Kết quả đạt được và một số tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác hút và dùng nhân tài (Trang 40 - 50)

- Toàn cầu hoá là xu thế khách quan của Thế giới ngày nay, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực đang có dấu hiệu bị các nước phát triển và các

1.2.2.3. Kết quả đạt được và một số tồn tại, hạn chế

Những năm qua, việc lãnh đạo công tác thu hút, sử dụng nhân tài của ĐBBG đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau đây:

Tổng quan về nguồn nhân lực tỉnh: tính đến ngày 01/4/2009, dân số toàn tỉnh có 1.555.720 người; số lao động tham gia hoạt động kinh tế khoảng 830.000 người, trong đó tham gia trong ngành công nghiệp xây dựng là 8,86 %, dịch vụ là 14,57 %, nông, lâm nghiệp, thủy sản là 76,58 % tổng số lao động. Đến 31/12/2010, tổng số nhân lực của Bắc Giang đã qua đào tạo là 321.400 người, trong đó: trên đại học 1.265 người (bằng 0,4%), đại học

27.145 người (8,4%), cao đẳng 21.660 người (6,7%), trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề 44.460 người (13,8%), sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật đào tạo ngắn hạn không có bằng 227.840 người (70,6%) [36, tr.93].

Về tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến 30/6/2011 là 31.889 người (không kể cán bộ của các cơ quan ngành dọc Trung ương quản lý và lực lượng vũ trang), gồm: Cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể 1.024 người, bằng 3,2%; cán bộ công chức quản lý Nhà nước 1.953 người, bằng 6,1%; cán bộ, viên chức sự nghiệp 24.861 người, bằng 77,4%; cán bộ, công chức cơ sở 4.231 người, bằng 13,3% [4, tr.5].

Về đội ngũ cán bộ, công chức và người có trình có trình độ cao:

Đến thời điểm 31/12/2010, toàn tỉnh Bắc Giang có 1.265 người có trình độ trên đại học, trong đó 1.237 thạc sỹ và 28 tiến sỹ, được phân bố: công tác tại cơ quan khối đảng, đoàn thể và quản lý nhà nước 217 người; công tác ở khối giáo dục 480 người; khối y tế 255 người; khối nông lâm nghiệp, thủy sản 32 người; khối công nghiệp, thương mại, xây dựng 108 người; khối tài nguyên môi trường 11 người; giao thông vận tải 15 người; khoa học công nghệ, thông tin truyền thông và công nghệ thông tin 31 người; văn hóa, thể thao, du lịch 12 người; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản 48 người và lĩnh vực khác 54 người. [36, tr.93]

Số cán bộ, công chức trẻ (dưới 40 tuổi) cấp tỉnh và huyện có năng lực, trình độ và triển vọng phát triển của Bắc Giang là 291 người; 100% có trình độ đại học chính quy loại khá trở lên, trong đó 56 người có trình độ thạc sĩ , tiến sĩ . Trong số 291 người, hiện có 02 người là cấp phó ngành ở tỉnh ; 23 người là trưởng cấp phòng , 115 người là phó các phòng, ban và tương đương ở các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và cấp huyện. 100% được quy hoạch các chức danh từ phó phòng trở lên, trong đó một số người quy hoạch chức danh

tỉnh ủy viên, nhiều người quy hoạch phó, trưởng ngành cấp tỉnh và cán bộ chủ chốt cấp huyện.

Nguồn học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học của tỉnh Bắc Giang cũng khá dồi dào và có chất lượng tốt; tương lai, đây chính là đội ngũ kế cận bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm đạt trên 90%, năm học 2009-2010 tỷ lệ tốt nghiệp là 97,8%, xếp thứ 16 toàn quốc. Bắc Giang là một trong những tỉnh có nhiều thí sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, hằng năm số thí sinh trúng tuyển và nhập học các trường đại học, cao đẳng đứng thứ 13, 14 so với toàn quốc (năm 2010 có 10.904 thí sinh đỗ và nhập học), điểm trung bình ba môn thi đại học năm 2010 của thí sinh tỉnh Bắc Giang đứng thứ 15 toàn quốc.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu được chú trọng, năm học 2010-2011, Bắc Giang có 43 học sinh đạt giải quốc gia, đứng trong tốp 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Khối tiểu học: cuộc thi olympic Tiếng Anh và Toán học toàn quốc, đoàn Bắc Giang đạt 18 giải (trong đó 5 vàng, 3 bạc và 10 đồng). Khối trung học cơ sở: có 311 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 50 học sinh đạt giải olympic tin học cấp tỉnh, 52 học sinh đạt giải casio (49 giải cấp tỉnh và 3 giải khu vực), 54 học sinh đạt giải cuộc thi giải toán qua mạng cấp tỉnh, 133 học sinh đạt giải olympic Tiếng Anh (96 giải cấp tỉnh và 27 giải quốc gia), 18 học sinh đạt giải sáng tạo kỹ thuật, toán tuổi thơ... Khối Trung học phổ thông: có 542 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 54 học sinh đạt giải olympic tin học, 320 học sinh đạt giải casio cấp tỉnh và khu vực, 52 học sinh đạt giải olympic tiếng Anh cấp tỉnh, 18 học sinh đạt giải sáng tạo kỹ thuật... [36, tr.29, 35, 37]

Những năm vừa qua, ĐBBG đã từng bước quan tâm hơn đến vấn đề xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ, trong đó chú trọng việc thu hút và sử dụng nhân tài, cụ thể:

Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, quy định, đề án… về công tác cán bộ nói chung, trong đó nhiều văn bản có nội dung liên quan đến công tác thu hút và sử dụng nhân tài như:

- Quyết định số 345-QĐ/TU, ngày 04/10/2007 về quy định tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý;

- Quy định số 747-QĐ/TU, ngày 24/7/2009 về phân cấp quản lý cán bộ; - Kế hoạch số 05-KH/TU, ngày 09/5/2006 thực hiện Nghị quyết số 42- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý;

- Kế hoạch số 25-KH/TU, ngày 04/10/2007 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; - Kế hoạch số 13-KH/TU, ngày 22/5/2002 và Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 23/12/2002 về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý;

- Kế hoạch số 40-KH/TU, ngày 30/3/2009 về tiếp tục thực hiện chiến lược cán bộ đến năm 2020;

- Nghị quyết 52-NQ/TU, ngày 17/01/2006 ban hành Chương trình phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010.

- Nghị quyết 43-NQ/TU, ngày 22/02/2011 ban hành Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015.

- Quy định số 01-QĐ/TU, ngày 24/5/2006 về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý;

- Kết luận số 03-KL/TU, ngày 28/9/2006 về nâng cao chất lượng cán bộ khối Đảng, đoàn thể trực thuộc tỉnh;

- Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 05/12/2006 về xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn;

- Quyết định số 692-QĐ/TU ngày 15/5/2009 ban hành Đề án bố trí cán bộ trẻ, có triển vọng thực tập, tập sự lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện…

Trên cơ sở sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản, quyết định cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ và công tác nhân tài ở địa phương, như: Quyết định số 144/QĐ-UB ngày 16/8/1999 về hỗ trợ kinh phí cho cán bộ sau khi có quyết định công nhận các học vị thạc sĩ, tiến sĩ; Quyết định số 208/2010/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của UBND tỉnh về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức; Quyết định số 248/2009/QĐ-UB ngày 30/9/2009 ban hành Đề án "Thực hiện thí điểm tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý một số đơn vị sự nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Giang"… Các ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc cũng đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản, đề án, kế hoạch… để tổ chức thực hiện về công tác cán bộ của ngành, địa phương, đơn vị mình.

Việc tuyển chọn cán bộ nói chung và nhân tài nói riêng được Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo, bảo đảm đúng quy định và chọn được những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Căn cứ các nghị quyết, pháp lệnh, nghị định, thông tư, hướng dẫn của Trung ương về việc thi tuyển, xét tuyển công chức, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã lập Hội đồng tuyển dụng, tập trung chỉ đạo việc thi tuyển, xét tuyển cán bộ, công chức; quy định công chức các cơ quan hành chính trong hệ thống chính trị phải qua thi tuyển, yêu cầu tốt nghiệp đại học hệ chính quy. Tỉnh uỷ ban hành Kết luận 03-KL/TU ngày 28/9/2006, yêu cầu tuyển chọn, tiếp nhận cán bộ, công chức về công tác tại các cơ quan khối Đảng, đoàn thể trong tỉnh cần ưu tiên những cán bộ có trình độ đại học hệ chính quy, thạc sĩ, đủ tiêu chuẩn. Các cơ quan chức năng làm công tác tổ chức cán bộ đã tham mưu ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn công tác tuyển dụng bảo đảm công minh, khách quan. Có chính sách ưu tiên tuyển dụng cán

bộ theo quy định, đồng thời vận dụng ban hành cơ chế tuyển thẳng không qua thi đối với người có bằng đại học chính quy loại giỏi của các trường công lập. Nhờ vậy, từ cuối 2005 đến đầu 2010, toàn tỉnh tuyển được 73 người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tốt nghiệp đại học loại giỏi, trong đó có 18 người tốt nghiệp đại học loại giỏi.

Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý từ đội ngũ nhân tài được quan tâm thực hiện đạt kết quả. Thực hiện Nghị quyết số 42-

NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh

đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Tỉnh uỷ đã ban hành Kế hoạch số

05-KH/TU ngày 09/5/2006 để triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, trong đó yêu cầu cán bộ đưa vào quy hoạch lần đầu đối với cấp tỉnh (dưới 40 tuổi), cấp huyện (dưới 35 tuổi) phải có bằng đại học chính quy; nâng cao tỷ lệ cán bộ tuổi trẻ, được đào tạo cơ bản và có triển vọng phát triển trong quy hoạch cán bộ các cấp. Nhìn chung, công tác quy hoạch cán bộ được các cấp uỷ, chính quyền, địa phương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng quy trình và yêu cầu của Nghị quyết Trung ương. Đội ngũ cán bộ trong quy hoạch nhìn chung ngày càng trẻ hóa, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được nâng cao, có phẩm chất chính trị tốt và được thử thách, rèn luyện qua thực tiễn công tác. Nhờ làm tốt công tác quy hoạch nên tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, số cán bộ có năng lực, trình độ cao được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chiếm tỷ cao hơn nhiệm kỳ trước, cụ thể là: 03 đồng chí có trình độ tiến sĩ (chiếm 5,5%), 19 đồng chí có trình độ thạc sĩ (chiếm 34,5%) trong tổng số uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh).

Đảng bộ tỉnh lãnh đạo thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và nhân tài nói riêng, nhằm đào tạo được đội ngũ nhân tài có kiến thức, tư duy và tầm nhìn toàn diện. Việc đào tạo, bồi dưỡng được tiến hành đồng bộ, bằng nhiều hình thức như: cử cán bộ tham dự các lớp học của

Trung ương; tổ chức các lớp học tại địa phương; đào tạo, bồi dưỡng từ thực tiễn công tác, thông qua phân công, giao nhiệm vụ ; luân chuyển các vị trí công tác, về cơ sở... Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, nghiệp vụ xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể... Tỉnh uỷ chỉ đạo UBND các cấp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị, tăng đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; hỗ trợ kinh phí cho cán bộ được cử đi đào tạo. Từ năm 2005 đến nay đã có trên 2.000 cán bộ, công chức được đào tạo để có bằng chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó trên 200 người được đào tạo sau đại học. Năm 2008, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã lựa chọn và cử 8 cán bộ trẻ có năng lực, triển vọng, đang giữ chức vụ trưởng, phó trưởng phòng và trong quy hoạch phó ngành cấp tỉnh đi học ngoại ngữ ở nước ngoài bằng ngân sách của tỉnh (30.000 usd/ người) và chọn trên 60 cán bộ có năng lực, triển vọng đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo Đề án 165 của Trung ương Đảng.

Để sử dụng nhân tài đạt hiệu quả trong thực tiễn, Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo công tác luân chuyển đối với một số đồng chí giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, tạo động lực mới trong công tác cán bộ. Có thể nói, công tác luân chuyển cán bộ nói chung và luân chuyển cán bộ tài năng nói riêng đã được Tỉnh uỷ và các cấp uỷ đảng tập trung chỉ đạo và đạt kết quả tích cực. Các cấp, các ngành thực hiện đúng phương châm luân chuyển cán bộ vừa tích cực, vừa thận trọng, theo quy trình chặt chẽ, tạo được sự thống nhất giữa nơi đi và nơi đến. Qua đánh giá cán bộ hằng năm, các đồng chí được luân chuyển đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo, giữ vững an ninh, trật tự của các địa phương, đơn vị được luân chuyển đến; một số đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được bố trí đảm nhiệm chức vụ cao hơn trong bộ máy Đảng, Chính quyền. Qua thực tiễn

chỉ đạo, có thể khẳng định, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá trong công tác cán bộ nhằm từng bước bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp hợp lý, hoạt động hiệu quả hơn. Công tác luân chuyển cán bộ đã tạo động lực mới thúc đẩy cán bộ hăng hái công tác, học tập, rèn luyện để trưởng thành về mọi mặt, khắc phục tư tưởng, tâm lý thoả mãn, an phận trong một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ có tài.

Việc bố trí, sử dụng cán bộ được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, bảo đảm công tâm, dân chủ, khách quan; theo phương châm lựa chọn, sử dụng những người thực sự có đức, có tài. Quan điểm trong bố trí, sử dụng cán bộ, nhất là sử dụng nhân tài của tỉnh Bắc Giang là bố trí vào đúng vị trí, công việc, phù hợp với năng lực, sở trường, để phát huy hết khả năng của cán bộ, của nhân tài. Chính vì vậy, công tác bố trí, sử dụng cán bộ nói chung đều được các cấp, các ngành thực hiện đúng quy trình, bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, khách quan. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ bước đầu thực hiện tốt việc chuẩn bị nhiều phương án nhân sự để lựa chọn bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu cán bộ ứng cử; việc bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu cán bộ ứng cử được căn cứ vào quy hoạch cán bộ và biểu quyết bằng phiếu kín, theo hướng ưu tiên những người có đức, tài. Cán bộ được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ, được trẻ hoá và luôn tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc chế độ bổ nhiệm cán bộ có thời hạn, bổ nhiệm lại cán bộ, để cán bộ luôn phấn đấu, rèn luyện, tránh tư tưởng, tâm lý thỏa mãn, tự kiêu.

Chế độ, chính sách cán bộ, nhất là chế độ, chính sách đối với cán bộ có năng lực được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được một số kết quả.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, trong đó chú trọng đến đối tượng phấn

đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU ngày 24/5/2007 về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý; Quy định số 09-QĐ/TU

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác hút và dùng nhân tài (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)