Giải pháp về thu hút nhân tà

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác hút và dùng nhân tài (Trang 68 - 76)

- Toàn cầu hoá là xu thế khách quan của Thế giới ngày nay, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực đang có dấu hiệu bị các nước phát triển và các

2.2.2.1.Giải pháp về thu hút nhân tà

Một là, hằng năm, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức vinh danh các sinh viên người Bắc Giang tốt nghiệp đạt loại giỏi ở các trường đại học trong và ngoài nước.

Đây là giải pháp vừa để phát hiện nguồn sinh viên chất lượng cao, vừa là chính sách khuyến khích, tôn vinh những sinh viên giỏi của tỉnh, nhằm thu hút, lôi cuốn, hấp dẫn số sinh viên này về tỉnh công tác, cũng như tạo động lực, kích thích thế trẻ trong tỉnh nỗ lực cố gắng ra sức tu dưỡng, rèn luyện, học tập. Tôn vinh không chỉ nhằm thống kê để tuyển lựa những người giỏi mà mặt khác nhằm động viên, khích lệ, tạo danh dự cho bản thân sinh viên giỏi, gia đình, dòng họ và cả quê hương có những người con ưu tú. Lịch sử VN đã rất thành công trong vấn đề này, những tiến sĩ, người đỗ đạt cao trong các kỳ thi của các triều đại phong kiến đều được tôn vinh một cách long trọng, trang nghiêm và đầy ý nghĩa, qua đó tạo động lực cho lớp lớp thế hệ “kẻ sĩ” cố gắng phấn đấu.

Để việc tôn vinh được thực hiện một cách nền nếp, bài bản, đạt hiệu quả, Tỉnh ủy cần có chủ trương giao cho các cơ quan chức năng như Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn thanh niên phối hợp tổ chức thực hiện. Chỉ đạo cấp huyện và cơ sở hằng năm sau mỗi đợt tốt nghiệp của các trường đại học, thống kê, lập danh sách những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc của xã, phường, thị trấn mình gửi lên cơ quan tổ chức cấp tỉnh tổng hợp chung. Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tỉnh đoàn thanh niên tổ chức lễ vinh danh một cách trang trọng, ý nghĩa để khơi dậy lòng tự hào đối với quê hương, qua đó các sinh viên giỏi tự nguyện muốn đóng góp công sức để xây dựng quê hương Bắc Giang ngày càng giầu mạnh, văn minh.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ trên cơ sở danh sách tổng hợp các sinh viên giỏi toàn tỉnh, tổ chức giáo dục, quán triệt chủ trương, quan điểm của tỉnh về thu hút, sử dụng nhân tài, để số sinh viên này tự nguyện đăng ký nguyện vọng công tác ở các lĩnh vực của tỉnh theo năng lực, sở trường và chuyên môn đào tạo. Những lĩnh vực có nhiều người cùng đăng ký hoặc hết chỉ tiêu biên chế, có thể giới thiệu để sinh viên đăng ký ở những lĩnh vực gần chuyên ngành đào tạo, đồng thời có chủ trương tăng biên chế cho một số đơn vị để thu hút được số sinh viên giỏi về công tác tại cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh.

Hai là, ưu tiên tuyển dụng công chức, viên chức vào cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, người có trình độ học vấn cao (thạc sỹ, tiến sỹ) và những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liên tục ở các khu vực khác như công nhân, cán bộ công chức cấp xã...

Việc xét tuyển công chức, viên chức không qua thi đối với những người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các trường đại học ở nước ngoài; tốt nghiệp thủ khoa ở các trường đại học trong nước... đã được quy định cụ thể trong Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản liên quan của Trung ương.

Tuy nhiên, xét điều kiện, tình hình cụ thể của Bắc Giang; để thu hút được những người có trình độ cao, sinh viên giỏi về tỉnh công tác, Tỉnh ủy cần tiếp tục lãnh đạo các cơ quan chuyên môn trong tuyển dụng công chức, viên chức nghiên cứu, vận dụng xét tuyển không qua thi đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường công lập trong nước. Bắc Giang mỗi năm có khoảng 3.500 đến 4.000 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, trong đó có không ít sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng hầu hết không trở về địa phương công tác. Đây là một thực tế đáng báo động, nếu Bắc Giang không có chính

sách tốt để thu hút số sinh viên giỏi này về địa phương công tác, thì trong những năm tới, đội ngũ cán bộ của tỉnh sẽ không có được những chuyên gia đầu ngành, cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ giỏi trong các lĩnh vực. Bên cạnh việc ưu tiên tuyển dụng không qua thi, để thu hút được người tài vào công tác ở các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh thì nâng cao chất lượng tuyển dụng cũng là công việc không kém phần quan trọng, như: đổi mới hình thức và nội dung các kỳ thi tuyển công chức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bổ sung cho đội ngũ công chức. Việc tuyển dụng bên cạnh yêu cầu về phẩm chất, trình độ, sức khỏe còn phải kiểm tra, đánh giá được khả năng, năng lực thi hành công vụ, nhiệm vụ.

Cùng với việc thu hút sinh viên giỏi, người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, Tỉnh ủy cần quan tâm lãnh đạo thu hút, tuyển lựa những cán bộ, công nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liên tục ở các khu vực ngoài công lập hay cán bộ công chức cấp xã... vào các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Đây là lực lượng ngoài việc họ có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực công tác, còn có kiến thức thực tế phong phú, có thể đáp ứng ngay yêu cầu công việc và thực tiễn đặt ra.

Thực hiện việc tiếp nhận để bổ sung người vào đội ngũ công chức, viên chức từ các khu vực ngoài nhà nước; có chính sách và quy định cụ thể về việc tuyển dụng công chức từ các nguồn nhân lực ở các khu vực khác như doanh nghiệp nhà nước, khu vực tư, lực lượng vũ trang, cán bộ cơ sở. Đây là nguồn nhân lực có kinh nghiệm thực tiễn, là yếu tố rất cần thiết và quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ. Đồng thời thực hiện chính sách phát triển từ cơ sở: xây dựng chế độ đưa công chức mới được tuyển dụng vào cơ quan thuộc Tỉnh ủy, UBND cấp tỉnh hoặc sở, ngành đi cơ sở làm việc từ 1 đến 2 năm để nắm bắt thực tiễn và làm giàu vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn. Đồng thời, chú trọng bổ sung vào đội ngũ công chức làm việc trong các cơ

quan thuộc cấp tỉnh, cấp bộ những người đã có kinh nghiệm làm việc ở cấp cơ sở (cấp xã, cấp huyện, chi cục…). Thực hiện được chủ trương này, sẽ làm cho hiệu ứng xã hội về vấn đề thu hút, sử dụng nhân tài ngày càng tốt lên, đồng thời chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của tỉnh Bắc Giang cũng có chuyển biến tích cực.

Ba là, ban hành chính sách đãi ngộ về vật chất đối với những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, người có trình độ học vấn cao về tỉnh công tác.

Ngoài việc động viên, khích lệ về tinh thần, để lôi cuốn, hấp dẫn những người có trình độ cao, sinh viên giỏi tự nguyện về Bắc Giang công tác thì cần có chế độ, cơ chế, chính sách đãi ngộ về vật chất xứng đáng với kết quả và công hiến của họ. Tỉnh ủy sớm nghiên cứu, xây dựng, ban hành cơ chế để đãi ngộ về vật chất (lương, thưởng, chế độ nhà ở...) cho những người có trình độ cao về tỉnh công tác; đồng thời xây dựng cơ chế hỗ trợ học bổng ngay từ năm thứ nhất cho những sinh viên người Bắc Giang học tại các trường đại học có thành tích xuất sắc, cam kết tình nguyện về tỉnh công tác sau khi tốt nghiệp ra trường.

Kinh nghiệm các nước trên thế giới cũng như một số địa phương thực hiện thành công việc thu hút nhân tài cũng thấy rõ sự đãi ngộ xứng đáng về vật chất đối với người có tài năng, như:

Trung Quốc có chiến lược về phát triển nhân tài, chế độ ưu đãi về vật chất: những người có tài năng thật sự đồng ý phục vụ lâu dài cho đất nước, vợ con họ sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế suốt đời. Có những người còn được cấp nhà, cấp xe, miễn thuế thu nhập cùng với các biệt đãi khác.

Singapore có quy định rõ ràng, lương của lao động bình thường chỉ khoảng 2.000 USD/tháng. Còn với lao động nước ngoài có kỹ năng, tay nghề, ngoài việc được hưởng lương theo mức của các nhân tài, họ còn được phép đưa người thân sang sống cùng. Singapore thực hiện trả lương tương xứng với giá

trị của chất xám. Các Bộ trưởng Singapore có mức lương cao hơn tất cả các Bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh. Mới đây, Thủ tướng Lý Hiển Long lại quyết định tăng lương cho các Bộ trưởng (bằng mức lương của 6 người đứng đầu các ngành nghề trong khối tư nhân). Ở Mỹ, lương của Tổng thống là 400.000 USD. Ở Anh, lương của Thủ tướng là 368.655 USD, lương của các Bộ trưởng trong khoảng 196.000-268.000 USD. Trong khi đó, lương của Thủ tướng Lý Hiển Long là 2,05 triệu USD/năm.

Đà Nẵng đã ban hành và thực hiện chính sách thu hút, ưu đãi đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ tham gia vào đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố như sau: Được hưởng phụ cấp thu hút bằng 50% mức lương trong thời hạn 2 năm; được bố trí nhà chung cư để ở và miễn tiền thuê nhà trong thời gian 7 năm; nếu có nhu cầu mua nhà hoặc đất làm nhà thì được giảm từ 10% đến 30% so với giá quy định; được trợ cấp một lần đối với giáo sư: 100 triệu; phó giáo sư: 70 triệu; tiến sỹ: 50 triệu; bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 30 triệu; thạc sĩ: 15 triệu, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi: 10 triệu.

Thành phố Hồ Chí Minh có chính sách đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài bằng ngân sách của thành phố. Chính sách thu hút cán bộ có trình độ đại học và trên đại học về công tác tại phường, xã, thị trấn với mức khuyến khích: cán bộ công tác ở xã và thị trấn có trình độ đại học chính quy: phụ cấp 1.000.000 đồng/người/tháng; đại học không chính quy: 625.000 đồng/người/ tháng; công tác ở phường có trình độ đại học chính quy: 750.000 đồng/người/ tháng; đại học không chính quy: 500.000 đồng/người/tháng; cán bộ có trình độ thạc sĩ (ngoài khuyến khích như cán bộ có trình độ đại học) được hưởng mức khuyến khích 500.000 đồng/người/tháng. Thành phố cũng đặc biệt quan tâm hỗ trợ cho cán bộ tự đào tạo chuyên ngành phù hợp nhiệm vụ đang đảm nhận hoặc hướng quy hoạch. Theo đó, người tốt nghiệp thạc sĩ được hỗ trợ: 15

triệu đồng; tiến sĩ: 25 triệu đồng; học ngoại ngữ được hỗ trợ từ 5 - 10 triệu đồng; riêng tiếng Lào và Campuchia từ 10 - 20 triệu đồng.

Kinh nghiệm của các nước và địa phương nêu trên cũng là một gợi ý hết sức quan trọng và cần thiết để Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang lãnh đạo xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ về vật chất phù hợp sao cho vừa có thể thu hút, giữ chân được người tài, vừa trong điều kiện, khả năng kinh tế của tỉnh.

Bốn là, xây dựng và thực hiện chế độ tiến cử người tài.

Tiến cử là cách chọn nhân tài từ trong nhân dân, không căn cứ vào thân phận của người được tiến cử. Cách thức này được thực hiện từ thời phong kiến VN, được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở thời Lê, nhất là thời Lê Thánh Tông. Chế độ này cho phép một vị quan được đề nghị đưa một người có tài nhưng vì nhiều nguyên nhân mà chưa có điều kiện đi thi (hoặc thi không đỗ) được giữ một chức quan nào đó. Vào đầu triều Lê Sơ, việc tiến cử giới thiệu người hiền tài rất được đề cao và đã trở thành nhiệm vụ mà các chức quan từ tam phẩm trở lên, mỗi người phải tiến cử một người ở trong triều hay ngoài thôn dã, đã làm quan hay chưa làm quan. Đến thời Hồng Đức, chủ trương này trở thành chế độ của Nhà nước, mặc dù khoa cử đã rất phát triển. Người tiến cử phải lấy tước vị, phẩm hàm của mình để đảm bảo rằng người được tiến cử là có tài, xứng đáng với chức vụ được giao và phải chịu trách nhiệm cá nhân về sự tiến cử đó. Nếu tiến cử bậy thì chịu tội giáng hay bãi chức; tiến cử được người giỏi thì nhất định sẽ được trọng thưởng.

Để công tác thu hút nhân tài ở tỉnh Bắc Giang đạt được kết quả, bên cạnh việc đãi ngộ về vật chất, tinh thần đối với người có tài, người có trình độ cao như nhiều tỉnh hiện nay đang thực hiện; thì việc mạnh dạn xây dựng và áp dụng rộng rãi chế độ tiến cử người tài là một việc làm hết sức có ý nghĩa - một biện pháp hữu hiệu, sẽ mạng lại hiệu quả thiết thực.

Xây dựng và thực hiện chế độ tiến cử người tài ở Bắc Giang cần phải lưu ý: ban hành chế độ tiến cử để từng cá nhân có cơ hội giới thiệu những người có tài năng với các cấp có thẩm quyền để bố trí, sử dụng vào các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh (gắn với trách nhiệm của người giới thiệu, tiến cử; tiêu chuẩn của người tiến cử; chế độ khen thưởng và xử lý các sai phạm). Những người được giao cương vị lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệm và được quyền tiến cử, giới thiệu những người có tài năng để bố trí, sử dụng vào các vị trí công tác đang có nhu cầu, đồng thời phải chịu trách nhiệm chính trị về sự tiến cử của mình. Có cơ chế xác định việc tiến cử là một nhiệm vụ, vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý; đồng thời lấy đó là tiêu chí quan trọng để đánh giá cán bộ.

Năm là, tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, tiếp tục cải cách hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện, hiệu quả để thu hút nhiều hơn nữa người tài về tỉnh công tác.

Môi trường, điều kiện làm việc là nhân tố quyết định nhất đến việc có hay không thu hút được nhân tài. Chế độ tôn vinh hay đãi ngộ về vật chất chỉ mang tính hỗ trợ, trợ cấp ban đầu, còn yếu tố mang tính bền vững lâu dài trong thu hút, sử dụng nhân tài chính là môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi. Người tài thường không bó mình theo một khuôn mẫu cứng nhắc, mà công việc, giờ giấc làm việc của họ rất linh hoạt, với mục tiêu hằng đầu là đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, không tạo được không gian để người tài sáng tạo, phát huy khả năng, chắc chắn họ sẽ không gắn bó lâu dài hoặc thui chột tài năng của họ.

Để thu hút được nhiều người tài năng, người có trình độ cao, sinh viên giỏi về tỉnh, Tỉnh ủy cần sớm lãnh đạo xây dựng, ban hành quy chế về chế độ làm việc chuyên biệt dành cho cán bộ và những người có tài năng hoạt động trong các cơ quan hành chính của tỉnh. Người đứng đầu các cơ quan, địa

phương, đơn vị phải thực sự nhận thức được vấn đề này, phải có động cơ trong sáng, có tinh thần trách nhiệm cao vì Đảng, vì nước, vì dân, vì cộng đồng xã hội; kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho tài năng trong phạm vị quản lý được phát hiện, được sử dụng và được phát triển. Làm được như vậy, ắt hẳn người tài sẽ tự tìm đến.

Môi trường làm việc có liên quan chặt chẽ đến thủ tục hành chính. Một cơ quan với thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, hiệu quả sẽ là nơi làm việc lý tưởng cho mọi người. Vì vậy, để thu hút được người tài, một việc làm cần thiết là phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện, hiệu quả. Tỉnh ủy tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cải cách thủ tục hành đối với các cơ quan trong hệ thống chính trị. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc cải cách thủ tục hành

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác hút và dùng nhân tài (Trang 68 - 76)