Một số vấn đề đặt ra đối với việc thu hút, sử dụng nhân tài của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác hút và dùng nhân tài (Trang 50 - 55)

- Toàn cầu hoá là xu thế khách quan của Thế giới ngày nay, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực đang có dấu hiệu bị các nước phát triển và các

1.2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc thu hút, sử dụng nhân tài của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang

của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang

Qua nghiên cứu, khảo sát, cũng như thực tiễn thực hiện công tác thu hút, sử dụng nhân tài ở tỉnh Bắc Giang cho thấy: Bắc Giang là một địa phương có truyền thống hiếu học, số học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học và sinh viên tốt nghiệp (trong đó có nhiều sinh viên đạt loại giỏi) ở các trường đại học hằng năm chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, Bắc Giang vẫn là một địa phương có nguồn nhân lực đã qua đào tạo thấp so với các địa phương khác trong khu vực và cả nước; nguồn nhân lực chất lượng cao của Tỉnh còn thấp; tỷ lệ sinh viên ra trường trở về địa phương công tác chưa nhiều, đặc biệt là những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hầu hết không trở về Tỉnh làm việc; người có trình độ học vấn cao đăng ký tuyển dụng vào các cơ quan khối Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội của Tỉnh chiếm tỷ lệ chưa cao…

Thực tế trên đang đặt ra một số vấn đề đối với việc thu hút, sử dụng nhân tài ở tỉnh Bắc Giang nói chung và vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh nói riêng trong công tác này như sau:

- Cần xác định tiêu chí, cách đánh giá nhân tài, để từ đó xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng, trọng dụng đối với nhân tài. Đây đang là vấn đề khó khăn và vướng mắc nhất trong lãnh đạo công tác thu hút và sử dụng nhân tài ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. Bởi thiếu tiêu chí đánh giá nhân tài, đối tượng nào được gọi là nhân tài, sẽ gây ra tình trạng thiếu thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thực hiện ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Do đó, Tỉnh cần đề xuất, kiến nghị Trung ương sớm xây dựng và ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển nhân tài; đồng thời xây dựng chuẩn quốc gia về nhân tài, với các tiêu chí cụ thể mang tính định lượng để xác định rõ đối tượng nào là nhân tài. Mặt khác, Tỉnh cần nghiên cứu, xây dựng, đưa ra các tiêu chí cụ thể để xác định nhân tài mang đặc thù riêng của tỉnh Bắc Giang.

- Bắc Giang chưa ban hành được nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cũng chưa xây dựng được môi trường làm việc thật sự thuận lợi để thu hút được nhiều người có trình độ cao, nhất là những người thật sự có tài năng về Tỉnh công tác. Trong công tác sử dụng nhân tài thì cơ chế, chính sách chưa thật sự cụ thể, vẫn còn chung cho mọi đối tượng, chưa tạo ra môi trường để người tài có thể phát huy hết khả năng trong công việc, do vậy kết quả thu hút và sử dụng nhân tài chưa đạt được kết quả theo yêu cầu đề ra.

Chính vì vậy, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cần tập trung nghiên cứu, xây dựng, ban hành được nghị quyết chuyên đề về phát hiện, thu hút, sử dụng và trọng dụng người tài.

- Việc tuyển dụng công chức vào công tác trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể, cũng như tuyển dụng viên chức vào các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trong Tỉnh vẫn còn tồn tại không ít bất cập, có nơi, có lúc chưa chú trọng đến chất lượng và trình độ đào tạo của đối tượng được tuyển dụng, nên ở một số cơ quan, địa phương, đơn vị trình độ chuyên

môn của công chức, viên chức thấp. Một bộ phận công chức, viên chức không được đào tạo cơ bản, năng lực chuyên môn hạn chế, nhiều nơi còn rất khó khăn trong việc tạo nguồn cán bộ. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút, hấp dẫn nhân tài về tỉnh công tác; hơn nữa việc sử dụng những cán bộ không được đào tạo cơ bản, năng lực hạn chế vô hình chung đã làm tăng thêm biên chế của Tỉnh, không còn chỗ để tuyển dụng những người có năng lực, trình độ cao.

- Còn tồn tại tư tưởng hẹp hòi, định kiến, không mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ, cán bộ có tài. Tâm lý bình quân, tập quán “trọng sỉ”, kiểu “sống lâu lên lão làng”, thói đố kỵ không muốn ai hơn mình… trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, thậm chí có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Tỉnh là một rào cản vô hình, tác động tiêu cực và cản trở sự phát lộ, sức sáng tạo, cống hiến của nhân tài….

Trong khi đó, công tác sử dụng, bố trí cán bộ trong một số trường hợp còn nặng về cơ cấu; một số cơ quan, đơn vị chọn được người tài nhưng không giao việc phù hợp với năng lực, sở trường, nên không phát huy hết khả năng, thậm chí làm giảm sút ý chí, mai một tài năng, tạo áp lực, tư tưởng cho những người có tài. Cá biệt có đơn vị tìm chọn được người có trình độ năng lực, học vị cao nhưng không biết cách sử dụng nên sau một thời gian công tác không phát triển được người tài lại xin chuyển công tác.

Từ phân tích thực trạng việc lãnh đạo công tác thu hút, sử dụng nhân tài của ĐBBG có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

Một là, thực hiện công tác cán bộ nói chung, công tác thu hút, sử dụng nhân tài nói riêng phải gắn chặt với công tác xây dựng đảng và công tác chính trị tư tưởng. Các cấp uỷ đảng phải chỉ đạo thực hiện tốt việc nghiên cứu, quán triệt, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu rõ các quan điểm, nhiệm vụ về xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ nhân tài trong giai

đoạn mới; từ đó xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, đề án cụ thể sát với thực tế, có tính khả thi và đạt kết quả thiết thực.

Hai là, thường xuyên quán triệt, thực hiện tốt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý cán bộ nói chung, trong đó có cán bộ tài năng; xác định rõ công tác cán bộ là của Đảng, mà trực tiếp là trách nhiệm của các cấp uỷ. Mỗi cấp uỷ thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng cán bộ theo đúng trách nhiệm, quyền hạn được phân cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ, sơ kết, tổng kết kịp thời để đánh giá đúng tình hình, tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề ra những giải pháp phù hợp tạo chuyển biến mới trong công tác nhân tài và xây dựng đội ngũ cán bộ tài năng.

Ba là, phải nắm vững yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ nói chung cũng như tiêu chuẩn chức danh cán bộ để có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ một cách đồng bộ, đáp ứng cả yêu cầu trước mắt và lâu dài. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy chế, quy trình về công tác cán bộ; phát huy dân chủ, công khai, gắn với giữ vững kỷ luật, kỷ cương.

Bốn là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm, giữa lợi ích với nghĩa vụ, giữa cống hiến với hưởng thụ…tạo điều kiện để nhân tài cống hiến, phấn đấu, học tập nâng cao trình độ, đi đôi với rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ đối với cán bộ theo quy định; có cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên, tạo động lực thúc đẩy nhân tài phấn đấu, rèn luyện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Năm là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác thu hút và sử dụng nhân tài. Đẩy mạnh phong trào thi đua trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các hội quần chúng. Thông qua đó, sàng lọc cán bộ, đảng viên, phát hiện nhân tố mới

tài năng để bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Sáu là, công tác cán bộ, công tác nhân tài phải gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Thông qua đó, phát hiện nhân tố mới, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ và là cơ sở chủ yếu để đánh giá cán bộ, đánh giá nhân tài.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác hút và dùng nhân tài (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)