ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh trà vinh (Trang 68)

GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Việc đánh giá hoạt động tín dụng giúp cho ngân hàng có thể xác định được những rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải, để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Sau đây là bảng tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng, dựa vào ý nghĩa của từng chỉ tiêu cụ thể, ta có thể đánh giá một cách có cơ sở về tình hình tín dụng cá nhân của ngân hàng qua bảng số liệu 4.11.

4.3.1 Dư nợ cá nhân/ Vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp đều không tốt cho Ngân hàng, tốt nhất là gần bằng 1.Vì nếu khi chỉ tiêu này quá lớn so với 1 thì Ngân hàng sẽ bị thiếu vốn huy động để đầu tư cho hoạt động cho vay, tức khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngân hàng phải vay vốn điều chuyển từ Hội sở, mà thông thường lãi suất vay vốn từ Hội sở cao hơn lãi suất huy động vốn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ so với 1 cho thấy quy mô cho vay cá nhân của Ngân hàng thấp, tức là Ngân hàng đã cho vay được ít hơn vốn huy động vào,từ đó sẽ gây nên tình trạng ứ động vốn và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng do ngân hàng phải chịu lỗ phần lãi huy động dư do phải trả lãi tiền gửi cho phần vốn thừa không cho vay được. Qua bảng số liệu 4.11, ta thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động giai đoạn 2011 – 6th/2014 của BIDV Trà Vinh không ổn định, tăng giảm liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 28,88%, năm 2012 giảm mạnh xuống còn 19,82%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do dư nợ cá nhân giảm trong khi vốn huy động tăng. Sang đến năm 2013 chỉ số này tăng nhẹ lên đạt 20,62% do vốn huy động giảm trong khi dư nợ cá nhân giảm không đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2014, chỉ số này đạt 18,33% thấp hơn cùng kì năm 2013 là 22,03% do dư nợ cá nhân tuy có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng vốn huy động.

Nhìn chung, tỷ lệ dư nợ cá nhân trên vốn huy động qua các năm của chi nhánh nằm trong khoảng trên dưới 20% là dành cho tín dụng cá nhân, phần vốn huy động còn lại chi nhánh dành cho doanh nghiệp, đối tượng chủ yếu trong tín dụng của chi nhánh. Ta thấy, tỷ lệ này qua các năm có phấn giảm dần. Vì vậy, chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh, phát triển mảng tín dụng cá nhân hơn để thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ theo kế hoạch đã đề ra.

4.3.2 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Bảng 4.11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV – CN Trà Vinh giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014 1. Tổng vốn huy động Triệu đồng 379.054 504.502 476.429 501.220 683.959 2. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 678.681 682.074 603.330 578.704 867.363 3. Tổng dư nợ Triệu đồng 661.142 664.442 605.435 573.926 877.760 4. Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 536.923 572.825 531.227 490.133 601.422

5. Dư nợ trung – dài hạn Triệu đồng 124.219 91.617 74.208 83.793 276.338

6. Doanh số cho vay cá nhân Triệu đồng 230.718 252.538 274.247 127.303 369.266 7. Doanh số thu nợ cá nhân Triệu đồng 221.557 262.038 276.000 116.856 142.203

8. Dư nợ cá nhân Triệu đồng 109.472 99.972 98.219 110.420 125.383

9. Dư nợ cá nhân bình quân Triệu đồng 105.371 104.722 99.096 105.196 111.801

10. Nợ xấu cá nhân Triệu đồng 7.572 6.794 2.245 6.521 1.616

11. Dư nợ cá nhân/ Vốn huy động % 28,88 19,82 20,62 22,03 18,33

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014

13. Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ % 81,21 86,21 87,74 85,40 68,52

14. Dư nợ trung – dài hạn/ Tổng dư nợ % 18,79 13,79 12,26 14,60 31,48

15. Hệ số thu nợ cá nhân Lần 0,96 1,04 1,01 0,92 0,39

16. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 2,10 2,50 2,79 1,11 1,27

17. Tỷ lệ nợ xấu cá nhân % 6,92 6,80 2,29 5,91 1,29

quá trình kinh doanh được thuận lợi, góp phần tích cực vào việc đầu tư mở rộng tín dụng và đa dạng hóa các dịch vụ của Ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn có bao nhiêu phần trăm là vốn huy động.

Nhìn chung, tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2011 là 55,85%, sang đến năm 2012 và 2013 tỷ lệ này tăng lên lần lượt là 73,97% và 78,97%. Và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này đã đạt 78,85%, dự tính là sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng còn lại. Ngân hàng có được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác huy động vốn. Ngoài ra, Ngân hàng đã áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đối với các hình thức huy động nên giúp thu hút được một lượng khách hàng lớn giúp tăng vốn huy động lên một cách nhanh chóng.

4.3.3 Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ

Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ cho biết tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Tỷ số này càng lớn cho thấy mức độ đầu tư vào hoạt động tín dụng ngắn hạn càng cao. Cho vay ngắn hạn thường có thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng tái đầu tư, mở rộng hoạt động cho vay mà cũng ít gặp rủi ro hơn so với khoản vay trung và dài hạn. Vì vậy, Ngân hàng luôn chủ động điều tiết lượng cho vay ngắn hạn cao nên làm cho dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ luôn ở mức cao và tăng trưởng qua mỗi năm.

Qua bảng số liệu 4.11, ta thấy chỉ số này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2011, dư nợ ngắn hạn chiếm 81,21% tổng dư nợ. Sang năm 2012 và 2013 chỉ số này lần lượt là 86,21% và 87,74% cho thấy Ngân hàng luôn ưu tiên phát triển tín dụng ngắn hạn nhiều hơn do sự rủi ro từ sự đầu tư là tương đối thấp. Tuy nhiên, ngược lại thu nhập của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng vì lãi suất cho vay ngắn hạn là thấp hơn so với trung và dài hạn. Trong 6 tháng đầu năm 2014, chỉ số này chỉ đạt 68,52% thấp hơn nhiều so với cùng kì năm 2013 là 85,40%. Nguyên nhân do Ngân hàng có nhiều hơn sự đầu tư mới với số doanh nghiệp mới; cùng với đó là sự đầu tư nhiều hơn của các cá thể khi nền kinh tế của tỉnh đã ổn định hơn, do đó, nhu cầu vốn trung – dài hạn là lớn hơn so với ngắn hạn.

4.3.4 Dư nợ trung - dài hạn/ Tổng dư nợ

Như đã giải thích ở trên, do dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ nên chỉ tiêu dư nợ trung – dài hạn trên tổng dư nợ giảm qua các năm 2011 - 2013. Cụ thể, năm 2011 chỉ số này là 18,79%, năm 2012 là 13,79% và năm 2013 là 12,26%. Sang đến 6 tháng đầu năm 2014, chỉ số này tăng lên đạt 31,48% so với cùng kỳ năm 2013 là 14,60%.

4.3.5 Hệ số thu nợ cá nhân

Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được hiệu quả công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng. Hệ số này càng cao thể hiện đồng vốn cho vay của Ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cũng nói lên được khả năng thu nợ của các cán bộ tín dụng Ngân hàng. Dựa vào số liệu ở bảng 4.11 trên, ta có thể thấy được hệ số thu nợ của Ngân hàng tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011, hệ số thu nợ là 0,96, nghĩa là cứ 1 đồng đem đi cho vay sẽ thu lại được 0,96 đồng. Sang năm 2012 và năm 2013, hệ số này tăng lên đạt 1,04 năm 2012 và 1,01 năm 2013. Tuy hệ số này năm 2013 có giảm so với năm 2012 nhưng vẫn nằm tăng so với năm 2011. Kết quả này cho thấy Ngân hàng hoàn thành tốt công tác thu hồi nợ. Hoạt động tín dụng cá nhân của Chi nhánh đang có bước phát triển khá tốt về mức độ tăng trưởng cũng như độ an toàn thể hiện rõ trong sự gia tăng cả về doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ. Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy trong việc thu hồi nợ, kết hợp giữa tăng doanh số cho vay và tăng doanh số thu nợ. Đây là một điểm đáng khích lệ đối với Chi nhánh BIDV Trà Vinh trong thời gian qua.

4.3.6 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Vòng quay nằm ở mức ổn định và vừa phải phù hợp với tình hình, đặc điểm của nền kinh tế là tốt, còn nếu vòng quay nhanh quá hay chậm quá cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Từ số liệu ở bảng 4.11 trên cho thấy vòng quay vốn tín dụng cá nhân của Ngân hàng ở mức tương đối cao và tăng đều qua các năm. Năm 2011, số vòng quay vốn tín dụng là 2,10 vòng/ năm, đến năm 2012 và năm 2013 lần lượt là 2,50 vòng/ năm và 2,79 vòng/ năm. Sang 6 tháng đầu năm 2014, vòng quay tiếp tục tăng đạt 1,27 vòng so với cùng kỳ năm 2013 là 1,11 vòng. Vòng quay vốn tín dụng tăng lên là do đặc điểm khách hàng của BIDV – CN Trà Vinh chủ yếu là kinh doanh nông sản (lúa, gạo, dưa hấu, đậu phộng..), thức ăn cho thủy sản (tôm, cá…), thuốc bảo vệ thực vật, hoạt động theo mùa vụ và có thời gian thu hồi vốn ngắn. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng tốt hơn so với vay trung và dài hạn, do đó chi nhánh thu hồi vốn nhanh hơn. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng nên cần có biện pháp gia tăng hoạt động cho vay trung và dài hạn vì đây là những khoản có lãi suất cao hơn, nhưng vẫn phải đảm bảo độ an toàn, xác định chính xác khoảng thời gian thu hồi vốn để mang về nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh đó, nhờ chính sách chú trọng đến công tác thu hồi nợ, các cán bộ được Ban

lãnh đạo luôn nhắc nhở, đốc thúc thu hồi các khoản nợ đến hạn. Ngoài việc xem xét và thẩm định thật kỹ trước khi cho vay thì sau khi cho vay, cán bộ Ngân hàng còn rất tích cực trong công tác kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Với phương thức hoạt động và có những biện pháp kịp thời nên tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng nhanh và đạt hiệu quả tốt.

4.3.7 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và càng thấp thì chất lượng tín dụng càng tốt.

Tỷ lệ nợ xấu cá nhân năm 2011 là 6,92%. Tỷ lệ này giảm đáng kể ở năm 2012 chỉ còn 6,80%. Như đã phân tích ở phần trên, do năm 2012 nền kinh tế đã dần hồi phục trở lại nên hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế được cải thiện, khởi sắc. Ngoài ra, lĩnh vực SXKD còn được Nhà nước hỗ trợ lãi suất trong những năm khó khăn này nên các nợ xấu cá nhân đã giảm đáng kể trong năm này. Đến năm 2011, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm mạnh xuống đạt 2,29%. Đây là kết quả đáng ghi nhận của tập thể toàn thể cán bộ của chi nhánh. Và đạt được kết quả như vậy là do sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc đốc thúc, thu hồi các khoản nợ đến hạn. 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ nợ xấu cá nhân tiếp tục giảm xuống còn 1,29%, giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm 2013.

Qua bảng số liệu 4.11, ta thấy tỷ lệ nợ xấu cá nhân của chi nhánh luôn biến động và còn ở mức khá cao qua các năm do là trong thời kỳ nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn có sự sụt giảm. Đây là một tín hiệu tốt, cho thấy chi nhánh cũng luôn nổ lực, cố gắng giảm tỷ lệ này xuống mức thấp nhất có thể. Đạt được kết quả như vậy đã chứng minh rằng công tác thẩm định khách hàng, thẩm định phương án SXKD của các bộ tín dụng chi nhánh có vẻ khả quan hơn, khiến các khoản nợ xấu cá nhân giảm mạnh, nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân của chi nhánh.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TRÀ VINH 5.1 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Tăng quy mô vốn là tiền đề để mở rộng bất kỳ hoạt động tín dụng nào của ngân hàng. Khi có nguồn vốn dồi dào ngân hàng mới có thể gia tăng giá trị cũng như số lượng món cho vay mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Đẩy mạnh huy động vốn vừa tạo cơ sở tài chính cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay, vừa giúp ngân hàng mở rộng quan hệ khách hàng tiền gửi, thu hút những người này vay vốn khi có nhu cầu chi tiêu. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn:

Tiếp tục chương trình quà tặng khi khách hàng lần đầu đến gửi tiền tiết kiệm và theo mức tiền gửi để thu hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, tiếp tục duy trì định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, tìm hiểu những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng để từ đó đưa ra chính sách khách hàng thích hợp.

Thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp, giới thiệu cho biết những sản phẩm của ngân hàng và các chương trình khuyến mãi để thu hút các doanh nghiệp đến gửi tiền tại ngân hàng, từ đó sẽ làm tăng nguồn vốn huy động.

Vấn đề lãi suất và kỳ hạn là điều thu hút khách hàng gửi tiền tại ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có một chính sách lãi suất phù hợp và điều chỉnh linh hoạt trong từng thời kỳ nhưng phải theo quy định của NHNN. Đối với các nhu cầu khách hàng rút tiền gửi trước hạn thì ngân hàng không nên áp dụng lãi suất không kỳ hạn, mà thay vào đó bằng mức lãi suất cao hơn không kỳ hạn nhưng thấp hơn lãi suất kỳ hạn trên hợp đồng theo thời gian đã gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng đối với các hình thức huy động ngắn hạn.

Ngân hàng cần nên chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở các vùng nông thôn, vì đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn. Do hiện nay ở nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn rất có hiệu quả, họ tích lũy rất nhiều bằng cách cất giữ vàng và tiền mặt. Bên cạnh đó ngân hàng cũng có thể tăng vốn bằng cách huy động lại vốn của những khách hàng đã từng có quan hệ vay vốn của ngân hàng để kinh doanh sản xuất có hiệu quả và làm ăn phát triển. Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân vốn cho nhiều khoản vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh trà vinh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)