Doanh số cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh trà vinh (Trang 42 - 48)

Doanh số cho vay là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình trạng cho vay của Ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết tất cả các khoản tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, không kể món vay đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

Qua số liệu ở bảng 4.2, ta thấy doanh số cho vay tăng đều qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 230.718 triệu đồng, năm 2012 là 252.538 triệu đồng, tăng 21.820 triệu đồng tức tăng 9,46% so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục tăng lên đạt 274.247 triệu đồng, tăng 21.709 triệu đồng tương ứng tăng 8,60% so với năm 2012. Chỉ trong vòng 6 tháng 2014, con số này tăng mạnh lên đến 369.266 triệu đồng, nếu so với 6 tháng 2013 tăng 241.963 triệu đồng tương đương tăng 190,07%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Ngoài ra, với việc giảm lãi suất cho vay giúp Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc Ngân hàng đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới hấp dẫn dành cho khách hàng cá nhân với nhiều ưu đãi khác nhau đã giúp thu hút khách hàng nhiều hơn, từ đó góp phần làm tăng doanh số cho vay và quy mô hoạt động của Ngân hàng.

4.2.1.1 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn

Qua số liệu ở bảng 4.2 và hình 4.1, doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV – CN Trà Vinh giai đoạn 2011 – 6th/2014 luôn tăng qua các năm. Và trong cơ cấu cho vay của chi nhánh thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 94% tổng doanh số cho vay qua các năm. Cho vay ngắn hạn thường nhằm bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày hoặc sản xuất kinh doanh với chu kỳ ngắn…và thường chiếm tỷ trọng lớn vì đảm bảo thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn. Nhìn chung, doanh số cho vay cá nhân luôn ổn định và tăng trưởng qua các năm. Cụ thể là năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn là 226.863 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 98,33%; năm 2012 tỷ lệ này là 99% tương ứng 250.013 triệu đồng; năm 2013 là 258.847 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 94,38%. Điều này khẳng định nhu cầu vốn của khách hàng trong tỉnh luôn rất lớn, và quy mô tín dụng của Ngân hàng không ngừng

Bảng 4.2: Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV – CN Trà Vinh giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm So sánh 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014 2012/2011 2013/2012 6th-2014/6th-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 226.863 250.013 258.847 120.934 156.334 23.149 10,20 8.834 3,53 35.400 29,27 Trung – dài hạn 3.855 2.525 15.400 6.369 212.932 (1.330) (34,50) 12.875 509,81 206.563 3.243,26 Tổng DSCV 230.718 252.538 274.247 127.303 369.266 21.820 9,46 21.709 8,60 241.963 190,07

được nâng lên do những chính sách tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng, đặc biệt là mô hình cho vay phân tán. Ngoài ra, việc ưu tiên các khoản vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng tránh rủi ro và dễ kiểm soát các khoản vay trên hồ sơ tín dụng của khách hàng. Hơn thế nữa, Nhà nước còn hỗ trợ cho các khoản vay ngắn hạn cho cá nhân, hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp nên làm cho khoản vay này tăng trưởng qua các năm.

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh

Hình 4.1 Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV Trà Vinh giai đoạn 2011 - 6th/2014

Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn để tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh, khách hàng cũng có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay nhưng biến động và đang có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2011, doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm 1,67%, năm 2011, doanh số này chỉ đạt tỷ trọng 1%, sang năm 2013, tỷ trọng về doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 5,62%. Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng về mặt số lượng, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng trưởng qua các năm. Năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng so với năm 2012, mức tăng là 12.875 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 509,81%. Vào năm này ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với những năm khác. Nguyên nhân là do sau khi đã

98,33% 1,67% Năm 2011 99% 1% Năm 2012 94,38% 5,62% Năm 2013 95% 5% 6th/2013 42,34% 57,66% 6th/2014 Ngắn hạn Trung - dài hạn

thực hiện gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn, trung dài hạn, Nhà nước tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung dài hạn để thực hiện đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo quyết định số 443/QĐ-TTg. Vì thế mà trong năm 2013, doanh số cho vay tăng trưởng cao so với những năm trước. Bên cạnh đó, do quy mô doanh số cho vay chung tăng nên doanh số cho vay cá nhân cả ngắn hạn và trung hạn đều tăng trưởng tốt. Ngoài ra, ngân hàng cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi đối với sản phẩm cho vay cá nhân như: cho vay mua xe ô tô kết hợp với bảo hiểm; cho vay mua nhà dự án hay đầu tư nhà để cho thuê, cho vay du học,…Những nguyên nhân chính trên đã làm cho doanh số cho vay cá nhân ở các thời hạn trong năm 2013 tăng nhanh so với các năm trước.

6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay cá nhân tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013 (tăng 190,07%). Lượng tăng này là do đồng thời cả doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng. Tuy nhiên, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng mạnh với con số quá cao, cao hơn cả doanh số cho vay ngắn hạn đạt 212.932 triệu đồng, tăng 206.563 triệu đồng, tương ứng 3.243,26% so với cùng kỳ năm 2013 nên đã làm tổng doanh số cho vay cá nhân trong thời gian này tăng cao.

Tóm lại, doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn đều tăng trưởng trong giai đoạn 2011 - 6th/2014. Tuy nhiên, vẫn phải hết sức cẩn trọng về các khoản vay trung và dài hạn, vì chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, con số này tăng trưởng quá cao, và khoản vay này chứa đựng rất nhiều rủi ro không lường trước được. Vì thế, cán bộ ngân hàng cần phải thường xuyên theo dõi để có những biện pháp xử lý kịp thời.

4.2.1.2 Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn

Theo cách phân loại này thì ta có cho vay đối với KHCN bao gồm cho vay theo mục đích sản xuất và cho vay theo mục đích tiêu dùng.

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh

Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng của BIDV Trà Vinh giai đoạn 2011-2013

- Cho vay sản xuất kinh doanh:

96,76% 3,24% Năm 2011 96,78% 3,22% Năm 2012 93,58% 6,42% Năm 2013 SXKD Tiêu dùng

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh

Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV Trà Vinh giai đoạn 2011 - 6th/2014

-Cho vay sản xuất kinh doanh:

Qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.2, ta có thể thấy doanh số cho vay cá nhân phục vụ SXKD chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 93% trong tổng doanh số cho vay cá nhân. Nhóm sản phẩm cá nhân phục vụ SXKD bao gồm cho vay đối với các cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực công, nông, thương nghiệp và dịch vụ. Đây là nhóm sản phẩm quan trọng nhất, mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Doanh số cho vay SXKD tăng trưởng qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay SXKD là 223.244 triệu đồng, đến năm 2012, doanh số này tăng lên đạt 244.416 triệu đồng, tăng 21.172 triệu đồng, tương ứng tăng 9,48%. Cho vay SXKD là thế mạnh của chi nhánh nên doanh số này đều tăng trưởng qua các năm. Chi nhánh còn thường đưa ra những sản phẩm cho vay mới, ưu đãi lãi suất và thời hạn trả nợ, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sang năm 2013, doanh số cho vay SXKD là 256.637 triệu đồng, tương ứng tăng 12.221 triệu đồng (tăng 5%) so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay cá nhân tăng mạnh là do cho vay SXKD tăng mạnh, tương ứng tăng 227.059 triệu đồng (tăng 184,85%) so với cùng kỳ năm 2013. Đạt được kết quả như vậy là do chi nhánh đã phát triển sản phẩm mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn về lãi suất giúp các cá nhân kinh doanh dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng.

Loại hình cho vay SXKD chiếm ưu thế cao trong chính sách cho vay của ngân hàng do đây là lĩnh vực mà người dân cần vốn nhiều nhất để phát triển kinh tế gia đình và dễ tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng khi có kế hoạch kinh doanh khả thi. Tuy cho vay SXKD là thế mạnh của ngân hàng nhưng đây là một sản phẩm truyền thống mà NHTM nào cũng có nên phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ. Mặt khác, tình hình kinh tế bất ổn trong

96,49% 3,51% 6th/2013 94,75% 5,25% 6th/2014 SXKD Tiêu dùng

Bảng 4.3: Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV – CN Trà Vinh giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm So sánh 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014 2012/2011 2013/2012 6th-2014/6th-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Sản xuất kinh doanh 223.244 244.416 256.637 122.836 349.895 21.172 9,48 12.221 5 227.059 184,85

Tiêu dùng 7.474 8.122 17.610 4.467 19.371 648 8,67 9.488 116,82 14.904 333,65

Tổng DSCV 230.718 252.538 274.247 127.303 369.266 21.820 9,46 21.709 8,60 241.963 190,07

các năm qua biểu hiện ở sự tăng giảm giá xăng dầu một cách đột biến gây ảnh hưởng đến giá cả của hầu hết các mặt hàng, và sự tăng mạnh nhưng mang tính không ổn định của giá vàng – phương tiện dự trữ của đa số người dân khiến họ e ngại tham gia và mở rộng quy mô kinh doanh.

-Cho vay tiêu dùng:

Đây là loại hình cho vay phổ biến và rất phát triển trong những năm gần đây. Khi thu nhập cũng như đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng là một nhu cầu không thể thiếu. Mục đích của khoản vay tiêu dùng là mua, sửa chữa nhà, mua ô tô, du học…Qua bảng số liệu ta thấy cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu doanh số cho vay và luôn biến động. Cụ thể, năm 2012, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 8.122 triệu đồng, tăng 648 triệu đồng, tương ứng tăng 8,67% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên gấp đôi đạt 17.610 triệu đồng, mức tăng 9.488 triệu đồng, tương ứng tăng 116,82% so với năm 2012. Doanh số cho vay tiêu dùng tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 19.371 triệu đồng, tăng 14.904 triệu đồng (tăng 333,65%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Đạt được kết quả như vậy là do nền kinh tế đang lạc quan và phục hồi trở lại, tốc độ phát triển kinh tế của địa phương cao, người dân dần có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, nhu cầu sửa chữa nhà ở, du học,…tăng lên nhiều cộng thêm chi nhánh còn thúc đẩy doanh số cho vay lĩnh vực này bằng cách triển khai nhiều chương trình hấp dẫn như cho vay mua xe ô tô kết hợp với bảo hiểm, mở sản phẩm cho vay du học,…Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ đã được ban hành và đáp ứng nhu cầu của thị trường về sự thuận tiện, đơn giản hóa thủ tục và các ưu đãi kèm theo đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng gói sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, qua đó nâng cao chiến lược phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, chi nhánh đã triển khai các gói sản phẩm như gói sản phẩm du học trong nước và nước ngoài; gói sản phẩm “Gia đình hạnh phúc” để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cho những đôi vợ chồng mong muốn một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi,… nên đã làm cho doanh số cho vay tiêu dùng ngày một tăng cao.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh trà vinh (Trang 42 - 48)