Dư nợ cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh trà vinh (Trang 55 - 60)

Dư nợ là kết quả của quá trình cho vay, nó thể hiện số tiền đã cho vay của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Dư nợ có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của ngân hàng, do đó chi nhánh luôn phấn đấu tăng dư nợ qua các năm. Dư nợ của ngân hàng tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, điều đó có nghĩa là công tác thu nợ đạt hiệu quả bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu.

Nhìn chung, dư nợ cá nhân qua cá năm không ổn định. Cụ thể, năm 2011, dư nợ cá nhân đạt 109.472 triệu đồng, mức này đã giảm 9.500 triệu đồng, tương ứng giảm 8,68% còn 99.972 triệu đồng năm 2012. Năm 2013, dư nợ tiếp tục giảm xuống còn 98.219 triệu đồng, giảm 1.753 triệu đồng (giảm 1,75%). Sang 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ tăng mạnh lên mức 125.383 triệu đồng, tương ứng tăng 14.963 triệu đồng (tăng 13,55%) so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do sự biến động của doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Để thấy rõ được dư nợ cá nhân biến động như thế nào qua các năm, ta sẽ tìm hiểu qua việc phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn và theo mục đích sử dụng qua các bảng số liệu dưới đây:

4.2.3.1 Dư nợ cá nhân theo thời hạn

Qua bảng số liệu 4.6 và hình 4.5, ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cá nhân và không ổn định qua các năm. Trong đó, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần trong khi tỷ trọng dư nợ trung dài hạn thì lại giảm. Điều này chứng tỏ trong những năm qua, Ngân hàng đã giảm hình thức cho vay trung dài hạn do khách hàng cá nhân tập trung đầu tư ngắn hạn để vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, lợi nhuận cao vừa hạn chế rủi ro, đồng thời cũng giảm bớt được chi phí trả lãi cho ngân hàng.

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 77% qua các năm. Cụ thể, năm 2012, dư nợ ngắn hạn đạt 83.304 triệu đồng, tương ứng giảm 1.418 triệu đồng (giảm 1,75%) so với năm 2011. Sang năm 2013, dư nợ tiếp tục giảm xuống còn 80.111 triệu đồng, giảm 3.193 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm

Bảng 4.6: Dư nợ cá nhân theo thời hạn của BIDV – CN Trà Vinh giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm So sánh 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014 2012/2011 2013/2012 6th-2014/6th-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 84.785 83.304 80.111 93.440 100.132 (1.481) (1,75) (3.193) (3,83) 6.692 7,16 Trung – dài hạn 24.687 16.668 18.108 16.980 25.251 (8.019) (32,48) 1.440 8,64 8.271 48,71 Tổng DNCN 109.472 99.972 98.219 110.420 125.383 (9.500) (8,68) (1.753) (1,75) 14.963 13,55

3,83% so với năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng thu được nhiều khoản nợ đến hạn và các khoản nợ cũ từ năm trước khách hàng chưa thanh toán nên đẩy doanh số thu nợ trong năm 2012 và 2013 tăng lên và làm cho dư nợ giảm xuống. Tuy nhiên, dư nợ đột ngột tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt mức 100.132 triệu đồng, tăng 6.692 triệu đồng, tương ứng tăng 7,16% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ được thực hiên khá tốt, nguồn vốn được thu hồi nhanh, ngân hàng lại tiếp tục đem vốn cho vay nên làm dư nợ tăng lên.

Dư nợ trung và dài hạn vẫn thấp hơn nhiều so với dư nợ ngắn hạn trong cơ cấu dư nợ cá nhân tại ngân hàng. Cụ thể, năm 2011, dư nợ trung dài hạn đạt 24.687 triệu đồng; sang năm 2012, dư nợ giảm 8.019 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 32,48%, đạt 16.668 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ tăng trở lại đạt 18.108 triệu đồng, tăng 1.440 triệu đồng (tăng 8,64%) so với năm 2012. Vẫn tiếp tục giữ đà này đến 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ tiếp tục tăng lên 25.521 triệu đồng, mức tăng 8.271 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 48,71% so với 6 tháng đầu năm 2013. Ta thấy tín dụng trung và dài hạn cá nhân tăng trưởng ở năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 do doanh số cho vay trung, dài hạn năm 2013 tăng trưởng mạnh nhưng thu nợ cho các khoản vay năn trước

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh

Hình 4.5 Cơ cấu dư nợ cá nhân theo thời hạn của BIDV Trà Vinh giai đoạn 2011 – 6th/2014 giai đoạn 2011- 6th/2014 77,45% 22,55% Năm 2011 83,33% 16,67% Năm 2012 81,56% 18,44% Năm 2013 84,62% 15,38% 6th/2013 79,86% 20,14% 6th/2014 Ngắn hạn Trung - dài hạn

nhiều nên doanh số thu nợ tăng làm cho dư nợ tăng trưởng nhẹ.

4.2.3.2 Dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn

Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Và tỷ trọng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao so với tiêu dùng.

-Cho vay sản xuất kinh doanh:

Qua số liệu ở bảng 4.7 và hình 4.6, ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay SXKD tăng giảm không ổn định qua các năm. Tình hình SXKD qua các năm gặp nhiều khó khăn nên tỷ trọng vay SXKD giảm xuống. Dư nợ cho vay SXKD giảm từ 104.890 triệu đồng ở năm 2011 giảm xuống 89.353 triệu đồng ở năm 2012, dư nợ giảm 15.537 triệu đồng, tương đương giảm 14,81%. Năm 2013, dư nợ chỉ tăng 5% so với năm 2012 và đạt được mức 98.512 triệu đồng. Tuy doanh số cho vay SXKD có tăng trưởng trong năm 2013 nhưng doanh số thu nợ tăng trưởng cao hơn nên dư nợ còn lại là không lớn.

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh

Hình 4.6 Cơ cấu dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV Trà Vinh giai đoạn 2011 - 6th/2014

95,81% 4,19% Năm 2011 89,38% 10,62% Năm 2012 95,52% 4,48% Năm 2013 89,22% 10,78% 6th/2013 80,81% 19,19% 6th/2014 SXKD Tiêu dùng

Bảng 4.7: Dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV – CN Trà Vinh giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm So sánh 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014 2012/2011 2013/2012 6th-2014/6th-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Sản xuất kinh doanh 104.890 89.353 93.821 98.512 101.326 (15.537) (14,81) 4.468 5 2.814 2,86

Tiêu dùng 4.582 10.619 4.398 11.908 24.057 6.037 131,75 (6.221) (58,58) 12.149 102,02

Tổng DNCN 109.472 99.972 98.219 110.420 125.383 (9.500) (8,68) (1.753) (1,75) 14.963 13,55

6 tháng đầu năm 2014, dư nợ cho vay SXKD tiếp tục tăng đạt ở mức 101.326 triệu đồng, tăng 2.814 triệu đồng, tương ứng tăng 2,86% so với cùng kỳ năm 2013.

-Cho vay tiêu dùng:

Qua bảng số liệu ta thấy được rằng tỷ trọng dư nợ tiêu dùng chiếm ngày càng cao do vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Dư nợ cho vay tiêu dùng tăng giảm qua các năm. Năm 2012, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 10.619 triệu đồng, tăng so với mức 4.582 triệu đồng ở năm 2011 là 131,75% tương đương 6.037 triệu đồng. Đến năm 2013, dư nợ giảm mạnh xuống 6.221 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 58,58%, đạt 4.398 triệu đồng. Sự giảm dư nợ là do công tác thu hồi nợ được đẩy mạnh, thêm vào đó đời sống người dân dần được cải thiện nên có đủ khả năng tài chính hoàn trả nợ cho ngân hàng, trong đó có khoản nợ cũ và mới. Điều này làm cho doanh số thu nợ tăng lên, tăng hơn cả mức tăng của doanh số cho vay làm cho dư nợ năm này giảm xuống.

6 tháng đầu năm 2014, dư nợ tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh trở lại, tăng 102,02% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 12.149 triệu đồng. Cho vay tiêu dùng tăng cho thấy nhu cầu vay tiêu dùng đa dạng của người dân vẫn còn cao, điều đó góp phần tăng trưởng tín dụng cho chi nhánh. Qua đó cho thấy chi nhánh cần tăng trưởng, phát triển thêm các sản phẩm vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh trà vinh (Trang 55 - 60)