Điều kiện lịch sử.

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 64)

Phong trào cách mạng của quần chúng ở Nghệ Tĩnh được phục hồi giữa lúc trên thế giới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đang lan tràn trầm trọng. Tiếp đó, tình trạng tiêu điều trong kinh tế của giới tư bản đã làm cho những mâu thuẫn vốn có trong các nước đó càng sâu sắc. Bọn tư bản tài chính lũng đoạn không thể duy trì nền thống trị của chúng như cũ được nữa mà phải lập nền chuyên chính công khai của các phần tử phản động nhất, sô vanh nhất nhằm thẳng tay đàn áp phong trào cách

mạng, trút tất cả gánh nặng lên vai nhân dân lao động ở chính quốc và nhất là ở các nước thuộc địa.

Trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, căn cứ vào Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã họp Hội nghị Trung ương tháng 7/1936, đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 - 1939. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi, để đấu tranh đòi quyền lợi dân chủ, quyết định chưa nêu khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp, giai cấp địa chủ, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày mà chỉ nêu khẩu hiệu đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Đồng thời, Hội nghị còn chủ trương dùng các hình thức đấu tranh công khai và bán công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng. Liền ngay sau đó, tinh thần nghị quyết của hội nghị đã sớm được truyền đạt về khắp các địa phương trong toàn quốc [67, tr 645].

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Quốc tế cộng sản, giữa năm 1936, Mặt trận nhân dân lên nắm chính quyền ở Pháp. Sự kiện này ảnh hưởng lớn đến tình hình ở Đông Dương.

Ngày 26/7/1936, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế, tạm gác khẩu hiệu hành động cũ mà nêu khẩu hiệu đấu tranh đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống chiến tranh, chống phát xít, đòi tự do cơm áo, hòa bình. Hội nghị quyết định dùng các biện pháp công khai và bán công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm “tập hợp rộng rãi quảng đại nhân dân từ thành thị đến thôn quê, từ dân tộc tiên tiến đến các bộ lạc lạc hậu, từ phần tử có giác ngộ cho tới những lớp dân chúng mấy lâu nay còn yên tĩnh, rụt rè, nay trở ra tham gia Mặt trận thống nhất”.

Hoà chung với phong trào cách mạng toàn quốc, trong những năm 1936 - 1939, Anh Sơn đã có những cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp đạt kết quả

đáng kể, gây được tiếng vang lớn và đem lại cho nhân dân lao động những lợi ích thiết thực.

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 64)