Công ty sử dụng tổng số lao động khoảng 125 người (109 người lao động trực tiếp/16 người lao động gián tiếp). Trong đó Bán Giám Đốc gồm có:
01 Giám đốc: Nguyễn Thanh Tùng. 01 Phó giám đốc: Nguyễn Đức Trung.
Hình 3.1.3 Cơ cấu tổ chức
3.1.3.2 Chức năng các phòng ban
Chức năng các phòng ban (Xem chi tiết Phụ Lục 2 ).
3.2. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
3.2.1 Nguyên vật liệu, máy móc và trang thiết bị
Nhu cầu sản xuất của Công ty cần sử dụng các loại nguyên vật liệu như sau: giấy Carton, mực in, hóa chất, dầu DO, …
Quy trình sản xuất có sử dụng nước cấp do Khu Công Nghiệp Tân Tạo cung cấp (nhằm phục vụ chủ yếu cho lò hơi và máy in) với lưu lượng 20 m3/ngày, sử dụng mạng lưới điện quốc gia với mức tiêu thụ 9250 kW/tháng.
Các loại thiết bị được sử dụng trong nhà máy : Máy gợn sóng, các máy in, các máy dán, đóng, bế hộp tự động …
Danh sách các nguyên vật liệu và máy móc thiết bị được trình bày trong Bảng 3.2.1.1 và Bảng 3.2.1.2 (Xem chi tiết Phụ Lục 3 ).
Trang 10 SVTH: TRẦN THỊ THU BỔN
3.2.2 Công nghệ sản xuất
Công ty TNHH Việt Đức chuyên sản xuất bao bì giấy theo công nghệ in Flexo hoàn toàn tự động và hiện đại.
3.2.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất (Xem hình 3.2.2)
Hình 3.2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bao bì giấy của Công Ty TNHH Việt Đức
3.2.2.2 Giải thích sơ đồ công nghệ:
Máy tạo dợn sóng: đây là khâu sản xuất ra tấm Carton gợn sóng A,B,E, AB,… cho công nghệ in Flexo. Giấy cuộn loại từ 500 kg đến 2,5 tấn sau khi được sấy khô sẽ được đưa vào máy dán để dán lại thành nhiều lớp và sau đó đưa vào máy tạo dợn sóng tạo thành các tấm Carton dợn sóng theo kích thước sản phẩm yêu cầu của khách hàng. Sau đó, những tấm Carton dợn sóng này được chuyển ngay tới công đoạn in Flexo .
Máy in : các bao bì được in đúng với mẫu mã yêu cầu của khách hàng. Các máy in có hệ thống pha màu tự động, các màu được pha từ 4 màu cơ bản là: vàng, đỏ, xanh, đen. Máy in Flexo sử dụng mực in dạng nước nên ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tại đây, các sản phẩm in kém chất lượng sẽ được loại bỏ. Sau khi in xong, máy in tiếp tục cắt khe để cắt bớt các phần không cần thiết nhằm tạo hình cho sản phẩm.
Trang 27 SVTH: TRẦN THỊ THU BỔN
Máy đóng kim hoặc máy dán keo: sản phẩm được đóng ghim hoặc dán phần biên của chúng lại tuỳ theo yêu cầu từng loại sản phẩm cụ thể. Sau khâu này sản phẩm coi như được hoàn thành và được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng cho khách hàng.
3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT ĐỨC
3.3.1. Nguồn gây ô nhiễm chính
Giấy cuộn Hồ dán giấy, nhiệt Dập dợn sóng Nhiệt, tiếng ồn, sản phẩm hư, khí thải,.. Mực in, nước
cấp, bản in In – Cắt khe Nước thải mực in, bao bìin kém chất lượng, bụi, lon đựng mực, dẻ lau,..
Kim, keo Đóng ghim/Dán Hộp keo, kim dư
KCS
Thành phẩm
Hình 3.3.1 Sơ đồ nguồn gây ô nhiễm chính
3.3.1.1. Khí thải
Khí thải sinh ra từ lò hơi do việc đốt dầu FO và hoạt động của phương tiện giao thông vận tải (ra vào xuất nhập nguyên liệu) với hàm lượng lưu huỳnh chiếm 2.91% khối lượng sinh ra các khí SO2, CO, CO2, NO2, …
Bảng 3.3.1.1 Đặc Điểm Chính Của Các Loại Nhiên Liệu
STT Thành phần Đơn vị Phương pháp
thử
Kết quả Dầu DO DầuFO
1 Khối lượng riêng (ở 150
C) Kg/l ASTMD 4052 – 96 0.9072 0.9072 2 Hàm lượng lưu huỳnh % ASTMD 129 - 00 0.05– 0.5 2.91
3 Nhiệt lượng Kcal/kg ASTMD 240 - 00 10.675 -
4 Hàm lượng nước % ASTMD 95 – 99 0.05 0.5
5 Hàm lượng tro % ASTMD 482 – 03 0.01 0.02
6 Hàm lượng cặn cacbon % ASTMD 4530 – 03 0.3 12.1
7 Hàm lượng tạp chất cơ học % ASTMD 473 – 02 0.03 0.03
(Nguồn Petrolimex, 2002)
Bụi phát sinh từ việc cắt khe và từ việc bốc dở nguyên liệu, … với khối lượng khoảng 50 kg/tháng phát tán trong không khí và có thể đi sâu vào phổi gây các căn bệnh về đường hô hấp.
Bảng 3.3.1.1a Phân Tích Các Chỉ Tiêu Khí Thải tại Công Ty TNHH Việt Đức Các chỉ tiêu Vị trí bố NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) Bụi (mg/m3) THC (mg/m3) ỒN (dBA) Vị trí 1 0,020 0,069 6,78 0,19 0,95 68 - 70 Vị trí 2 0,024 0,074 5,23 0,29 1,88 80 – 82 (*) 0,400 0,500 40,00 0,30 - - (**) 10,000 10,000 40,00 8,00 300,00 85
(Nguồn thông tin từ báo cáo môi trường của Công ty TNHH Việt Đức tháng 1/2006).
Ghi chú:
Vị trí 1 : Trước cổng bảo vệ
Vị trí 2 : Trong phân xưởng sản xuất.
(*) : Tiêu chuẩn TCVN 5937 – 1995 - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; (**): Tiêu chuẩn VSCN (Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT-10/10/2002) - Tiêu chuẩn Vệ sinh, Quyết định: 3733/2002/QĐ – BYT 10/10/2002 của Bộ Y Tế qui định giá trị giới hạn các thông số trong môi trường lao động.
Nhận xét: Tại thời điểm đo đạc, nồng độ các chỉ tiêu Bụi, SO2, NO2, CO và tiếng ồn tại vị trí đó điều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.
3.3.1.2. Tiếng ồn
Tiếng ồn trong nhà xưởng của Công ty được phát ra từ Máy gợn sóng, các máy in, các máy dán, đóng, bế hộp tự động,… mức ồn từ khoảng 80 – 82 dBA. Ngoài ra, còn có
tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải ra vào công ty. Tùy theo từng loại xe mà có mức ồn khác nhau, thường mức ồn từ khoảng 68 - 70 dBA.
3.3.1.3. Nước thải
a. Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất được thải ra từ khâu vệ sinh máy in có lưu lượng là 5m3/ngày và có nồng độ nhiễm bẩn cao. Do đó, toàn bộ lượng nước thải đã được xử lý qua hệ thống xử lý qua hệ thống xử lý cục bộ tại nhà máy trước khi thải vào mạng lưới nước thải của KCN Tân Tạo.
Bảng 3.3.1.3a Bảng Phân Tích Các Chỉ Tiêu Nước Thải Sản Xuất tại Công Ty TNHH Việt Đức
STT Các chỉ tiêu xét nghiệm Kết qua Đơn vị tính
Tiêu chuẩn loại C (TCVN 5945 – 1995) 1 pH 6.4 - 5 - 9 2 Chất rắn lơ lửng 116 mg/l 200 3 BOD5 62 mg/l 100 4 COD 138 mg/l 400 5 Tổng N 30 mg/l 60 6 P tổng số 0.76 mg/l 8 1/2006)
(Nguồn thông tin từ báo cáo môi trường của Công ty TNHH Việt Đức tháng
Ghi chú:
Vị trí lấy mẫu : tại hố ga tiếp nhận nước thải của nhà máy đổ vào mạng lưới nước thải của KCN Tân Tạo.
Nhận xét: Kết quả phân tích các chỉ tiêu trên mẫu phân tích đều đạt dưới tiêu chuẩn loại C (TCVN 5945 – 1995).
b. Nước thải sinh hoạt
Nhu cầu sử dụng nước của CBNV trong công ty khoảng 20 m3/ngày và cũng phát sinh lượng nước thải tương đương. Chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi khuẩn gây bệnh, chất tẩy rửa…
Bảng 3.3.1.3b Bảng Phân Tích Các Chỉ Tiêu Nước Thải Sinh Hoạt STT Các chỉ tiêu xét nghiệm Kết qua Đơn
vị tính
Tiêu chuẩn loại C
(TCVN 5945 – 1995) 1 pH 6.94 - 5 - 9 2 Chất rắn lơ lửng 39 mg/l 200 3 BOD5 181 mg/l 100 4 COD 206 mg/l 400 5 Tổng N 21 mg/l 60 6 P tổng số 4,41 mg/l 8 7 Tổng N – NH3 2,8 mg/l 10
(Nguồn thông tin từ báo cáo môi trường của Công ty TNHH Việt Đức tháng 1/2006). Ghi chú: Vị trí lấy mẫu : tại hố ga tiếp nhận nước thải của nhà máy đổ vào mạng lưới nước thải của KCN Tân Tạo.
Nhận xét: Kết quả phân tích các chỉ tiêu trên mẫu phân tích đều đạt dưới tiêu chuẩn loại C (TCVN 5945 – 1995), trừ BOD.
c. Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng công ty sẽ cuốn theo cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống hệ thống thoát nước của KCN.
3.3.1.4. Chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn sản xuất của nhà máy sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy, đó là các loại giấy phế liệu. Lượng chất thải này sinh ra mỗi ngày khoảng 30,868 kg.
Chất thải rắn sinh hoạt của nhà máy là các loại chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của công nhân viên tại nhà máy. Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là các hợp chất hữu cơ, bao bì thực phẩm, giấy vụn, nylon, thức ăn thừa của công nhân. Lượng chất thải này sinh ra mỗi ngày khoảng 6 kg.
3.3.1.5. Chất thải nguy hại
Trong quá trình chế bản Polymer nhà máy có sử dụng một số hóa chất độc hại như: Parafin, Perklone, Toluen, do đó phát sinh ra hơi dung môi độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động.
Hơi Perklone (tetrachloroethylene) sinh ra trong quá trình tạo bản Porlymer. Perklon là một dịch thể trong suốt không màu, có mùi giống như là Ete. Dưới chiếu xạ của tia tử ngoại hoặc tiếp xúc với lửa nhiệt độ cao, chất này có thể sinh ra khí Phosgen độc, làm tổn thương hệ hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy, khi nồng độ Tetrachloroethylene trong không khí là 1.356g/m3, chúng ta sẽ ngửi thấy mùi rõ rệt, mắt xuất hiện triệu chứng bị kích thích và đau đầu nhe. Khi nồng độ đạt tới 2.712g/m3, ta có thể cảm thấy mùi khí nồng mạnh, nếu ở trong môi trường này trên 2 tiếng đồng hồ, có thể gây rối loạn nhịp tim. Theo các tài liệu khoa học, công nhân trong môi trường làm việc, thường xuyên tiếp xúc với Tetrachloroethylene có nồng độ 1.57 – 2.60 g/m3, sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi buồn ngủ, choáng váng, chóng mặt, nôn nao... còn có thể dẫn tới suy giảm chức năng gan.
Ngoài ra, hơi dung môi Toluene sinh ra trong quá trình lau chùi máy móc và mực rơi vãi. Toluen ngay sau khi hít vào phân bố nhanh vào các mô tế bào não, gan, thận. Chất này gây độc trực tiếp đến thần kinh nhất là đối với phụ nữ có thai và có thể gây ung thư.
Ngoài ra, trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh ra lượng bùn thải đáng kể khoảng 2 tấn/ năm.
Trong quá trình sản xuất cũng phát sinh một số CTRNH như: thùng đựng mực, thùng đựng hóa chất, ghẻ lâu dính dầu, mỡ,…
3.3.2. Hiện trạng quản lý môi trường của Công ty TNHH Việt Đức
3.3.2.1 Biện pháp khống chế khí thải
Về nhà xưởng, nhà máy thực hiện các quy định sau để giảm thiểu ô nhiễm không khí: - Xây dựng nhà máy theo đúng quy định nhà công nghiệp, đảm bảo độ thông
thoáng cần thiết.
- Lắp đặt hệ thống thông gió phù hợp cho nhà xưởng nhằm thường xưởng trao đổi không khí sạch với bên ngoài làm cho không khí trong xưởng luôn thoáng mát sạch sẽ.
- Lắp đặt hệ thống bảo ôn đường ống dần nhiệt để tránh sự thất thoát nhiệt, hạn chế việc tăng nhiệt độ trong nhà xưởng.
Về khí thải của các phương tiện giao thông, Công ty đã áp dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu ô nhiễm:
- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ.
- Định kỳ bão dưỡng và kiểm tra xe. Không chở quá trọng tải quy định.Thường xuyên vệ sinh xe.
- Định kỳ giám sát và đo đạc (do nhà thầu Trung Tâm Đào Tạo Và Phát Triển Sắc Ký thực hiện) 6 tháng/ 1 lần.
Công ty chưacó biện pháp khống chế khí thải lò hơi xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường không khí xung quanh.
Về lượng bụi phát sinh do quá trình cắt rãnh (chủ yếu là bụi giấy), Công ty đã lắp đặt chụp hút bụi tại máy cắt khe để thu gom và bán cho công ty bên ngoài.
3.3.2.2 Biện pháp khống chế tiếng ồn
Nhà máy đã thực hiện các giải pháp để hạn chế tiếng ồn như trang bị các vật liệu hấp thụ âm nhằm ngăn cách nguồn ồn với môi trường xung quanh, các loại máy có trang bị bộ phận hãm âm thanh, thường xuyên kiểm tra độ cân bằng của máy trong quá trình hoạt động, kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho dầu bôi trơn, đặc biệt đối với những bộ phận truyền động.
3.3.2.3 Biện pháp khống chế nước thải
Nước thải vệ sinh máy in là nước thải có nồng độ nhiễm bẩn cao ở các chỉ tiêu như: độ màu, chất rắn lơ lửng, COD… Để đảm bảo tiêu chuẩn nước thải quy định của Khu Công nghiệp cũng như theo tiêu chuẩn môi trường của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 5m3/ngày (xem hình 3.3.2).
Nước cung
cấp cho sản Nguồn thải Bể tiếp nhận nước
Bể cuối cùng Bể điều hòa
Bể phản ứng
men vi sinh 2 Bể phản Phèn Nhôm,PAV
Bể phản ứng
men vi sinh 1 Bể lắng 2 Bể lắng 1
Hình 3.3.1.3a Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thống sản xuất
Đối với nước thải sinh hoạt tại nhà máy sẽ được xử lý bằng bể tự hoại.
Nước thải sinh hoạt và sản xuất định kỳ giám sát và đo đạc (do Trung Tâm Đào Tạo Và Phát Triển Sắc Ký thực hiện) 6 tháng/ 1 lần
Đối với nước mưa chảy tràn: do nước mưa chảy tràn có mức độ nhiểm bẩn thấp do đó sẽ được thu gom bằng hệ thống đường ống riêng và xử lý sơ bộ bằng hố ga để giữ lại cặn lắng có kích thước lớn trước khi thải thẳng ra hệ thống thu gom của KCN. Hố ga sẽ được nạo vét định kỳ.
3.3.2.4 Biện pháp khống chế chất thải rắn thông thường
Toàn bộ chất thải rắn tái sinh: giấy, thùng carton, Công ty sẽ bán cho các nhà thầu bên ngoài, các chất thải rắn sinh hoạt sẽ được Công ty môi trường đô thị Bình Tân thu gom và đem đi xử lý theo quy định của nhà nước.
3.3.2.5 Biện pháp khống chế chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy gồm: bùn thải, chất thải có chứa chất perklon độc hại, mỗi chất được tách riêng và lưu trữ đúng theo yêu cầu luật pháp (Quyết định 155/1999/QĐ - TTg ngày 16/7/1999), sau đó ký hợp đồng với công ty Thảo Thuận thu gom và xử lý theo qui định của chất thải độc hại. Ngoài ra, CTRNH như: giẻ lâu dính dầu nhớt, mực in lazer, bóng đèn neon,… được thu gom và được Công ty môi trường đô thị Bình Tân thu gom và đem đi xử lý theo quy định của nhà nước.
CHƯƠNG IV
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
ISO 14 00 1 : 200 4 TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT
ĐỨC
4.1. CÁC YÊU CẦU CHUNG
Công ty TNHH Việt Đức phải thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLMT theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 và xác định cách thức đáp ứng các yêu cầu đó.
Phạm vi của HTQLMT liên quan đến các hoạt động sản xuất, sản phẩm và dịch vụ trong Công ty TNHH Việt Đức tại địa chỉ Lô số 20, Đường số 1, khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân , Thành Phố Hồ Chí Minh.
4.2. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
Ban lãnh đạo cao nhất cần phải xác định chính sách môi trường của công ty, trong phạm vi đã được xác định của hệ thống quản lý môi trường ở trên.
4.2.1. Nội dung
Công ty chúng tôi chuyên sản xuất Bao Bì Giấy & Carton. Những hoạt động sản xuất của công ty chúng tôi phải hòa chung hoạt động của xã hội.
Từ tình yêu một môi trường thiên nhiên sạch đẹp, phong phú, chúng tôi phải nổ lực hết mình để làm cho môi trường ngày càng sạch đẹp hơn để tạo lòng tin đối với các bên liên quan của toàn thể nhân viên công ty, của khách hàng và của người dân xung quanh. 1.Tuân thủ các yêu cầu luật pháp về môi trường của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam, các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty.
2.Tiến hành cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường thông qua việc đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường.
3.Triển khai hoạt động một cách tích cực các hạng mục được nêu ra dưới đây: