Nợ quá hạn và Nợ xấu cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh trà vinh (Trang 60 - 68)

4.2.4.1 Nợ quá hạn

Qua số liệu ở bảng 4.8, ta thấy nợ quá hạn của BIDV Trà Vinh luôn biến động và giảm liên tục qua các năm. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Năm 2012, nợ quá hạn giảm 2,54% tương ứng với số tiền giảm là 663 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, nợ quá hạn vẫn tiếp tục theo đà đi xuống, giảm mạnh 23,97% tương ứng giảm 6.090 triệu đồng. Nợ quá hạn giảm là chiều hướng tốt. Nguyên nhân nợ quá hạn giảm là do cán bộ tín dụng có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện nghiêm túc hơn trong việc thẩm định hợp đồng cho vay, đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2014, nợ quá hạn tăng cao so với cùng kỳ năm 2013 là do một số doanh nghiệp có khả năng điều hành kém nên bị thua lỗ không trả được nợ trong thời gian nền kinh tế biến động.

Bảng 4.8: Nợ quá hạn cá nhân của BIDV Trà Vinh giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm So sánh 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014 2012/2011 2013/2012 6th-2014/6th-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nợ quá hạn 26.068 25.405 19.315 22.579 26.411 (663) (2,54) (6.090) (23,97) 3.832 16,97 Tổng dư nợ 661.142 664.442 605.435 573.926 876.144 3.300 0,50 (59.007) (8,88) 302.218 52,66

4.2.4.1 Nợ xấu cá nhân

Nợ xấu luôn tồn tại trong bất kỳ ngân hàng nào vì ngân hàng không thể dự đoán trước được. Nợ xấu là một trong những rủi ro trong tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và đánh giá được trình độ thẩm định các dự án, phương án SXKD của khách hàng. Chính vì thế mà ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu ở mức thấp nhất trong ngân hàng không làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của mình cũng như giữ vững uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.

Đối với BIDV Trà Vinh, nhìn chung, các khoản nợ xấu cá nhân của chi nhánh đều giảm dần qua các năm. Để tìm hiểu rõ hơn các khoản nợ xấu cá nhân phát sinh trong những năm qua ở chi nhánh, ta theo dõi bảng số liệu và phần phân tích dưới đây.

4.2.4.1.1 Nợ xấu cá nhân theo thời hạn

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh

Hình 4.7 Cơ cấu nợ xấu cá nhân theo thời hạn của BIDV Trà Vinh giai đoạn 2011- 6th/2014 6,35% 93,65% Năm 2011 86,80% 13,20% Năm 2012 37,86% 62,14% Năm 2013 0% 100 % 6th/2013 62,75% 37,25% 6th/2014 Ngắn hạn Trung - dài hạn

Bảng 4.9: Nợ xấu cá nhân theo thời hạn của BIDV Trà Vinh giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm So sánh 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014 2012/2011 2013/2012 6th-2014/6th-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 481 5.897 850 - 1.014 5.416 1.125,99 (5.047) (19,86) 1.014 x Trung – dài hạn 7.091 897 1.395 6.521 602 (6.194) (87,35) 498 55,52 (5.919) (90,77) Tổng Nợ xấu cá nhân 7.572 6.794 2.245 6.521 1.616 (778) (10,27) (4.549) (66,96) (4.905) (75,22)

Qua bảng số liệu 4.9 và hình 4.7, ta thấy nợ xấu ở chi nhánh từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm mạnh. Năm 2012, nợ xấu ngắn hạn tăng lên rất cao đạt mức 5.897 triệu đồng, tương ứng tăng 1.125,98% so với năm 2011. Nguyên nhân là năm này doanh số cho vay cao và do giá cả hàng hóa, nguyên liệu tăng cao dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao nên đầu ra hàng hóa cũng khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và tiêu dùng của người dân nên các cá nhân vay vốn khó trả được nợ. Ngoài ra, vì một số lý do khách quan lẫn chủ quan mà mục đích vay vốn này lại không được khách hàng thực hiện. Mặc dù nền kinh tế cả nước đang có dấu hiệu phục hồi nhưng nhiều cá nhân vẫn làm ăn không hiệu quả nhưng bằng nhiều cách khác nhau, che giấu điểm yếu kém để được ngân hàng chấp thuận cho vay, thường là ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn hiện tại của mình trong giai đoạn khó khăn nhưng lại không vượt qua và dẫn đến là không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng,... Vì những lý do đó, nên nợ xấu cá nhân ngắn hạn cao hơn so với trung và dài hạn. Sang năm 2013, nợ xấu ngắn hạn giảm mạnh xuống còn 850 triệu đồng, giảm 5.047 triệu đồng (tương ứng giảm 19,87%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội dần ổn định, cùng những quyết định hỗ trợ lãi suất của chính phủ nên khả năng hoàn trả các khoản vay cao.

Năm 2011, nợ xấu trung và dài hạn là 7.091 triệu đồng, năm 2012 con số này đã giảm mạnh xuống còn 897 triệu đồng, giảm 6.194 triệu đồng, tương ứng giảm 87,35% so với năm trước. Sang năm 2013, nợ xấu trung dài hạn có tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2011. Đạt được kết quả khả quan như vậy là vì nền kinh tế dần dần hồi phục, mặt bằng lãi suất giảm. Ngoài ra, với sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo cùng công tác thẩm định và quản lý hồ sơ tín dụng, theo dõi, đôn đốc việc trả nợ khách hàng của các cán bộ tín dụng chi nhánh ngày chặt chẽ và hoàn thiện hơn nên nợ xấu đã giảm đáng kể.

Nhìn chung, nợ xấu cá nhân đều giảm qua 3 năm. Năm 2012, nợ xấu cá nhân giảm 778 triệu đồng, tương ứng giảm 10,27% so với năm 2011. Và tiếp tục giảm mạnh xuống từ 6.794 triệu đồng ở năm 2012 xuống 2.245 triệu đồng vào năm 2013.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu cá nhân lại tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nợ xấu đạt 1.616 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014, giảm 4.905 triệu đồng, tương ứng 75,22% so với 6 tháng đầu năm 2013. Các khoản nợ xấu cá nhân ngắn hạn thì tăng nhưng trung và dài hạn lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013 nên vẫn đảm bảo độ giảm nợ xấu chung của chi nhánh.

4.2.4.1.2 Nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn

Nhìn chung, nợ xấu theo mục đích sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nợ xấu cá nhân của Ngân hàng. Cụ thể được trình bày qua hình 4.8 và số liệu ở bảng 4.10 dưới đây:

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh

Hình 4.8 Cơ cấu nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV Trà Vinh giai đoạn 2011- 6th/2014

-Cho vay sản xuất kinh doanh:

Nợ xấu theo mục đích vay đối với KHCN chủ yếu là ở cho vay SXKD. Nguyên nhân là do sự biến động bất thường của môi trường kinh doanh dẫn đến việc khách hàng kinh doanh thua lỗ và chậm trả nợ ngân hàng. Mặt khác, khách hàng cá nhân thường sử dụng vốn tự có và nếu không đủ mới nghĩ đến việc vay ngân hàng vì vậy khi có biến cố xảy ra, khách hàng không có nguồn vốn khác để xử lý cho nên không còn cách nào khác để trả nợ. Bên cạnh đó, cho vay sản xuất nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng là lĩnh vực dễ gặp rủi ro tín dụng. Tuy nhiên từ năm 2011 đến năm 2013, nợ xấu cho vay SXKD giảm đáng kể. Năm 2011, nợ xấu cho vay SXKD đạt 7.501 triệu đồng. Sang năm 2012, con số này đã giảm 783 triệu đồng, tương đương giảm 10,44% so với năm 2011 để đạt mức còn 6718 triệu đồng. Đến năm 2013, nợ xấu tiếp tục

99,06% 0,94% Năm 2011 98,88% 1,12% Năm 2012 98,75% 1,25% Năm 2013 99,40% 0,60% 6th/2013 100 % 0% 6th/2014 SXKD Tiêu dùng

Bảng 4.10: Nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV – CN Trà Vinh giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm So sánh 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014 2012/2011 2013/2012 6th-2014/6th-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Sản xuất kinh doanh 7.501 6.718 2.217 6.482 1.616 (783) (10,44) (4.501) (67) (4.866) (75,07)

Tiêu dùng 71 76 28 39 - 5 7,04 (48) (63,16) (39) (100)

Tổng Nợ xấu cá nhân 7.572 6.794 2.245 6.521 1.616 (778) (10,27) (4.549) (66,96) (4.905) (75,22)

giảm mạnh 67% còn 2.217 triệu đồng so với năm 2012.

Trong năm 2011 tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn khiến các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn thua lỗ, giá vật tư nông nghiệp biến động gây khó khăn cho việc sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng. Sang năm 2012 hoạt động của những khách hàng này đã dần phục hồi và do được hỗ trợ lãi suất SXKD từ Nhà nước, cộng thêm công tác xử lý nợ xấu của cán bộ ngân hàng được đẩy mạnh nên một phần nợ xấu của này đã được xử lý. Công tác quản lý và siết chặt nợ xấu tiếp tục duy trì sang năm sau làm cho nợ xấu SXKD giảm.

6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu cho vay SXKD ở mức 1616 triệu đồng, giảm 75,07% so với cùng kỳ năm 2013. Do tình hình kinh tế dần ổn định giúp hoạt động SXKD của khách hàng đạt hiệu quả cao hơn, chi phí sản xuất không quá cao, các mặt hàng nông sản tăng mạnh nên khách hàng có đủ khả năng tài chính trả nợ, dẫn đến nợ xấu giảm

-Cho vay tiêu dùng:

Cho vay tiêu dùng qua các năm tuy có phát sinh nợ xấu nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ xấu. Cụ thể, năm 2011, nợ xấu tiêu dùng là 71 triệu đồng. Năm 2012, tăng nhẹ đạt 76 triệu đồng, tương ứng với số tiền 5 triệu đồng, tăng 7,04% so với năm 2011. Sang năm 2013, nợ xấu tiêu dùng giảm mạnh xuống còn 28 triệu đồng, giảm 66,96 % tương đương với số tiền giảm là 48 triệu đồng. Nợ xấu tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2014 không phát sinh so với cùng kỳ năm 2013. Đạt được kết quả như vậy là do đa số khách hàng vay tiêu dùng là những cá nhân vay vốn để mua sắm, sửa chữa nhà, mua xe, vay du học, du lịch,… Đối tượng khách hàng ở những khoản vay tiêu dùng này có thu nhập cao và trong những năm gần đây nguồn thu nhập để trả nợ của những đối tượng này tương đối ổn định. Ngoài ra, những khoản cho vay tiêu dùng tương đối nhỏ và thường là những khoản cho vay trung, dài hạn nên số tiền gốc và lãi mỗi kỳ phải trả không nhiều, vì vậy việc thu hồi nợ cũng dễ dàng hơn, các cán bộ tín dụng luôn cố gắng thu hồi những khoản vay này. Thêm vào đó, những đối tượng khách hàng vay tiêu dùng hầu hết là những CBCNV nên họ cũng chủ động trả nợ đúng hạn để không ảnh hưởng đến uy tín của mình. Kết quả này cũng cho thấy việc thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng ở mảng vay tiêu dùng khá tốt. Đạt được kết quả như vậy chứng tỏ chi nhánh luôn coi trọng việc tăng trưởng tín dụng luôn đi đôi với chất lượng tín dụng, công tác thẩm định và kiểm soát các món vay ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng hầu hết nợ xấu đều ở lĩnh vực cho vay SXKD. Vì thế chi nhánh cần thận trọng hơn trong công tác thẩm định và quản lý các khoản vay này để hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh trà vinh (Trang 60 - 68)