- Toàn cầu hoá là xu thế khách quan của Thế giới ngày nay, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực đang có dấu hiệu bị các nước phát triển và các
2.2.2.2. Giải pháp về sử dụng, đãi ngộ nhân tà
Một là, bố trí cán bộ có tài năng vào vị trí công tác theo đúng chuyên môn nghiệp vụ đào tạo và năng lực sở trường.
Trong bố trí, sử dụng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “dụng nhân như dụng mộc”, không có loại gỗ nào bỏ đi không dùng được, mà chỉ có người thợ mộc không biết dùng gỗ. Hết sức tránh tình trạng thợ mộc lại bảo đi rèn dao, thợ rèn lại bảo đi đóng tủ, cuối cùng cả hai đều hỏng việc. Trước khi sử dụng, bố trí cán bộ phải cân nhắc kỹ lưỡng, tránh tình trạng “nhắc lên, thả xuống”, làm như vậy ba lần thì hỏng cả đời cán bộ. Chú ý cất nhắc những cán bộ có đức, có tài, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Do vậy, trong công tác bố trí và sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ có tài phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực. Đề bạt cán bộ phải đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng sở trường. Đây là công việc hệ trọng, do đó phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng, công phu; đảm bảo sự công tâm, khách quan; chống các biểu hiện tiêu cực; trọng dụng những người có đức, có tài trong Đảng và ngoài Đảng, người ở trong nước và người VN định cư ở nước ngoài.
Tỉnh ủy cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ, ngoài việc thu hút, tuyển lựa được người tài phải biết bố trí, sử dụng người tài một cách hợp lý, nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của họ. Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan tham mưu tiếp tục nghiên cứu bổ sung, sửa đổi quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, theo hướng bổ nhiệm cán bộ phải đúng người, phù hợp với năng lực, sở trường và chuyên môn đào tạo.
Hai là, thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ thực sự có năng lực để họ nâng cao trình độ, tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Quy hoạch cán bộ có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với việc bố trí, sử dụng cán bộ nói chung và cán bộ tài năng nói riêng. Bởi quy hoạch cán bộ sẽ tạo được nguồn cán bộ dồi dào, có chất lượng, qua đó có điều kiện để lựa chọn được những cán bộ có đầy đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được cơ cấu, bảo đảm được sự lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ đảng. Ngoài ra quy hoạch cán bộ còn tạo động lực cho cán bộ được quy hoạch phấn đấu rèn luyện tốt hơn, cán bộ chưa được quy hoạch phấn đấu để được quy hoạch. Cũng như vậy, nhân tài nếu không được quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể sẽ mất động lực phấn đấu, giảm khả năng sáng tạo, hiệu quả công việc không cao.
Tỉnh ủy phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành thường xuyên rà soát, bổ sung những nhân tố mới thực sự có năng lực, triển vọng đưa vào quy hoạch để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong đó cần tập trung vào các đối tượng như:
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có thành tích xuất sắc trong hoạt động thực tiễn dưới 40 tuổi;
+ Công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang ưu tú, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, con em gia đình có công với cách mạng có triển vọng, có thành tích xuất sắc;
+ Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, các nhà khoa học trẻ tuổi… Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ tuyển lựa đưa những cán bộ có tài trong quy hoạch đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Đối với cán bộ có tài, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cũng phải thiết thực và phù hợp, chú trọng vào đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng xử lý tình huống, về tư duy chiến lược, về tác phong, phương pháp lãnh đạo, quản lý toàn diện… Chú ý tuyển chọn những cán bộ có tài đi học ở nước ngoài một số chuyên ngành tỉnh đang có nhu cầu bức thiết, mà khả năng đào tạo ở VN còn hạn chế bằng ngân sách của tỉnh và theo Đề án 165 của Trung ương Đảng.
Ba là, bổ nhiệm cán bộ trẻ có tài giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị tỉnh.
Trong Đề án bố trí cán bộ trẻ , có triển vọng thực tập , tập sự lãnh đạo quản lý ở cấp huyện của Tỉnh ủy Bắc Giang đã chỉ rõ : “Nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền về công tác cán bộ trẻ chưa đúng mức; đánh giá cán bộ trẻ còn theo kinh nghiệm, cảm tính; thiếu những chủ trương, chế độ cụ thể để phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ trẻ. Chưa quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng nguồn cán bộ trẻ, nên tỷ lệ cán bộ trẻ được đưa vào quy hoạch và bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chưa nhiều; một số cán bộ trẻ đưa vào quy hoạch nhưng chưa thật sự là nhân tố tiêu biểu”. [3, tr.1]
Đây là thực trạng của Tỉnh trong sử dụng cán bộ trẻ có trình độ, năng lực cần được các cấp ủy, chính quyền, nhất là Tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo đổi mới tư duy, cách làm. Mạnh dạn bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ trẻ có tài ứng cử để bầu giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan thuộc hệ thống
chính trị từ tỉnh đến cơ sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ trẻ được rèn luyện, thử thách, trưởng thành nhanh và toàn diện hơn về mọi mặt: năng lực thực tế, năng lực trong nghiên cứu, dự báo tình hình, phương pháp, kỹ năng làm việc, khả năng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ…, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Bổ nhiệm cán bộ trẻ có năng lực là một chủ trương đang được Trung ương tập trung chỉ đạo. Đối với các địa phương, trong đó có Bắc Giang, mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ có năng lực là giải pháp hữu hiệu để thu hút, giữ chân người tài, đồng thời nâng cao được năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ tỉnh.
Bốn là, thực hiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ có tài như lương, thưởng, chế độ nhà ở... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoạt động, cống hiến và trưởng thành.
Chính sách, chế độ đãi ngộ vừa là giải pháp để thu hút, đồng thời cũng là giải pháp quan trọng để ”giữ chân”, trọng dụng nhân tài. Để thu hút nhân tài trong và ngoài tỉnh tận tâm, tận lực vì sự nghiệp xây dựng tỉnh Bắc Giang, Tỉnh cần xây dựng chính sách đãi ngộ thoả đáng, nhất là những chuyên gia đầu ngành. Người có tài phải được trọng dụng và phải được hưởng lương, thưởng nhiều hơn, phải được tin dùng và được làm việc trong môi trường khoa học thực sự, không phân biệt đối xử về mặt tuổi tác, chính trị (có đảng viên hay không) và được đào tạo ở trong nước hay nước ngoài. Đó là sự công bằng, bình đẳng về mặt quan điểm, chính sách, cách ứng xử. Chủ nghĩa bình quân, cào bằng có ý nghĩa nhất định trong hoàn cảnh nhất định, nhưng không thể là cách khuyến khích, thu hút, giữ lại nhân tài cho nhà nước nói chung và Bắc Giang nói riêng.
Bắc Giang cần tiên phong trong việc xây dựng các chế độ về thuế, tín dụng và tài chính để khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ. Phát hiện, nuôi dưỡng, thu hút và sử dụng có hiệu quả
tài năng khoa học và công nghệ. Thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động khoa học và công nghệ thực hiện việc ứng dụng tri thức, ý tưởng sáng tạo và kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới vào sản xuất và dịch vụ. Có chính sách bảo trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ. Đồng thời, có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, người VN ở nước ngoài tham gia hợp tác, đầu tư và huy động các nguồn lực cho nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ.
Rà soát các chính sách hiện có và ban hành các cơ chế, chính sách mới bảo đảm để nhân tài được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị từ kết quả lao động sáng tạo của mình. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách để động viên và tiếp tục sử dụng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với những nhân tài có trình độ, năng lực cao, còn sức khỏe nhưng đã hết tuổi lao động. Có chính sách ưu đãi cụ thể về lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt... đối với nhân tài làm việc ở vùng kinh tế, xã hội khó khăn, nhân tài là người dân tộc thiểu số...; đổi mới, nâng cao chất lượng xét chọn và nâng mức thưởng đối với các danh hiệu cao quý và các giải thưởng Nhà nước dành cho nhân tài.
Hiện nay, đa số cán bộ nói chung, cán bộ có tài của tỉnh đều sống bằng đồng lương. Mặc dù, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng cải tiến chính sách tiền lương, nhưng đồng lương của cán bộ còn thấp, chưa đảm bảo được cuộc sống đầy đủ và tái sản xuất sức lao động. Do đó, Tỉnh ủy cần chỉ đạo các cơ quan tham mưu về lĩnh vực tài chính (Sở Tài chính, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh…) nghiên cứu, đề xuất ban hành một số chính sách đãi ngộ về vật chất đối với cán bộ có tài trong hoạt động công vụ, trước mắt, cần chi trả lương đúng thời hạn; đồng thời quy định chế độ thưởng xứng đáng, tương xứng với công lao, kết quả lao động của cán bộ; có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và những đồng chí
được điều động, luân chuyển về những địa bàn vùng sâu, vùng xa... để giúp cán bộ khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Để bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ có tài, ngoài việc Tỉnh ủy chỉ đạo cơ quan tài chính rà soát nguồn kinh phí của địa phương, xin ý kiến của Trung ương trích một phần phù hợp với điều kiện của tỉnh. Mặt khác nghiên cứu xây dựng và thực hiện quy chế thu hút nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân ngoài công lập cho công tác thu hút, sử dụng nhân tài của tỉnh nhằm đa dạng hóa các nguồn lực chăm lo phát triển tài năng. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy đề xuất với Trung ương sớm ban hành chính sách đãi ngộ đối với cán bộ có tài năng trong hoạt động công vụ thực hiện thống nhất trong cả nước, để tỉnh có căn cứ và kinh phí thực hiện.