Cao trào kháng Nhật cứu nước và khởi nghĩa giành chính quyền ở Anh Sơn (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945).

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 82 - 84)

ở Anh Sơn (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945).

3.3.1. Cao trào kháng Nhật cứu nước của nhân dân Anh Sơn.

Cuối năm 1944, phát xít Nhật đem 1 vạn quân vào chiếm đóng Nghệ An và tập trung quân ở Vinh - Bến Thuỷ nên nhân dân ở đây đã phải trực tiếp chịu đựng mọi hậu quả tai hại của chính sách khủng bố, cướp bóc, ức hiếp của quân Nhật. Thực tế thì trước khi đổ quân vào, ngay từ những năm 1941-1943, quân Nhật đã thọc bàn tay tội ác vào Nghệ An.

Ngày 9/3/1945, Phát xít Nhật nổ súng đánh bại quân Pháp trên cả nước, ở Nghệ An đêm 9/3/1945, bằng vài loạt súng của Nhật vào trại lính Liotay đã tóm gọn hàng trăm tên lính Pháp cùng lính thuộc địa. Ngay sau đó, công sứ Pháp ở Nghệ An đầu hàng. Nhật nắm toàn quyền cai trị đất này.

Ngay sau khi nắm toàn quyền ở Đông Dương, quân Nhật càng ra sức hoành hành trắng trợn. Thi hành lệnh quân Nhật ban, bọn hào lý và tay sai thân Nhật đã bắt nhân dân ta đi phu làm sân bay ở Nghi Lộc, làm đường Linh Cảm - Napê. Ngoài mỏ măng gan ở Núi Thành, chúng còn bắt nhân dân ở các

làng xã dọc sông Lam phải phá lúa, màu để trồng đay phục vụ cho công nghiệp chiến tranh của chúng. Quân Nhật nắm độc quyền thu mua thóc, ngô, vừng, lạc và buộc nhân dân phải nộp các nông sản đó theo phân bổ đầu mẫu ruộng đất do chúng định. Một số ít địa chủ ở Hưng Nguyên lúc này đứng ra lập xưởng ép dầu lạc và trưng cầu việc trồng đay, trồng thầu dầu… để phục vụ cho nhu cầu của phát xít Nhật. Đây là một âm mưu vô cùng hiểm độc, tàn ác của Pháp và Nhật, vừa nhằm vơ vét nhân tài, vật lực của ta cung đốn cho chiến tranh, vừa nhằm giết chết nhân dân ta, số còn sống sót cũng bị đói khát, kiệt sức, khó lòng nổi dậy chống lại chúng.

Chính sách cướp bóc, vơ vét của Pháp và Nhật đã đẩy nhân dân ta đến nạn đói năm 1945 khủng khiếp chưa từng thấy. Người chết đói hành loạt, la liệt khắp nơi như một trận dịch hết sức rùng rợn. Trận đói đã gây một không khí rùng rợn từ thành thị đến nông thôn, nhưng cũng làm cho nhân dân ta căm thù thực dân Pháp và phát xít Nhật đến tột độ.

Thực tế chính sách cướp bóc tàn bạo của phát xít Nhật đã tự phơi bày bộ mặt thật của chúng. Tay vấy máu của nhân dân ta nhưng miệng lưỡi bọn phát xít Nhật thì rùm beng quảng cáo nào là chính sách “đồng văn, đồng chủng”, “người da vàng thương lấy người da vàng ”; nào là chính sách “Đại Đông Á”, nền “Độc lập” bánh vẽ do chúng nặn ra… Chúng tung bọn tay sai về các phủ huyện và lập ra các tổ chức tay sai như: “Việt Nam ủng hộ độc lập đoàn”, “Thanh niên tiền tuyến”, “Bảo an đoàn”… để đánh lừa nhân dân ta, tập hợp lực lượng làm chỗ dựa cho chúng. Một số địa chủ cường hào gian ác và con em của chúng như bọn Võ Tri Khiêm, Võ Tư Nhượng con của tên địa chủ phản động Võ Trọng Chuyên (tức Hàn Thương) ở Phù Xá là những phần tử phản cách mạng ra mặt. Chúng ra sức bợ đỡ quan thầy Nhật, lăng xăng cổ động cho các tổ chức bịp bợm của Nhật.

Đến thời điểm này, cũng như nhân dân cả nước, nhân dân Nghệ An và nhân dân Anh Sơn ngày càng nhận rõ rằng: phát xít Nhật và thực dân Pháp đều là bọn cướp nước, đều là kẻ thù không đội trời chung, muốn cởi ách xiềng

xích nô lệ, muốn giành lấy tự do độc lập thật sự chỉ có con đường duy nhất là đánh đuổi Pháp, Nhật ra khỏi nước và đánh đổ bọn tay sai của chúng giành lấy chính quyền về tay mình. Tinh thần đấu tranh cách mạng sôi sục của nhân dân Anh Sơn lại được nhen nhóm lên sau một thời gian bị chúng dìm xuống trong khủng bố. Các cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra đã góp phần làm cho bộ máy tay sai rệu rã, cổ vũ tinh thần đấu tranh trong cả nước.

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w