KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * KẾT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động âm nhạc tại một số trường mầm non khu vực thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 67)

* KẾT

LUẬN «

3.523. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động âm nhạc có vai trò rất cần thiết đối với sự nghiệp giáo dục toàn diện cho trẻ. Nhờ hoạt động âm nhạc mà trẻ cảm nhận được cái đẹp được dễ dàng hơn, thúc đẩy phát triển cảm xúc thẩm mỹ cũng như thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ. Ngoài ra, còn rèn luyện và củng cố cho ừẻ một số kỹ năng cơ bản cần thiết cho trẻ như ừẻ biết hát, nghe, vận động theo nhạc theo bài hát, múa... và đặc biệt là kỹ năng cảm thụ âm nhạc, sáng tạo của trẻ.

3.524. Trong đề tài nghiên cứu này tôi đã đề cập đến cơ sở lí luận của vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, tìm ra được những ưu điểm nổi bật của hoạt động âm nhạc đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo. Để từ đó chúng ta có thế thấy được vai trò của âm nhạc là rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em sau này. Âm nhạc là nghệ thuật giáo dục cái đẹp, là phương tiện giáo dục đạo đức bởi nó tác động đến cách ứng xử, cách nhìn nhận của trẻ vào thế giới xung quanh, hình thành nên hành vi giáo tiếp của trẻ, tính đoàn kết... tất cả đều là điều kiện tất yếu để hình thành nên phẩm chất đạo đức của một nhân cách sau này.

3.525. Giáo dục thẩm mỹ và hoạt động âm nhac có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi mục đích của giáo dục thẩm mỹ là nhằm phát triển ở ừẻ khả năng

64 4

lĩnh hội cảm thụ, hiểu cái đẹp, phân biệt được cái hay, cái dở , biết hoạt động độc lập sáng tạo trong khi tiếp xúc với các dang hoạt động âm nhạc khác nhau như hát, nghe hát, vận động theo nhạc hay theo ừò chơi, múa... Thông qua đó mà trẻ vui tươi, hoạt bát và năng động hơn, biết yêu cuộc sống hơn... hoàn thiện về cả thể chất và tâm hồn cho ừẻ.

3.526. Ngoài ra, đề tài mà tôi nghiên cứu bước đàu khảo sát thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động âm nhạc ở một số trường mầm non thuộc khu vực thảnh phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Qua điều tra tại từng lớp mẫu giáo, sau khi quan sát và trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm tôi thấy được những ưu điểm và một số mặt chưa tốt như cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho trẻ ở các chủ đề còn chưa đầy đủ, chưa phong phú và đa dạng, một số lớp các phương tiện dạy học còn chưa được đổi mới, các giáo viên chưa phát huy được hết vai trò của việc kết hợp các phương pháp cũng như hình thức dạy học để đạt được hiệu quả tối ưu, tuy nhiên đó chỉ là một bộ phận nhỏ chưa nhận thức được điều đó. Các giáo viên cũng không tạo nhiều điều kiện cho trẻ thường xuyên tham quan, dạo chơi khuân viên của trường để trẻ quan sát, khám phá những điều được học và mới lạ xung quanh. Chính vì vậy tôi cũng đã đưa ra được một số biện pháp khắc phục những hạn chế trên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động âm nhạc.

3.527. Với đề tài nghiên cứu về thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động âm nhạc này tôi rất mong nhận được sự quan tâm, hưởng ứng cũng như sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô và bạn đọc để đề tài nghiên cứ của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

* KIẾN NGHỊ:3.528. •

3.529. Với nhà trường và các cấp quản lý, mong nhận được sự đầu tư và quan tâm chăm sóc - giáo dục cho trẻ. Nâng cao cơ sở vật chất cho từng lớp, đồ dùng đồ chơi được bổ sung với đa dạng háo các loại với đủ kích cỡ, màu sắc và hiện đại hơn, các phương tiện dạy học trong lóp cũng được tu sửa nếu hỏng hóc,được thay mới nếu không sử dụng được và ngày càng tân tiến hơn để bắt kịp với thời đại. Ngoài ra mở rộng một số lớp, phòng học bồi dưỡng thêm chuyên môn cho các giáo viên để nâng cao trình độ và nhận thức, có thể bằng một số cuộc thi dành cho các giáo viên như giáo viên dạy giỏi, giáo viên khéo tay hay làm, nấu ăn,... để khích lệ giáo viên đồng thời nâng cao tay nghề.

3.530. Với các giáo viên mầm non thì các giáo viên trước hết giáo viên cần được nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tham gia các khóa học, các cuộc thi, bồi dưỡng để có thể nắm vững những phương pháp , đặc trưng của bộ môn và hiểu được tâm sinh lý của trẻ, độ tuổi... để có thể tìm ra những cách dạy hay, mới và các bài học có nội dung phù hợp với trẻ hơn

3.531. Đặc biệt là phải có sự đổi mới giữa cách tổ chức như hình thức tổ chức phải có sự luân phiên hoặc kết hợp để tạo ra cái mới lạ giúp trẻ thích thú, tham gia vào hoạt động của cô.

3.532. Với phụ huynh của trẻ, càn phối hợp để có thể nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như khả năng của từng trẻ để từ đó giáo viên có thể biết và có những phương pháp giúp trẻ phát triển những năng khiếu hơn, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ.

66 6

3.533. Với trẻ, trẻ thích thú tham gia các hoạt động âm nhạc, tự tin biễu diễn, độc lập sáng tạo và luôn có tinh thần xây dựng bài để đạt hiệu qảu cao trong tiết học.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động âm nhạc tại một số trường mầm non khu vực thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w