PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh trà vinh (Trang 25)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được tham khảo và thu thập chủ yếu từ nguồn số liệu thứ cấp tại Phòng khách hàng cá nhân và Phòng kế hoạch tổng hợp như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn, tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh.

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số thông tin từ sách, báo, internet và những thông tin thu thập được từ việc tiếp xúc trực tiếp và trao đổi với cán bộ tín dụng tại Phòng khách hàng cá nhân.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Mục tiêu 2: Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá kết quả tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Mục tiêu 3: Từ mô tả và phân tích trên ta tiến hành tổng hợp và suy luận để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Trà Vinh trong thời gian tới.

-Phương pháp thống kê mô tả: Là hình thức trình bày số liệu và thông tin đã thu thập, từ đó có những nhận xét và đánh giá.

-Phương pháp so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối (Mai Văn Nam, 2008):

Vòng quay vốn tín dụng =

Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân

Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có 2 phương pháp so sánh:

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Δy = y1 – y0 Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước. y1: chỉ tiêu năm sau.

Δy: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước. y1: chỉ tiêu năm sau.

Δy: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế (%).

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động về các mức độ khác nhau của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Δy = y1 – y0 x100 y0

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TRÀ VINH 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Trà Vinh là chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.

BIDV chi nhánh Trà Vinh được thành lập theo quyết định số 29/NH-QĐ ngày 29/01/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi Quốc hội cho phép thành lập tỉnh mới.

Thực hiện theo quyết định số 293/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của BIDV Việt Nam, BIDV Trà Vinh đã chuyển sang hoạt động theo mô hình của một Ngân hàng thương mại quốc doanh dưới sự chỉ đạo về các nghiệp vụ chuyên môn của BIDV Việt Nam. BIDV Trà Vinh là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng như các Ngân hàng Thương mại khác. Ngoài nghiệp vụ chủ yếu là cho vay và huy động vốn, các nghiệp vụ liên quan đến bảo lãnh và tài trợ thương mại cũng là thế mạnh của BIDV Trà Vinh.

Được thành lập từ tháng 01/1992 đến nay, BIDV Trà Vinh đã có trên 22 năm hoạt động, đóng góp tích cực, hiệu quả vào hoạt động của hệ thống ngân hàng tại địa phương cũng như sự phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh, được chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao.

Ngày 30/5/2009, BIDV Trà Vinh đã chính thức khai trương đưa vào vào sử dụng trụ sở làm việc mới tại Số 2, đường Lê Thánh Tôn, Phường 2, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh và trụ sở cũ hiện là Phòng giao dịch số 1 tại số 24 - 26 đường Phạm Thái Bường, Phường 3, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh. Xét về quy mô và bề dày lịch sử thì BIDV Trà Vinh là một trong những Ngân hàng Thương mại lớn tại Thành phố Trà Vinh và nhận được nhiều sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Đây cũng là một ưu thế của BIDV Trà Vinh. Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng Thương mại cổ phần mới mọc lên các chi nhánh tại Tỉnh đã khiến hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua gặp nhiều khó khan, nhất là trong công tác huy động vốn và phát triển dịch vụ.

3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV – Chi nhánh Trà Vinh BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Giao dịch khách hàng Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Kế toán tài chính Phòng Tổ chức hành chính Phòng Giao dịch số 1

Tổ chức là một nhu cầu không thể thiếu trong một xã hội phát triển nhất là trong xã hội có nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển với quy mô ngày càng lớn và trình độ phát triển ngày càng cao. Vì thế việc xây dựng một tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. BIDV Trà Vinh đã không ngừng thay đổi cơ cấu tổ chức của mình sao cho phù hợp với hoạt động của mình trong từng điều kiện cụ thể.

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Ban Giám đốc

Giám đốc

-Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị.

-Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban, quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương các cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Phó giám đốc

Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn.

Phòng Quan hệ khách hàng

Phòng Quan hệ khách hàng gồm: Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Khách hàng cá nhân.

-Chăm sóc khách hàng hiện hữu, tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới. -Tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển mối quan hệ với khách hàng. Tham gia trực tiếp vào quá trình xét duyệt và cho vay đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng.

-Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản đảm bảo, mở sổ theo dõi, thu lãi, theo dõi cấp phát vốn và cấp phát tín dụng.

Phòng Quản lý rủi ro

-Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh.

hạn tín dụng từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV.

Phòng Quản trị tín dụng

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của BIDV và chi nhánh.

Phòng Giao dịch khách hàng

- Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm của ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần.

- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng

- Thực hiện các công tác thanh toán bao gồm cả thanh toán quốc tế.

Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ

- Quản lý an toàn kho quỹ và thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền trên đường đi. Đề xuất định mức tiền mặt tại chi nhánh, làm nghiệp vụ thu tiền mặt.

-Theo dõi tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chế độ quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng.

Phòng Kế hoạch tổng hợp

- Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác điều hành nhằm đạt mục tiêu hiệu quả an toàn vốn trong kinh doanh.

- Thống kê và phân tích thông tin, dữ liệu giúp Ban giám đốc đề ra chiến lược trong kinh doanh hàng năm của Ngân hàng.

Phòng Tổ chức hành chính

- Thực hiện chức năng quản lý đầy đủ lực lượng công nhân viên chức biên chế cũng như hợp đồng trong việc tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước, quy chế về sử dụng bảo hiểm lao động, quỹ hỗ trợ và các quỹ khác.

- Tiếp nhận phân phối, phát hành, theo dõi và lưu trữ văn thư tại chi nhánh. - Phụ trách mua sắm, tiếp nhận quản lý, phân phối công cụ lao động, ấn chỉ văn phòng phẩm, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, tài sản cố định toàn chi nhánh.

Phòng Kế toán tài chính

Có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ phát sinh hàng ngày. Thực hiện chế độ tài chính kế toán, các biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính.

Phòng giao dịch số 1

Đơn vị kinh doanh trực thuộc chi nhánh được thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.

Nhận xét

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Trà Vinh đã thể hiện sự quản lý bao quát của Ban Giám Đốc xuống các phòng ban chức năng cũng như phòng giao dịch trực thuộc. Bên cạnh đó, việc phân chia các phòng ban chức năng thành các phòng cụ thể theo từng nhiệm vụ đã làm cho công việc của các phòng tập trung vào một mảng công việc. Sự phân chia này sẽ đảm bảo công việc của các phòng chức năng không bị đan xen, chồng chéo lên nhau, từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của chi nhánh là hợp lý và có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng thêm thuận lợi.

3.3 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH

Quy trình tín dụng là trình tự các bước tiến hành khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng do ngân hàng xây dựng. Quy trình tín dụng chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tín dụng. Về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xem xét quyết định cấp tín dụng thực hiện theo quy định cấp tín dụng bán lẻ gồm các bước cơ bản như sau:

-Bước 1: Tiếp thị tới khách hàng về sản phẩm dịch vụ của BIDV

Cán bộ khách hàng cá nhân sẽ tiếp thị/ bán toàn diện sản phẩm của ngân hàng.

Tiếp thị/ bán trực tiếp tới từng khách hàng, thường xuyên chăm sóc khách hàng đang sử dụng sản phẩm.

Thực hiện bán chéo các sản phẩm dịch vụ của BIDV: vừa huy động vốn của khách hàng, vừa cho vay đối với khách hàng, có thể ký hợp đồng chuyển lương của đơn vị với ngân hàng, tiếp theo mở tài khoản cá nhân, phát hành thẻ BIDV, sau đó giới thiệu cho vay một số sản phẩm tín dụng cá nhân.

- Bước 2: Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay

Nắm bắt nhu cầu, điều kiện của khách hàng để tư vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp nhất.

Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ một lần.

Tuyệt đối không được yêu cầu khách hàng cung cấp lại đối với các hồ sơ đã có.

-Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ

Cán bộ khách hàng cá nhân hướng dẫn trực tiếp tiếp nhận hồ sơ khách hàng. Nếu thiếu sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung một lần.

Đối với tiếp nhận hồ sơ gốc tài sản bảo đảm, sau khi tiếp nhận sẽ bàn giao trực tiếp cho Kho quỹ, nếu chưa thì cán bộ tiếp nhận sẽ chịu trách nhiệm quản lý.

-Bước 4: Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng

Đánh giá, phân tích về thông tin khách hàng, về năng lực tài chính, về lịch sử quan hệ tín dụng, phương án vay, về tài sản bảo đảm tiền vay.

Lập báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng.

Trên cơ sở báo cáo đề xuất tín dụng nếu cán bộ tiếp nhận không đồng ý cho vay thì báo cáo lãnh đạo phòng và thông báo cho khách hàng; nếu cán bộ tiếp nhận đồng ý cho vay thì sẽ trình cho cấp có thẩm quyền tại chi nhánh phê duyệt để quyết định cấp tín dụng.

-Bước 5: Quyết định cấp tín dụng và giải ngân

Sau khi được lãnh đạo đồng ý quyết định cấp tín dụng, sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng, cán bộ khách hàng cá nhân lập thủ tục giải ngân và trình cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân.

Hồ sơ giải ngân gồm bảng kê rút vốn/ hợp đồng tín dụng, chứng từ giải ngân.

-Bước 6: Phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS và tiến hành giải ngân

Cán bộ quản trị tín dụng kiểm tra tín đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ như thông tin nhân thân khách hàng, tổng hạn mức tín dụng, mức rút vốn, mục đích sử dụng vốn trong các hợp đồng tín dụng so với bảng kê rút vốn, chứng từ chứng minh.

Phê duyệt thông tin trên hệ thống: cấp có thẩm quyền phê duyệt trên hệ thống, trực tiếp điền số tài khoản tiền vay do hệ thống tạo ra lên hợp đồng/ bảng kê.

Tiếp theo là chuyển cho phòng giao dịch khách hàng tiến hành giải ngân vốn vay theo quy định cho khách hàng.

-Bước 7: Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay khi giải ngân

-Bước 8: Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí

Phòng Khách hàng cá nhân sẽ trực tiếp quản lý và đôn đốc khách hàng trả nợ, lãi khi đến hạn, tiến hành thu nợ trực tiếp từ khách hàng bằng tiền mặt hoặc

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh trà vinh (Trang 25)