/ĐHCĐ ở các địa phương hiện nay.
Do ngân sách Chính phủ đầu tư cho các trường THCN và DN chỉ đề cập phân bổ iheo chỉ tiêu tuyển sinh mà chưa yêu cầu về trách nhiệm phải xem xét giải quyết đầu ra cho học sinh, sinh viên trong các trường này. Do vậy, đa số các trường THCN và DN của nước ta chưa thể hiện sự gắn kết giữa ĐT với nhu cầu sử dụng NNL, đa sổ các trường này còn nặng về việc ĐT các ngành nghề theo khả năng sẵn có của mỗi nhà trường, Mặt khác, do thiếu sự phổi hợp, thiếu sự trao đổi kinh nghiệm thường xuyên trong hoạt động dạy và học, trong công tác ĐT giữa các trường, các cơ sở ĐT với nhau trong mỗi địa phương, giữa địa phương này với địa phương khác, giữa các trường, các cơ sở ĐT nghề của địa phương này với các trường, các cơ sở ĐT nghề của địa phương khác trong nước, trong khu vực và trên thế giới xuất phát từ mục tiêu vì cộng đồng.
Do công tác XHH các nguồn lực để đầu tư phát triển nhà trường và phát triển các cơ sở ĐT nghề chưa được các nhà QLGD coi trọng đúng mức, các nhà trường và các cơ sở ĐT nghề chưa chủ động đặt vấn đề với các Doanh nghiệp, các nhà sử dụng LĐ một cách cụ thể về trách nhiệm của cả 2 phía, chưa chú ý để làm cho các nhà tuyển dụng NNL của các nhà trường (sau khi ĐT) phải có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí cho nhà trường... Mặt khác, Chính phủ và các bộ ngành chưa tạo được cơ chế thuận lợi để các nhà đầu tư có trách nhiệm đóng góp nguồn tài chính hợp lý để phát triển nhà trường, sự chăm sóc, nuôi dưỡng các trường CĐCĐ của các cấp QL và chính quyền các địa phương còn nhiều hạn chế và bất cập, sự đầu tư còn manh mún và quá hạn hẹp. Đồng thời, Bộ GD&ĐT chưa định vị trường CĐCĐ trong hệ thống GDĐH nên đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động của các trường CĐCĐ thí điểm trong thời gian vừa qua.
Khảo sát “điển hình ” về kết quả hoại động tại mội sổ trường cao đẳng cộng đồng (đại diện 2