Phong trào đấu tranh cách mạng 1930 – 1931 của nhân dân Anh Sơn.

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 53)

chí Trần Du (tức Thái, tức Nghệ), ở Yên Lĩnh, Nguyễn Văn Tạo (tức Chính) ở Tri Lễ và đồng chí Hoàng Trần Thâm (tức Công) ở Đặng Lâm, đồng chí Trần Du được cử làm Bí thư Phủ ủy lâm thời [1, tr17].

Phủ ủy lâm thời ra đời đã tạo điều kiện cho việc thành lập các cơ sở Đảng ở các tổng và các làng trong phủ. Cho đến cuối năm 1930, các Tổng ủy được chia theo địa giới hành chính. Đồng chí Lê Văn Dư (tức Dục) được cử làm Bí thư Tổng ủy Lãng Điền, đồng chí Nguyễn Diên Tụy (Tức Tuyên) ở Yên Lương là Bí thư Tổng ủy Đặng Sơn. Từ tháng 11/1930, đồng chí Nguyễn Hiếu làm Bí thư Tổng ủy Đặng Sơn.

Cùng với sự ra đời của Tổng ủy từ tháng 04/1930 đến cuối năm các chi bộ Đảng cũng lần lượt được thành lập. Đến cuối năm 1930 ở vùng Anh Sơn hiện nay đã có các chi bộ sau đây được xây dựng: Chi bộ Hồng (ở Tri Lễ), chi bộ Cơi (ở Lãng Điền, Hội Tiên), chi bộ Đại Điền (ở Thượng Thọ, Chính Vĩnh) chi bộ Kiệt (ở Yên Phúc), chi bộ Lĩnh (ở Đa Văn, Hội Quần, Khả Lãng), chi bộ Nam Sơn, chi bộ Thọ Xuân ....

Sự ra đời của Phủ ủy cùng với các cơ sở Đảng trong các vùng, sự hình thành các tổ chức cách mạng như Nông hội, Thanh niên, phụ nữ... là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện cho sự phát triển phong trào cách mạng ở Anh Sơn tiến tới cao trào cách mạng trong 2 năm 1930 – 1931.

1.2.2. Phong trào đấu tranh cách mạng 1930 – 1931 của nhân dânAnh Sơn. Anh Sơn.

Vào tháng cuối năm 1929, được thực tỉnh, khích lệ bởi những tư tưởng cách mạng mới và sự hoạt động tích cực, khẩn trương của tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng, phong trào đấu tranh của nhân dân Anh Sơn đã nổ ra ở nhiều nơi.

Nổi bật trong thời kỳ này là công tác tuyên truyền, giác ngộ quần chúng được tiến hành một cách thường xuyên. Hình thức tuyên truyền hàng đầu được các cấp bộ Đảng áp dụng là truyền đơn. Vào dịp này, cứ đến ngày lễ kỷ niệm lịch sử là có truyền đơn của Đảng. Các truyền đơn này không chỉ có ý nghĩa của ngày lễ kỷ niệm mà luôn có lời kêu gọi quần chúng vùng dậy đấu tranh đòi quyền lợi. Đầu năm 1930, cơ quan ấn loát của Xứ ủy đóng ở làng Yên Lĩnh nên các tài liệu, truyền đơn vừa được in ấn thì ngay sau đó các làng ở Anh Sơn đã có đọc. Sự xuất hiện các tờ truyền đơn đã tạo nên sự bàn luận sôi nổi và khích lệ mạnh mẽ tinh thần cách mạng của các tầng lớp nhân dân.

Nhân ngày 01/08/1929, kỷ niệm ngày quốc tế chống chiến tranh đế quốc hoặc ngày 07/11/1929, kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga là những dịp truyền đơn có cờ đỏ xuất hiện nhiều nơi. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 12 năm ngày cách mạng tháng Mười Nga (1917 – 1929) truyền đơn của Đảng đã rải khắp các vùng trong Phủ Anh Sơn. Sau khi nêu lên ý nghĩa Quốc tế của cuộc cách mạng Nga, truyền đơn kêu gọi dân cày hãy đoàn kết lại noi gương cách mạng Nga mà đứng dậy đấu tranh giành hầm mỏ, nhà máy cho thợ thuyền, ruộng đất cho dân cày, lập chính quyền Xô Viết công – nông – binh.... Ngày 10/02/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng đã phát truyên đơn kêu gọi các tầng lớp nhân dân gia nhập các hội quần chúng để cùng đấu tranh đòi quyền lợi. Truyền đơn đã vạch ra nội dung, mục tiêu tranh đấu thiết thực cho các giới như bỏ thuế, chống bắt phu, bắt lính, tự do lập hội, tự do ngôn luận...

Tất cả những nội dung mới mẻ mà truyền đơn của Đảng đề cập trong dịp này đã khơi dậy một niềm tin cách mạng to lớn trong nhân dân. Nó không chỉ cho nhân dân biết ý nghĩa của việc chống chiến tranh đế quốc, của cách

mạng tháng Mười, của việc gia nhập các tổ chức quần chúng mà còn nêu ra mục tiêu tranh đấu thiết thực phù hợp với nguyện vọng lâu đời của mọi ngành, mọi giới. Truyền đơn không chỉ đề cập đến nguyện vọng về kinh tế mà còn về chính trị như tự do lập hội, đòi lập chính quyền Xô – viết như nước Nga... Chịu sự ảnh hưởng của hình thức tuyên truyền có tính sâu rộng, quảng đại này nên các cuộc đấu tranh của quần chúng mang những hình thức và nội dung mới mẻ.

Ngày 18/03/1930, truyền đơn của Xứ ủy Trung kỳ phản đối việc đế quốc Pháp xử chém tại Vinh hai anh Phan Hoàng Thân và Nguyễn Đừu quê ở Anh Sơn đã được thả khắp các vùng trong phủ. Tiếp đó, ngày 31/03/1930, Phủ ủy Anh Sơn cũng ra tuyên cáo cực lực đả đảo hành động dã man này của đế quốc, phong kiến. Truyền đơn và tuyên cáo đã kêu gọi nhân dân Anh Sơn cũng như nhân dân của cả tỉnh đứng dậy đấu tranh đòi bọn hào lý chức sắc các làng bỏ lễ tết, bỏ chế độ làm công không cho chủ ruộng, các việc tạp dịch phân bổ công bằng cho mọi người, của công của làng phải cho dân biết... Tuyên cáo của Phủ ủy Anh Sơn rải ở Tào Điền, Đại Điền, Dương Long, Dương Xuân... đêm 31/03/1930 viết: “Các anh Thân, Đừu đã tự nguyện hy sinh để tiêu diệt những tên hại nước, hại dân,...; các anh đã bênh vực quyền lợi của quần chúng...” kết thúc bản Tuyên cáo có đoạn: “Anh chị em hãy vùng lên, đoàn kết nhau lại làm cách mạng để lật đổ đế quốc Pháp, Chính phủ Nam triều lập chính phủ Xô viết!”.

Trong những tháng đầu năm 1930, các loại báo bằng chữ Quốc ngữ cũng được phổ biến rộng rãi ở Anh Sơn như báo Nhà Nông của tổ chức Nông hội, báo Tân Tiến của Thanh niên, báo Bạn Gái của Phụ nữ. Các báo này đều nói lên sức mạnh vô địch của đoàn kết và chỉ có đấu tranh mới dành được quyền lợi [1, tr21-22].

Ngày 01/05/1930, hòa chung với phong trào đấu tranh ở nhiều nơi trong tỉnh, tại Anh Sơn, nhiều hình thức cổ động, tuyên truyền đã được tổ chức. Tại vùng Lãng Điền, Hội Tiên quần chúng đã tập trung tại núi Lưỡi

Mèo (Hội Tiên) để nghe đồng chí Đặng Chính Kỷ (tức Năng) diễn thuyết về ý nghĩa của ngày quốc tế lao động... Tại nhiều nơi khác trên huyện, truyền đơn, cở đỏ đã xuất hiện ở những nơi đông người qua lại hoặc trên các cây cao.

- Cao trào cách mạng của quần chúng

Sự vùng dậy của công nhân Vinh - Bến Thủy và nông dân Hưng Nguyên, Thanh Chương... gây ra tiếng vang lớn, kêu gọi sự vùng dậy của quần chúng cách mạng Phủ Anh Sơn.

Thực hiện lời kêu gọi “ theo gương hy sinh của dân cày Nghệ An”

(trong ngày 01/05) của Xứ ủy Trung kỳ, Phủ ủy Anh Sơn đã tích cực, khẩn trương chuẩn bị một cuộc biểu tình toàn phủ với nội dung đòi giảm sưu hoãn thuế, chống chính sách khủng bố của địch.

Ngày 28/5/1930 tại làng Đa Văn (tức là Xuân Sơn), một cuộc họp gồm đủ các đồng chí Bí thư liên chi (tức Tổng ủy), cùng các đồng chí trong phủ ủy được tổ chức. Cuộc họp này quyết định lấy ngày 01/06/1930 làm ngày tổng biểu tình trong phủ Anh Sơn. Các công việc cụ thể như treo cờ, rải truyền đơn, thảo yêu sách của quần chúng đã được phân công cụ thể.

Do nhận thức ý nghĩa của cuộc vùng dậy đầu tiên này nên sau cuộc họp ở phủ về, các đồng chí ở các tổng đều tổ chức những cuộc họp với các Bí thư chi bộ để bàn định kế hoạch huy động lực lượng ở địa phương mình tham gia cuộc biểu tình ở phủ.

Thế nhưng, do tiếp thu về ngày giờ tổng biểu tình không khớp nên ngày 01/6/1930 nhân dân hai tổng Bạch Hà và Thuần Trung từ các làng đổ về thị trấn Đô Lương trong khi đó, ngày 02/6/1930 nhân dân ba tổng Lãng Điền, Đặng Sơn, Đô Lương mới kéo về phủ đường.

Tại các tổng Lãng Điền, Đặng Sơn, theo kế hoạch đã định, trong đêm ngày 01/6/1930 cờ đỏ búa liềm đã được treo lên nóc đình, ngọn cây, đồng thời tiếng mõ cùng vang lên sau tiếng trống phát lệnh tại Đền Đa Cát (Lãng Điền) và Đền Giám (Hội Tiên). Rạng sáng ngày 02/6/1930, mọi đường làng ngõ xóm quần chúng ùn ùn đổ về địa điểm tập trung. Ở Lãng Điền quần chúng kéo

đến Đền Đa Cát rồi dọc theo con đường mòn bên tả ngạn Sông Lam xuống Thượng Thọ, qua Chính Vĩnh, sang Tri Lễ kéo về nhập với Tổng Đặng Sơn, cũng đang ùn ùn tập trung dọc theo đường số 7 đổ tuôn về một hướng: Phủ đường Anh Sơn ở thị trấn Đô Lương. Trên đường, đoàn biểu tình các tổng đều bị bọn phu đoàn ngăn cản, nhưng lập tức quần chúng hô vang các khẩu hiệu đả đảo nên chúng phải bỏ chạy. Đoàn biểu tình vừa đến bến Cầu Rợ thì đã có bộ phận chuẩn bị thuyền bè kết thành cầu phao để vượt sông. Qua bến cầu Rợ, đoàn biểu tình Lãng Điền, Đặng Sơn được sự tham gia của học sinh Trường Pháp –Việt Anh Sơn tan học người đi chợ Lường về dân quanh thị trấn Đô Lương cho nên càng lâu càng đông đảo và bừng bừng khí thế.

Được tin dân biểu tình đang ùn ùn kéo về phía chợ Lường, tri phủ Anh Sơn hoảng sợ không kịp mặc áo dài, đeo bài ngà, vội vàng leo lên xe kéo cùng một số tùy tùng ra gặp quần chúng. Vừa thấy tri phủ xuất hiện, lập tức đoàn biểu tình vây chặt, một đại biểu đưa yêu sách gồm mấy điểm:

- Yêu cầu hoãn thuế đến tháng 10. - Bãi bỏ thuế chợ, thuế đò.

- Thả những người bị bắt.

- Bồi thường người bị bắn chết ở Bến thủy.

Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng đang vây chặt mọi phía, tri phủ phải phê vào bản yêu sách của dân: “Đặng – Lãng nhị tổng, nhân dân khất khiếu sưu, ngân, hạn thập nguyệt, tuần giao hoàn sung số” Nghĩa là: nhân dân hai tổng Đặng Sơn, Lãng Điền xin khất sưu thuế, hẹn đến tháng 10 nộp đủ [1, tr23-24].

Phê xong tri phủ đọc cho mọi người nghe. Lập tức quần chúng hô vang buộc tri phủ phải coi đây là yêu sách của dân cả phủ Anh Sơn. Không còn cách nào khác tri phủ phải cúi đầu ghi lại: “Anh Sơn phủ hạt, nhân dân khất khiếu sưu ngân, hạn thập nguyệt tuần giao hoàn sung số” [1, tr24].

Cuộc biểu tình của nhân dân Anh Sơn trong ngày 02/6/1930 là một bước phát triển mới của phong trào cách mạng. Trong ngày đó quần chúng đã được tổ chức thành đội ngũ có lãnh đạo chỉ huy thống nhất, có sự chuẩn bị chu đáo qua việc họp làng lấy ý nguyện của dân tiến hành trước ngày tổng biểu tình lên phủ. Yêu sách của quần chúng đề ra không chỉ đòi quyền lợi về kinh tế và có cả yêu sách về chính trị. Cuộc biểu tình không chỉ có nông dân tham gia mà gồm nhiều lực lượng phối hợp. Lần đầu tiên trong lịch sử quần chúng đã kết thành một khối thống nhất, có sức mạnh áp đảo kẻ thù. Trong ngày đó tên tri phủ - người đại diện cao nhất của chính quyền phong kiến ở Anh Sơn với đầy đủ uy quyền và sức mạnh phải cúi đầu ghi nhận những đòi hỏi chính đáng của nhân dân và buộc phải hứa sẽ đáp ứng yêu cầu của dân biểu tình.

Với ý nghĩa đó, cuộc vùng dậy của quần chúng nhân dân ngày 02/6/1930 xứng đáng là sự kiện mở đầu cho cao trào cách mạng ở Anh Sơn.

Sau cuộc đấu tranh này, khí thế của quần chúng bốc lên mạnh mẽ. Họ hào hứng sôi nổi kể về thắng lợi, đâu đâu cũng luận bàn về thế sự, chia sẻ với nhau niềm tin ở sức mạnh đoàn kết đấu tranh. Còn đối với kẻ thù thì đây là một đòn mạnh làm cho bọn chúng hoang mang bối rối. Chúng đã chứng kiến sức mạnh to lớn của quần chúng. Để bảo vệ địa vị thống trị và những quyền lợi ích kỷ của giai cấp, chẳng những chúng chưa thể thực hiện được những yêu sách của quần chúng ở đòn tấn công đầu tiên mà còn tìm biện pháp tháo hẳn ngòi nổ cách mạng. Với dã tâm này sau ngày 02/6/1930 chúng đã bắt những người mà chúng cho là lãnh đạo biểu tình. Chúng còn cho bắt hoặc cách chức ngay những tên hào lý đã ký vào bản yêu sách của quần chúng, triệu về phủ để tra hỏi những hào lý đã tham gia cuộc biểu tình. Tại Lãng Điền trong đợt bắt bớ này đã có 6 đảng viên, quần chúng bị bắt trong đó có đồng chí Hoàng Huy, bí thư chi bộ Cơi. Ở Tri Lễ, Yên Phúc, chúng đã bắt 9 đảng viên và quần chúng, lý trưởng Lãng Điền, chánh phó lý Hội Tiên bị bắt về phủ để tra hỏi, lý trưởng Song ở Lạng Thạch bị cách chức. Tiếp đó tri phủ, đồn

trưởng đồn lính khố xanh Đô Lương kéo theo nhiều lính về tận các làng dọa dẫm dụ dỗ.

Về phía cách mạng, do biết rõ bản chất ngoan cố của kẻ thù nên ngay sau ngày thắng lợi cấp trên đã luôn luôn nhắc nhở các cấp ủy Đảng phải tiếp tục giữ vững khí thế của quần chúng, phải tiếp tục vùng dậy, phải tấn công liên tục thì các mục tiêu đề ra mới có thể thực hiện được. Báo chí của Xứ ủy, của Tỉnh ủy luôn luôn vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và kêu gọi quần chúng kiên trì đấu tranh đạt cho kỳ được mục tiêu.

Để phát triển phong trào đấu tranh, các cấp bộ Đảng đã tiến hành khẩn trương việc thu hút tập hợp quần chúng vào các tổ chức đoàn thể, việc lựa chọn những phần tử tích cực hăng hái trong các phong trào tranh đấu mà kết nạp thêm đảng viên, các thôn bộ, xã bộ Nông hội đỏ đã ra đời trong các kỳ này. Các cơ sở Đảng như chi bộ Kiệt (ở Yên Phúc), chi bộ Lĩnh (ở Đa Văn), hội quần Khả Lãng thuộc tổng ủy Lãng Điền; Chi bộ Vĩnh Lĩnh (gồm Yên Lĩnh, Vĩnh Yên) thuộc tổng ủy Đặng Sơn lần lượt được hình thành. Các cuộc biểu tình có tính chất thị uy, gây áp lực đã nổ ra trong phạm vị các lãng xã. Ngày 10/6/1930 quần chúng Hội Tiên biểu tình, kéo đến nhà lý trưởng Lê Danh Huệ, phó lý Nguyễn Ngô Đôn hô vang các khẩu hiệu chống chính quyền thực dân phong kiến bóc lột, đục khoét dân. Cũng tại làng này, nhân dân họp tại đình làng gọi những tên tay sai, trộm cắp ra vạch mặt chỉ trích và tuyên bố cấm gây những hành động hại dân. Ngày 09/7/1930, 200 nông dân làng Yên Phúc buộc lý trưởng Nguyễn Văn Nhương phải hứa từ đó về sau không được dùng tiền quỹ, lúa công của làng để chè chén, biếu xén cấp trên. Ở các làng Thượng Thọ, Chính Vĩnh, Lãng Điền thì quần chúng biểu tình nghe diễn thuyết cách mạng.

Cùng với việc xây dựng các tổ chức quần chúng và kêu gọi quần chúng tiếp tục đấu tranh, các cấp bộ Đảng cũng đã chú ý tới việc xây dựng các đội tự vệ đỏ để hỗ trợ quần chúng trong đấu tranh và trấn áp phản động.

Để tiếp tục giáng một đòn đủ mạnh vào bộ máy chính quyền, buộc chúng phải thực hiện các yêu sách, Phủ ủy Anh Sơn đã quyết định tổ chức một cuộc tổng biểu tình lần thứ 2 [1, tr26-27].

Sau khi nhận kế hoạch cụ thể tại cuộc họp mở rộng ở phủ các đồng chí phụ trách từng tổng đã về ngay địa phương tiến hành các công việc chuẩn bị. Để có sự thống nhất cao, các đồng chí phụ trách đoàn thể được giao những nhiệm vụ chăm lo tới những vấn đề cụ thể của hội viên trong ngày tranh đấu. Đề phòng cuộc biểu tình kéo dài thời gian, việc lo liệu cơm nước cho tự vệ, cho người đi biểu tình được giao cho hội phụ nữ.

Rút kinh nghiệm của cuộc biểu tình khất sưu đầu tháng 06/1930, ngày giờ, địa điểm tập trung được qui định rõ ràng, cụ thể. Quần chúng đi biểu tình cũng phân theo từng khối, theo địa dư hành chính. Tự vệ được tập trung sớm

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w