Phong trào đấu tranh của nhân dân Anh Sơn trong những năm 1936 1939.

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 75)

1936- 1939.

Sau Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Đảng (3/1935), theo chủ trương của Trung Ương Đảng, ngày 7/4/1935, Tỉnh ủy Nghệ An phát đi bản tuyên ngôn của Đại hội, mở đầu cho việc phổ biến và thực hiện các Nghị quyết của Đại hội. Trên báo Tự cứu, Nghị quyết Đại hội được lần lượt giới thiệu để làm tài liệu nghiên cứu, học tập cho cán bộ, đảng viên. Các văn kiện này là cơ sở quan trọng để cán bộ, đảng viên Anh Sơn chuẩn bị khôi phục tổ chức Đảng.

Tháng 6/1936, được sự giúp đỡ của phái viên Tỉnh ủy Nghệ An, các đồng chí Nguyễn Tất Thắng, Nguyễn Thái Phẩm đã lập ra Chi bộ Đảng ở làng Cự Đại (Trù Sơn, Đại Sơn). Cũng lúc này, đồng chí Đặng Sĩ Đối ở tù ra bắt liên lạc với nhóm cộng sản ở Nghi Lộc lập ra chi bộ Đảng ở Bạch Ngọc.

Ngày 20/9/1936, Tỉnh ủy Nghệ An triệu tập Đông Dương Đại hội tại thành phố Vinh. Các đồng chí Võ Trọng Ân, Nguyễn Xuân Thành được cử đi dự Đại hội. Dự hội nghị về, các đồng chí liên lạc với một số chính trị phạm khác bàn kế hoạch phát động phong trào Đông Dương đại hội tại Hưng Nguyên. Ngày 23/2/1937, phái bộ điều tra của Mặt trận nhân dân Pháp đến Nghệ An. Mặc dầu bọn phản động thuộc địa cố tình bưng bít tin này và tìm cách ngăn cản nhân dân tiếp xúc với phái bộ, nhưng chúng đã thất bại. Cùng với nhân dân Vinh - Bến Thuỷ và một số phủ huyện khác, nhiều làng xã của Hưng Nguyên thuộc các tổng Yên Trường, Đô Yên, Phù Long, Thông Lạng… đã vận động được hàng ngàn quần chúng tham gia đón tiếp phái đoàn Gô-đa và trao bản “dân nguyện”. Mọi người giơ cao biểu ngữ, phù hiệu, giơ cao nắm tay chào kiểu bình dân, hô vang các khẩu hiệu:

- Ủng hộ mặt trận bình dân Pháp! - Cơm ăn, công việc làm!

- Thi hành luật lao động! - Bỏ thuế thân!

- Tổng đại xá chính trị phạm!

Khi Gô-đa đã vào dinh công sứ, nhiều đoàn người vẫn đứng chờ ngoài cổng để đưa bản dân nguyện. Cảnh sát dẹp không xuể, viên công sứ buộc phải mời Gô-đa trở ra hẹn giờ gặp, lúc bấy giờ các đại biểu nhân dân mới chịu ra về”.[8, tr118]

Tháng 9/1936, sau hội nghị cán bộ Tỉnh kết thúc, đồng chí Nguyễn Đức Dương lên Anh Sơn bắt liên lạc với đồng chí Nguyễn Tất Thắng và đồng chí Đặng Sỹ Đối lập ra Phủ ủy lâm thời Anh Sơn do đồng chí Nguyễn Tất Thắng làm Bí thư.

Tháng 3 năm 1937 đồng chí Nguyễn Đức Dương, phái viên của Tỉnh ủy Nghệ An được cử về Anh Sơn bắt liên lạc với phủ ủy lâm thời và triệu tập đại hội bầu ban chấp hành phủ ủy chính thức. Đại hội Phủ bộ Anh Sơn được tổ chức tại làng Cự Đại. Tham dự Đại hội này có 17 đại biểu, ở các cơ sở Đảng Cự Đại, Bạch Ngọc. Đại hội được nghe phổ biến Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ nhất tháng 3 năm 1935 và nhiệm vụ trước mắt của Ban chấp hành lâm thời Tỉnh ủy Nghệ An. Đại hội đã căn cứ vào Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc và tình hình hiện tại vạch ra những chủ trương trong thời kỳ mới. Nhiệm vụ hàng đầu được Đại hội quan tâm là khôi phục nhanh chóng các tổ chức cơ sở Đảng. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Phủ ủy gồm 5 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Tất Thắng làm Bí thư. Phủ bộ tỉnh ngày được đặt tên là Phủ bộ Trắng. Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh ngày 14/3/1938, Phủ bộ Anh Sơn lấy tên là Phủ bộ Thống.

Sau ngày Phủ ủy chính thức được thành lập, các cơ sở Đảng ở các tổng Thuần Trung, Đô Lương – Yên Lãng, Bạch Hà đã lần lượt được thành lập.

Cũng trong thời gian này, ở hai tổng Lãng Điền và Đặng Sơn, đồng chí Nguyễn Văn Thông cũng tiến hành lập Phủ ủy Anh Sơn. Do không bắt được liên lạc, không hiểu, không tin nhau nên các đồng chí trong Phủ bộ Trắng

không thống nhất được với bộ phận đồng chí Nguyễn Văn Thông. Các cơ sở Đảng do đồng chí Nguyên văn Thông lập ra đã có ở Dương Xuân, Long Điền, Dương Long, Đa Thọ gồm tất cả 22 đảng viên. Tuy không chịu bắt liên lạc với Phủ bộ chính thức, mặc dù Phủ bộ đã có người lên bắt liên lạc, thế nhưng các Chi bộ Đảng vùng lãng Điền, Đặng Sơn vẫn lấy Nghị Quyết Đại Hội toàn quốc của Đảng, các chủ trương của Tỉnh ủy làm cơ sở để hoạt động [1, tr60- 61].

Cùng với việc phục hồi tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng bán công khai, bán hợp pháp đã ra đời trên cơ sở những phường hội có tính chất tương tế - ái hữu đã có trước đây. Thông qua những hình thức phường hội đa dạng mang tính kinh tế, văn hóa - xã hội, Phủ ủy Anh Sơn đã lôi cuốn được gần hết các tầng lớp nhân dân gia nhập để giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cùng nhau đấu tranh đòi quyền lợi. Do các phường hội phát triển nhanh nên có một số người đang do dự, chần chừ cũng mạnh dạn tham gia. Hoạt động có kết quả nhất và hầu như làng nào cũng có, là hội hiếu, hội đọc sách báo, phường lợp nhà, phường nhóm hộ sản. Ngoài ra trong thanh niên còn có hội đá bóng, hội âm nhạc. Ở một số làng tổ chức hội trò, một tổ chức mang tính chất giải trí của những người yêu thích ca hát, tuồng chèo, đã được thành lập. Các hội trò này đã dựng vở tuồng Trưng Trắc diễn cho dân xem. Chủ trương của vở tuồng Trưng Trắc đã kích thích mạng mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Hội trò làng Dương Xuân không chỉ diễn cho dân trong làng, các làng xung quanh mà còn được mời về vùng Đa Thọ, Lãng Thạch biểu diễn. Nói chung các phường hội ra đời trong thời kỳ này đều có điều lệ, có quỹ riêng, do một ban trị sự điều hành.

Bên cạnh tổ chức phường hội bán công khai, hợp pháp này còn có một số tổ chức quần chúng bí mật đã được một số chi bộ lập ra ở một số nơi như Long Điền, Đa Thọ, Dương Long, Tổ chức quần chúng này là đoàn thanh niên dân chủ. Hội viên của tổ chức này trong các làng trên đã có 73 người.

Hệ thống tổ chức Đảng được phục hồi, quần chúng được tập hợp lại trong các tổ chức đoàn thể là điều kiện tốt để phong trào cách mạng phục hồi và phát triển.

Trải qua thời kỳ khủng bố, các tầng lớp nhân dân Anh Sơn đã chịu những tổn thất hy sinh to lớn nhưng tinh thần cách mạng của quần chúng vẫn được nuôi dưỡng. Khi ý thức dân tộc, niềm tin được khơi dậy, quần chúng lại hăng hái đứng lên đấu tranh.

Mở đầu cho phong trào cách mạng giai đoạn này là việc thu thập dân nguyện, lấy chữ ký của dân để trao cho phái viên Chính phủ Bình dân Pháp sắp sang điều tra tình hình Đông Dương. Tại các làng trong Phủ Anh Sơn sôi nổi hào hứng họp bàn nêu yêu sách và lấy chữ ký để kịp thời đưa lên trên. Để cổ động cho phong trào Đông Dương đại hội này, các loại sách báo từ nhà in Tiến Bộ, hiệu sách Hồng Lam, báo Vô Sản, báo Dân Nghèo đã được phổ biến nhanh chóng ở Anh Sơn.

Tháng 1 năm 1937 phái đoàn đặc sứ của Chính phủ Pháp do Gô đa cầm đầu tới Việt Nam để điều tra tình hình Đông Dương. Thực hiện chủ trương của Đảng: đấu tranh với Chính phủ Pháp bằng hình thức đón đặc sứ Gô đa, trao nguyện vọng đòi quyền tự do dân chủ, cải thiện dân sinh.

Ngày 24 tháng 02 năm 1937, phái viên Gô-đa của Chính phủ Pháp vào đến Vinh. Các đồng chí Đặng Sĩ Đối, Trần Ngọc Thanh, Phan Hoàng Tiêm, Nguyễn Văn Thông đã được cử về Vinh để đón và trao bản dân nguyện ở Anh Sơn cho Gô-đa.

Để thực hiện quyền dân chủ, nhân cuộc bầu cử nghị viện của Viện dân biểu Trung kỳ, các chi bộ Đảng ở Anh Sơn đã vận động nhân dân không bầu cho người do tri phủ Anh Sơn giới thiệu. Kết quả của cuộc bầu cử đã làm cho chính quyền phong kiến ở Anh Sơn hết sức tức tối. Ông Lê Huy Quát (Phó tổng Đặng Sơn) đã trúng cử nghị viện của viện dân biểu Trung kỳ.

Nét nổi bật trong thời kỳ này là các cuộc đấu tranh bầu chọn lý trưởng ở các làng xã. Để cuộc đấu tranh này đạt kết quả, các làng đã lập ra Hội lực

tụng bao gồm những người có uy tín, am hiểu tình hình. Hội có tổ chức thường trực, làm nhiệm vụ thu thập ý kiến của nhân dân để làm bản tố cáo những tên hào lý tham ô nhũng lãm, hoạnh họe nhũng nhiễu nhân dân. Ở Dương Xuân, trong phong trào này đã thay thế được tên lý trưởng Nguyễn Văn Liêm, đã giữ chức trong nhiều năm và bao chiếm nhiều ruộng đất, hách dịch với dân. Hội lực tụng làng Dương Xuân làm một bản cáo trạng dài gửi cho tri phủ Anh Sơn. Sau nhiều lần đề nghị, tri phủ cử tên phó tổng về xem xét sổ sách, nghe ý kiến của dân, kết luận những điều ghi trong bản án là đúng. Tri phủ Anh Sơn buộc phải cách chức tên này. Cuộc bầu chọn lý trưởng Dương Xuân diễn ra giằng co, song cuối cùng người do dân giới thiệu đã trúng cử. Ở Hội Tiêm, lý trưởng Lê Danh Huệ cũng bị đánh đổ. Kết hợp với việc bầu chọn lý trưởng, việc bầu các hội đồng tộc biểu cũng được tiến hành chọn ra những người bảo vệ được quyền lợi chân chính của dân trong mỗi dòng họ. Vì vậy, ở Tri Lễ, đồng chí Nguyễn Văn Tuấn (Hạnh) đã được bầu vào tộc biểu họ Nguyễn. Hội đồng tộc biểu ở Tri Lễ đã vạch ra những khoản tiền mà bọn hào lý biển thủ trong dịp lễ kỳ phúc tháng 6/1936, buộc chúng phải trả lại. Cũng nhờ đấu tranh của các tộc biểu, ở đay cũng đã làm một bản dân nguyện có 250 chữ ký gửi lên tri phủ Anh Sơn yêu cầu phải tận thu số ruộng công mà hào lý bao chiếm cấp cho dân. Cuối cùng 120 mẫu ruộng công đã được thu lại. Ở Lãng Điền, Hội Tiên, việc đòi lại ruộng đất công cũng diễn ra, buộc hào lý phải trả 350 mẫu mà chúng đã bao chiếm. Tính tất cả các làng trong huyện Anh Sơn hiện nay, số ruông thu lại được trong thời gian này được hơn 900 mẫu.

Để cho phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ và có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Liên Xứ uỷ Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, ngày 15/4/1938, Tỉnh Đảng bộ Nghệ An họp đại hội đại biểu để kiểm điểm tình hình, đề ra nhiệm vụ mới theo tinh thần nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng tháng 3/1938.

Đại hội họp tại làng Kỳ Trân (Nghi Lộc), gồm đại biểu của 9 huyện: Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Hưng

Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương và thành phố Vinh. Qua kiểm điểm tình hình, Đại hội quyết định:

1. Thành lập phân cục Bắc Nghệ An để giúp Tỉnh uỷ trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng tổ chức, phát triển phong trào cách mạng ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưư, Nghĩa Đàn.

2. Đặt tên bí mật cho các Đảng bộ trong tỉnh: Thành lập (Tỉnh bộ), Mặt (thành phố Vinh - Bến Thuỷ), Trận (huyện bộ Nam Đàn), Thống (huyện bộ Anh Sơn), Nhất (huyện bộ Diễn Châu), Nhân (huyện bộ Nghi Lộc), Dân (huyện bộ Hưng Nguyên), Đông (huyện bộ Quỳnh Lưu), Dương (huyện bộ Yên Thành), Muôn (huyện bộ Thanh Chương), Năm (huyện bộ Nghĩa Đàn).

3. Bỏ cấp Tổng uỷ và Liên chi bộ, giao cho các huyện uỷ trực tiếp chỉ đạo các chi bộ, đồng thời chấn chỉnh lại hệ thống giao thông liên lạc giữa cấp uỷ đảng từ Tỉnh xuống chi bộ.

4. Đổi tên tờ báo Dân nghèo thành tờ báo Chỉ đạo và tăng cường Ban tuyên truyền huấn luyện để giáo dục cho cán bộ đảng viên về lý luận cách mạng. 5. Đấu tranh khắc phục những tư tưởng rụt rè, hữu khuynh, biệt phái, chia rẽ trong nội bộ Đảng. [13, tr113 - 114].

Cuối năm 1938, đầu năm 1939, Viện dân biểu Trung Kỳ họp hội nghị thường niên để thông qua dự án tăng thuế. Biết được việc này, trước ngày Viện dân biểu họp, các làng đã tổ chức họp dân để thảo yêu sách, lấy chữ ký để gửi cho đại biểu nghị viện Anh Sơn Lê Huy Quát mang lên hội nghị. Các làng Yên Lĩnh, Cao Sơn, đã tập hợp được hàng trăm chữ ký. Ngày 7 tháng 11 năm 1938, bản dân nguyện của Anh Sơn gồm 151 chữ ký đã được gửi lên Viện trưởng dân biểu Trung Kỳ. Nội dung dân nguyện như sau:

“Kính gửi Ông Nghị trưởng Viện dân biểu Trung Kỳ, Thưa ngài, Chúng tôi, nông dân, công nhân, tiểu thương ở Phủ Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An yêu cầu ngài và toàn Ban thường trực của quý Viện đem những lời kêu gọi thống nhất của chúng tôi để chuyển đạt lên Chính phủ.

Trong tình thế nghiêm trọng này, đời sống của chúng tôi trăm bề khốn đốn, chưa được hưởng một chút khoan hồng của Chính phủ.

Chúng tôi yêu cầu ngài cùng quý Viện sẽ đem nguyện vọng cấp tốc của chúng tôi sau đây lên Chính phủ và can thiệp gắt gao để Chính phủ thi hành gấp cho.

1. Giảm thuế điền, sửa đổi lại thuế thân cho dân nghèo. 2. Ban bố các quyền tự do dân chủ.

3. Triệt để thực hiện luật lao động. 4. Đại xá chính trị phạm.

5. Mở rộng quyền hạn dân viện.

6.Thả Ông Nguyễn Xuân Các, Nguyễn Đơn Quế, cho báo Dân được tự do tái bản.

7. Chống nạn thất học triệt để.

Dân hạt Anh Sơn

151 người ký tên [1, tr65-66]. Cùng với bản kiến nghị này, dân làng còn kéo đến nhà hội viên Hội đồng hàng tỉnh, các chánh phó tổng, lý trưởng đưa ra những yêu cầu chống dự án tăng thuế thân, đòi quyền dân chủ. Mốt số hào lý đã phải thảo dân nguyện, lấy chữ ký của dân gửi lên tri phủ, Cuộc đấu tranh của nhân dân Anh Sơn đã phối hợp với phong trào chung làm thất bại chủ trương tăng thuế của Khâm sứ Trung Kỳ.

Cũng trong thời gian này, bên cạnh cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ, chống dự án tăng thuế, các cuộc đấu tranh chống bọn hào lý bày đặt lễ thánh thần bằng xôi thịt đã diễn ra ở Cao Sơn, Tri Lễ, Dương Xuân. Để chống mê tín dị đoan, thanh thiếu niên Dương Long, Đa Thọ đã tổ chức rước đuốc, đánh trống mõ làm cho thôn xóm huyên náo, lấn át không khí bi ai trong hương khói cầu đồng, trong tiếng mõ khắc khoải của những người bói toán. Trong năm 1938 có dịch tả hoành hành nên việc cầu cúng càng phổ biến. Các chi bộ Đảng thông qua các hội quần chúng vận động hội viên không tin vào việc

chữa bệnh bằng bùa phép, cử người đi mua thuốc về chữa bệnh cho người bị nạn.

Các cuộc đấu tranh chống bắt phu, bắt linh ONS cũng diễn ra trong thời kỳ này.

Một hình thức mà các cán bộ, đảng viên thường sử dụng để đi lại bắt mối liên lạc xây dựng cơ sở trong thời gian này là cải trang thành người đi buôn gỗ buôn ngô. Vì vậy họ có thể theo sông Lam, theo đường số 7, ngược Quan Lãng, xuôi Vinh để tìm bắt liên lạc với các đồng chí cũ, đưa các tài liệu của Đảng đi phổ biến kịp thời. Bằng hình thức này mà đồng chí Đặng Bá Duyệt đã xây dựng một chi bộ vùng Dương Xuân, Yên Lĩnh. các nhân vật quan trọng trong tỉnh như Nguyễn Trương Bờn, Trần Văn Cung cũng đã có mặt ở Anh Sơn. Các đồng chí này đã về dạy ở trường Chung Anh cùng với đồng chí Phan Hoàng Tiêm để nắm bắt tình hình, chỉ đạo việc xây dụng cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng ở Anh Sơn. Sau một thời gian, đồng chí Trần Văn Cung đã có nhiều cuộc họp với đồng chí Phan Hoàng Tiêm cùng một số dồng chí khác tại nhà Nguyễn Văn Thông. Có những cuộc họp đã bị bọn mật thám

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w