Quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (từ tháng 9 1939 đến tháng 3 1945)

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 82)

quyền (từ tháng 9. 1939 đến tháng 3. 1945)

Là Chính phủ tham chiến cho nên khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, bên cạnh việc thi hành chính sách phát xít, thực dân Pháp còn ra sức vơ vét bóc lột nhân dân thuộc đại phục vụ theo yêu cầu của “chính quốc”. Hội nghị Trung Ương Đảng năm 1939, đã có những chuyển hướng chiến lược quan trọng. Tỉnh ủy Nghệ An tiếp thu chủ trương này lập tức phái người về các địa phương trong tình để thực hiện sự chuyển hướng về tổ chức và phương pháp đấu tranh cho thích hợp với tình hình mới.

Đầu năm 1940, đồng chí Lê Đình Nhiễu được Tỉnh ủy lâm thời Nghệ An phái lê Anh Sơn gây dựng lại các tổ chức Đảng, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh trong thời kỳ mới. Tới Anh Sơn, đồng chí đã bắt liên lạc với đồng chí Trần Sỹ Nghinh (ở Nam Sơn) và một số đồng chí khác, lập ra Phủ ủy lâm thời Anh Sơn do đồng chí Trần Sỹ Nghinh (tức Đông) làm Bí thư.

Đến tháng 6/1940, Phủ ủy gồm có 5 người đến tháng 12/1940 chỉ còn lại một đồng chí Lê Văn Kinh (tức Công) ở Lương Sơn. Ngày 8/12/1940, đồng chí Trần Văn Quang, Trần Đình Trân được Tỉnh ủy Nghệ An cử lên Anh Sơn để củng cố lại Phủ ủy. Đến Anh Sơn hai đồng chí này đã liên lạc với đồng chí Lê Văn Kinh và ngày 15/01/1941, đã triệu tập hội nghị lập lại Phủ ủy. Hội nghị tiến hành ở Tào Sơn và bầu Ban Phủ ủy gồm 3 người do đồng chí Nguyễn Sĩ Đạt (tức Hoát) ở Tri Lễ làm Bí thư. Sau khi củng cố Phủ ủy xong, đồng chí Trần Văn Quan đã lên vùng Lãng Điền, Đặng Sơn giúp đỡ việc lập lại các tổng bộ. Tổng bộ Tây đã ra đời, do đồng chí Đặng Ích Đồng (tức Đặng) ở Dương Long làm Bí thư. Đến ngày 13/02/1941, Tổng ủy được củng cố lại do đồng chí Nguyễn Văn Điền (tức Đồ) ở Dương Xuân làm Bí thư. Tổng bộ lúc này lấy tên là Tổng bộ Phùng .

Tổng bộ được lập lại đã tạo điều kiện cho việc xây dựng các chi bộ ở làng. Sau một thời gian, chi bộ Hỏa (ở Long Điền, Đa Thọ); chi bộ Lạng (ở Hội Tiên); chi bộ Tiến ở Yên Lĩnh, chi bộ Tri Lễ, chi bộ Cẩm Vọng, chi bộ

Yên Lương, chi bộ Thủy ở Tào Sơn, chi bộ Đại Điền ở Vĩnh Sơn đã lần lượt ra đời. Cho đến cuối năm 1940, các chi bộ thuộc vùng Anh Sơn hiện nay có 83 đảng viên.

Thực hiện chủ trương của Hội nghị Trung Ương, các tổ chức quần chúng bán công khai, bán hợp pháp trong thời kỳ dân chủ đã được chuyển thành các hội phản đế. Đến cuối năm 1940, các hội nông dân, hội phụ nữ, thanh niên phản đế đa lôi cuốn, tập hợp thành hàng trăm hội viên: tổ chức nông dân ở huyện Anh Sơn lúc này có 360 hội viên, riêng Tri Lễ có tới gần 200 người, sinh hoạt trong 19 tổ. Ở Đa Thọ có 50 hội viên nông dân. Hội phụ nữ giải phóng ở Anh Sơn có 21 tổ, 180 hội viên; Hội thanh niên phản đế có 5 tổ và 250 hội viên.

Sự phục hồi các tổ chức Đảng, các hội quần chúng tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh nổ ra khá mạnh với hình thức chủ yếu là mít tinh quần chúng, rải truyền đơn, nghe diễn thuyết, treo cờ.

Mở đầu cho phong trào đấu tranh trong thời kỳ này là cuộc mít tinh của nhân dân các làng Dương Long, Đa Thọ, Tứ Giáp (Cao Sơn) tại Eo Nâu. Tại cuộc mít tinh này, đồng chí Nguyễn Sỹ Thao (tức Đảng) Ủy viên Phủ ủy đã kêu gọi nhân dân phải đối chiến tranh đế quốc. Đến tháng 7/1940, nhân dân các làng này lại tập trung để nghe đồng chí Nguyễn Văn Nhiên, Phủ ủy viên diễn thuyết, cùng trong thời gian này, nhân dân các làng Yên Lương, Cẩm Vọng, Vạn Thiên (Lạng Sơn) cũng họp mít tinh để nghe đồng chí Trần Sỹ Nghinh diễn thuyết.

Sau ngày Nhật buộc toàn quyền Pháp ký yêu sách để quân Nhật chiếm đóng toàn cõi Đông Dương, các cuộc mít tinh của quần chúng đã vạch trần tội ác và sự hèn nhát của Pháp, vạch rõ Nhật cũng là một tên xâm lược đè nén, áp bức nhân dân ta chứ không phải như luận điệu tuyên truyền, tô vẽ của chúng. Đồng chí Trần Văn Quang lúc này đang có mặt ở vùng Anh Sơn đã đi diễn thuyết ở nhiều nơi trong tổng Đặng Sơn như Tri Lễ, Tào Điền, Lãng Thạch,

Yên Lương, Cẩm Vọng, ... Các đồng chí Trần Sỹ Nghinh, Hồ Vĩnh Cẩn cũng đã diễn thuyết ở nhiều nơi khác.

Ngày 6/01/1941, theo chủ trương của Phủ ủy, truyền đơn, cờ đỏ xuất hiện ở nhiều nơi tỏ rõ sự hưởng ứng các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ. Truyền đơn nêu rõ: “Đả đảo Đờcu, diệt Bảo Đại! Đảng Cộng Sản Đông Dương muôn năm!”. Cùng ngày đó, nhân dân nhiều làng đã tập trung để nghe cán bộ diễn thuyết về ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa đó. Báo Bẻ Xiếng Sắt của Xứ ủy, báo Cởi Ách của Tỉnh ủy cũng liên tiếp đưa tin bài phân tích ý nghĩa to lớn của sự vùng dậy của nhân dân Bắc Sơn, Nam Kỳ.

Bị tác động mạnh bởi những sự kiện đó, không khí chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa đã bùng lên ở Anh Sơn. Giữa lúc đó, ngày 14/7/1941, cuộc binh biến của Đội Cung ở Rạng (Thanh Chương) nổ ra. Được một số cai có cảm tình với cách mạng ủng hộ, Đội Cung ( tức Nguyễn Tri Cung) đã đem lính giết tên đồn trưởng kiểm lâm người Pháp, sau đó tiến về đánh đồn khố xanh Đô Lương. Chiếm xong đồn Đô Lương, giết chết tên đồn trưởng ở đây, Đội Cung trưng dụng ô tô đưa lính về Vinh theo đường 7, định đánh chiếm thành phố Vinh. Do sự thiếu chuẩn bị chu đáo, hợp đồng không khớp, không có sự phối hợp của quần chúng nhân dân nên cuộc binh biến bị dập tắt. Nghe tiếng súng nổ, nhân dân thị trấn Đô Lương, nhân dân các nơi ùa ra dọc đường để nghe ngóng tình hình. Sáng hôm sau, hàng nghàn người dân thuộc nhiều làng trong các phủ đổ về Đô Lương chứng kiên tên đồn trưởng Đô Lương bị giết nằm ngay trước cửa đồn.

Ngày 18 tháng 01 năm 1941, Phủ ủy Anh Sơn ra chỉ thị cho các tổng phải tổ chức các cuộc mít tinh biểu dương tinh thần binh lính nêu rõ nguyên nhân thất bại và kêu gọi quần chúng tích cực sửa soạn cho công cuộc khởi nghĩa. Thực hiện chủ trương này, tổng bộ Phùng đã tổ chức diễn thuyết ở nhiều nơi như Yên Lương, Cẩm Vọng (Lạng Sơn), Đa Thọ, Dương Long (Cao Sơn). Tổng bộ còn chị thị cho các chi bộ dọc sông Lam cho đóng bè chuối căng biểu ngữ, cờ đỏ lên trên bè rồi thả xuôi sông cổ động cho không khí sửa

soạn khởi nghĩa. Thực dân Pháp và phong kiến Nam Triều đã tập trung lực lượng khủng bố tinh thần quần chúng. Sự khủng bố điên cuồng đó đã làm cho phong trào cách mạng Anh Sơn phải chịu những tổn thất nặng nề. Tính riêng các làng Anh Sơn hiện nay đã có 65 người bị bắt gồm hầu hết là cán bộ đảng viên nòng cốt. Các cơ sở Đảng vừa mới phục hồi đã bị phá vỡ [1, tr73-74].

Cuộc binh biến Đô Lương thất bại nhưng đã kích thích tinh thần ái quốc của đồng bào ta, làm cho đế quốc Pháp bối rối. “Cuộc binh biến đã làm cho ai nấy cũng hiểu rằng, muốn đánh đổ đế quốc... phải có sự thống nhất hàng ngũ các giới”. Mặc dù bị những tổ thất lớn nhưng quần chúng nhân dân Anh Sơn vẫn không nao núng. Thế nhưng trong lúc này Phủ ủy, Tổng ủy đã bị phá vỡ, các đảng viên tích cực, nòng cốt bị bắt. Mặt khác, từ tháng 5/1941 trở đi, nhằm kìm chế phong trào đấu tranh của quần chúng, bọn đế quốc, phong kiến đã dùng các hình thức mê tín, dị đoan để ru ngủ quần chúng. Chúng giúp đỡ các bọn hào lý, chức sắc đúng ra lập hội thiện đàn, tu sửa đền, chùa, khuyến khích việc niệm Phật, tụng kinh. Chúng tổ chức hội vui khỏe trong thanh niên để đưa họ vào con đường ăn chơi.

Từ đầu năm 1943, những tên Nhật đầu tiên đã có mặt ở Anh Sơn để nhòm ngó tài nguyên, bóc lột, vơ vét của cải trên vùng đất giàu có lâm thổ sản này. Ngày 8/3/1943, một tên Nhật cùng với Nguyễn Văn Kiên về thăm mỏ phốt phát ở Kim Nhan và tìm kiếm đất trồng đay. Ngày 6/4/1943, Nhật đem những bì hạt giống đay, thầu dầu về phân phối cho dân trồng. Các vùng đất bãi ven sông vốn làn những bãi ngô, đậu xanh tươi phục vụ cuộc sống con người đã phải thay bằng những bãi đay vô dụng đối với dân bản địa.

Giặc Nhật đến Anh Sơn không chỉ gây tai họa là chiếm đất trồng đay mà còn vơ vét ngô, thóc, vừng để đem đi phục vụ quân lính của chúng. Cứ đến phiên chợ, những tên tay sai của Nhật được giao phải mua hết với giá rẻ tất cả số thóc, ngô dân đem bán. Sự ngạo mạn của những tên giặc lùn da vàng còn hơn cả những tên mắt xanh mũi lõ trước đây. Chỉ cần trái ý chúng, lập tức bị chém đầu. Sự bóc lột vơ vét và tàn bạo của giặc Nhật đã khoác thêm vào cổ

người dân một sợi dây thòng lọng nữa. Mâu thuẫn giữa nhân dân với giặc Nhật cũng đã trở nên hết sức sâu sắc.

Giữa những khó khăn phức tạp của tình hình thực tế, các chiến sỹ cách mạng ở Anh Sơn đã tìm mọi cách để bắt mối liên lạc, gây dựng lại tổ chức, tìm hiểu chủ trương của cấp trên mà vận dụng ở địa phương. Từ giữa những năm 1942, Nghị quyết Trung Ương lần thứ 8, chương trình, Điều lệ Việt Minh, báo Cở giải phóng đã được chuyển về ở Anh Sơn. Cũng lúc đó, nhiều cán bộ đảng viên thoát khỏi nhà tù đế quốc. Vừa về đến địa phương, các đồng chí này đã vận dụng Nghị quyết Trung Ương 8, chương trình, Điều lệ Việt Minh làm cơ sở cho công tác chuẩn bị phục hồi tổ chức, phát động phong trào cách mạng. Thế nhưng việc phục hồi tổ chức Đảng vấp phải một trở ngại lớn là những mâu thuẫn, bất đồng trong các lực lượng cách mạng. Số còn sót lại ở địa phương và số ở tù về không sao thống nhất được.

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 82)