CÁC YÊU CẦU CHUNG

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêuchuẩn ISO 14001 (Trang 35)

c. Nước mưa chảy tràn

4.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG

Công ty TNHH Việt Đức phải thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLMT theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 và xác định cách thức đáp ứng các yêu cầu đó.

Phạm vi của HTQLMT liên quan đến các hoạt động sản xuất, sản phẩm và dịch vụ trong Công ty TNHH Việt Đức tại địa chỉ Lô số 20, Đường số 1, khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân , Thành Phố Hồ Chí Minh.

4.2. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

Ban lãnh đạo cao nhất cần phải xác định chính sách môi trường của công ty, trong phạm vi đã được xác định của hệ thống quản lý môi trường ở trên.

4.2.1. Nội dung

Công ty chúng tôi chuyên sản xuất Bao Bì Giấy & Carton. Những hoạt động sản xuất của công ty chúng tôi phải hòa chung hoạt động của xã hội.

Từ tình yêu một môi trường thiên nhiên sạch đẹp, phong phú, chúng tôi phải nổ lực hết mình để làm cho môi trường ngày càng sạch đẹp hơn để tạo lòng tin đối với các bên liên quan của toàn thể nhân viên công ty, của khách hàng và của người dân xung quanh. 1.Tuân thủ các yêu cầu luật pháp về môi trường của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

Việt Nam, các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty.

2.Tiến hành cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường thông qua việc đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường.

3.Triển khai hoạt động một cách tích cực các hạng mục được nêu ra dưới đây: a. Giảm lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất

b. Không sử dụng lãng phí nhiên liệu, điện, nước. c. Giảm sử dụng lượng hóa chất độc hại.

d. Giảm các chất gây hại đối với môi trường.

4.Phương châm, chính sách, mục tiêu và chương trình quản lý môi trường của chúng tôi là :

“Môi trường là suy nghĩ, là cuộc sống của chúng ta”.

Muốn vậy, chúng tôi cần phải truyền đạt các văn bản liên quan đến môi trường được đến toàn bộ nhân viên sao cho thấu hiểu và tuân thủ tất cả các quy định đã được thống nhất theo phương châm chính sách môi trường.

5.Phương châm chính sách môi trường sẽ được cập nhật một cách rộng rãi trong và ngoài công ty thông qua mạng Internet sao cho những bên liên quan cần thiết có thể truy cập một cách dễ dàng.

4.2.2. Thực hiện

1.Chính sách môi trường được lập thành văn bản

2.Thực hiện, duy trì và thông tin liên lạc tới các nhân viên và các bên liên quan bằng cách:

Phổ biến chính sách môi trường cho nhân viên, các bên liên quan mới.

Phổ biến lại chính sách môi trường trong các cuộc họp với nhân viên hoặc các bên liên quan.

Đưa chính sách môi trường lên các bảng thông báo, các biểu ngữ hoặc dạng thẻ trong căn tin, đính kèm phía sau thẻ đeo của nhân viên.

Cung cấp thông tin về chính sách môi trường trên các bản tin của công nhân. Đưa chính sách môi trường vào hợp đồng làm việc.

Để chính sách môi trường tại các khu vực căn tin, nơi để máy photocopy hoặc máy Fax.

3. Công bố rộng rãi chính sách môi trường ra cộng đồng một bằng cách đưa chính sách môi trường vào báo cáo cho các bên liên quan, tài liệu quảng bá của công ty, trên trang Web.

4.2.3. Kiểm tra

Sau một thời gian thực hiện, nhân viên môi trường của công ty tiến hành đánh giá thực trạng về chính sách môi trường theo biểu mẫu (Xem chi tiết Phụ lục 4 ).

Sau khi hoàn thành đánh giá thực trạng, nhân viên môi trường trình kết quả phân tích cho Ban lãnh đạo xem xét, cập nhật thêm các yếu tố để cải tiến nội dung của chính sách cho phù hợp hơn.

4.3. LẬP KẾ HOẠCH

4.3.1. Xác định khía cạnh môi trường đáng kể (KCMTĐK)

Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục xác định và đánh giá khía cạnh môi trường (KCMT) để xác định và quản lý các KCMT phát sinh trong mọi hoạt động của công ty. Thủ tục xác định khía cạnh môi trường đáng kể (xem chi tiết Phụ Lục 5 ).

Nhân viên môi trường chịu trách nhiệm đảm bảo thủ tục này được triển khai, thực hiện bởi các bộ phận thông qua các việc:

 Nhận diện khía cạnh môi trường.

 Xác định và đánh giá khía cạnh môi trường đáng kể .

 Cập nhật các khía cạnh môi trường khi có thay đổi.

F Các khía cạnh môi trường đáng kể sẽ được xem xét để chọn lựa, xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu môi trường.

Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Theo Tiêu Chuẩn ISO 14001 : 2004 tại Công ty TNHH Việt Đức

Bảng 4.3.1.3 Danh Sách Các KCMT Có Trong Công Ty Tnhh Việt Đức Khía cạnh trạnTình

g

Đánh giá theo yếu tố (s) Trọng số Điểm có trọng số Tổng điểm Kết luận PL RR TX HA TC Tiêu thụ nguyên vật liệu N 1 1 3 1 1 7 0.5 3.5 10.5 Không đáng kể

Tiêu thụ điện N 1 3 1 1 1 7 0.5 3.5 10.5 Không đáng kể

Tiêu thụ nước N 1 1 1 1 1 5 0.5 2.5 7.5 Không đáng kể

Chất thải rắn N 1 1 1 3 1 7 0.5 3.5 10.5 Không đáng kể

Chất thải nguy hại N 3 3 3 3 3 15 0.5 7.5 22.5 Đáng kể

Tiếng ồn N 3 3 3 3 3 15 0.5 7.5 22.5 Đáng kể Khí Thải N 3 3 1 1 1 9 0.5 4.5 13.5 Đáng kể Nhiệt N 3 1 3 1 1 9 0.5 4.5 13.5 Đáng kể Nước thải N 3 3 3 3 3 15 0.5 7.5 22.5 Đáng kể Sự cố cháy nổ E 3 5 1 5 5 19 2 38 57 Đáng kể Sự cố tràn đổ hóa chất E 3 3 1 3 3 13 2 26 39 Đáng kể

N (Normal): Điều kiện bình thường

A (Abnormal): Điều kiện bất bình thường E ( Emergency): Tình trạng

khẩn cấp

PL : Yêu cầu phápluật/khác

RR : Mức độ rủi ro với con người và bên hữu quan TX : Tần xuất tác động môi trường

MĐ : Mức độ tác động đối với môi trường: đất, nước, không khí, tài nguyên thiên nhiên

HA : Hình ảnh uy tín của công ty

TC : Tổng cộng các tiêu chí PP, RR, TX, MĐ, HA

Phân phối các bộ phận liên quan Thu thập phản hồi từ các bộ phận liên quan Hướng dẫn các bộ phận thực hiện Cập nhật các yêu

cầu pháp luật và các yêu cầu khác

Đánh giá phản hồi và đáp ứng yêu cầu nội bo

Không tuân thu Đánh giá sự tuân thủ

yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác Xác định các yêu

cầu

Tuân thủ

Lưu hồ sơ

Hình 4.3.2 Quy trình đáp ứng yêu cầu

4.3.2. Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục xác định yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác nhằm xác định và tiếp cận với các yêu cầu tương ứng về pháp luật và các yêu cầu khác mà công ty phải tuân thủ có liên quan đến các KCMT của tổ chức; xác định cách áp dụng những yêu cầu này như thế nào với khía cạnh môi trường của công ty.

 Danh Mục Văn Bản Pháp Luật Và Yêu Cầu Khác (xem chi tiết Phụ Lục 6 ).

 Quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.

pháp luật và các yêu cầu khác

 Diễn giải quy trình trên (xem chi tiết Phụ Lục 7 ).

4.3.3. Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, xây dựng chương trình quản lý môi

trường Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường (xem chi tiết Phụ Lục 8 ).

4.4. THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH

4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

Ban lãnh đạo phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT. Các nguồn lực bao gồm nhân lực và các kỹ năng chuyên môn hoá, cơ sở hạ tầng của tổ chức, công nghệ và nguồn tài chính.

Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn của Công Ty TNHH Việt Đức cần được thông tin rộng rãi trong công ty bằng cách:

 Đưa ảnh, tên và trách nhiệm của người thực hiện HTQLMT lên bản tin Công ty.

 Thông báo vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của những người thực hiện HTQLMT tại các cuộc họp phòng hoặc họp chuyên môn cho mọi người biết.

Trang 38 SVTH: TRẦN THỊ THU BỔN

 Xây dựng và thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức HTQLMT cho lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp trung, chuyên viên môi trường và công nhân tại dây chuyền sản xuất.

 Xây dựng hệ thống trực tuyến tiếp cận sơ đồ cơ cấu và trách nhiệm của HTQLMT.

 Cung cấp thông tin về cơ cấu và trách nhiệm của HTQLMT trên bản tin của công nhân.

Giám đốc

- Chịu trách nhiệm tổng quát về HTQLMT.

- Lập chiến lược về môi trường.

Ban Phó Giám đốc

- Chịu trách nhiệm tổng quát về HTQLMT.

Phụ trách hoạt động môi trường

- Chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì HTQLMT của toàn Công

Phụ trách Kế toán

- Chịu trách nhiệm tài chính. - Hỗ trợ cho các nhân viên

phòng nhân sự. - Hỗ trợ bộ phận xưởng sản xuất. Phụ trách phòng Hành chánh - Nhân sự - Chịu trách nhiệm hành chính nhân sư.

-Chụi trách nhiệm cung cấp các văn bản pháp luật về môi trường. - Phụ trách y tế, bảo vệ và

phòng cháy chữa cháy.

- Chịu trách nhiệm về thông tin liên lạc và đào tạo.

Phụ trách xưởng sản xuất

- Chụi trách nhiệm phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện chương trình quản lý môi trường tại xưởng sản xuất.

Hình 4.4.1 Cơ cấu và trách nhiệm Công Ty TNHH Việt Đức

Kế hoạch đào tạo

Trình ban

giám đốc duyệt Nội dungđào tạo

Quy trình đào tạo Nhu cầu

đào tạo Kết quả đào tạo

và lưu hồ sơ.

4.4.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức

Công ty phải coi yếu tố năng lực, đào tạo và nhận thức là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo xây dựng được HTQLMT vững mạnh. Do đó, công ty có rất nhiều yêu cầu về năng lực, đào tạo và nhận thức cho tất cả các nhân viên mà công việc của họ có tác động đến môi trường và HTQLMT trong toàn công ty.

Nhân viên môi trường của công ty có trách nhiệm tiến hành lập kế hoạch đào tạo và biên soạn tài liệu đào tạo về môi trường cho toàn công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp luật và của HTQLMT.

Nhân viên Hành chính – Nhân sự có trách nhiệm điều phối các chương trình đào tạo và lưu giữ hồ sơ đào tạo của nhân viên của công ty.

Hình 4.4.2 Lưu đồ năng lực, đào tạo và nhận thức tại Công Ty TNHH Việt Đức

 Tài liệu chương trình đào tạo về HTQLMT cho nhân viên của Công Ty TNHH Việt Đức (xem chi tiết Phụ Lục 9 ).

4.4.3. Thông tin liên lạc

Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục cho việc thông tin liên lạc về các KCMTĐK và HTQLMT của Công Ty TNHH Việt Đức nhằm đảm bảo duy trì tính phù hợp, đầy đủ và hiệu quả của HTQLMT. Hệ thống thông tin liên lạc được thiết lập như sau:

 Thông tin liên lạc nội bộ

Nhân viên môi trường của công ty có trách nhiệm thông báo các thông tin về hệ HTQLMT cho nhân viên của toàn nhà máy. Các thông tin này bao gồm: chính sách môi trường, các khía cạnh môi trường đáng kể, chương trình quản lý môi trường, sự không phù hợp phát hiện được trong các cuộc đánh giá và kết quả xem xét của lãnh đạo. Thông tin này được thông báo trong báo cáo tiến độ thực hiện HTQLMT hàng năm.

Nhân viên môi trường thông tin với phòng Hành chánh –Nhân sự về các vấn đề pháp luật và quy định liên quan đến hoạt động của công ty.

Nhân viên môi trường thông tin các nhu cầu đào tạo để thiết lập, thực hiện và duy trì HTQLMT cho nhân viên phòng Hành chánh –Nhân sự.

Nhân viên môi trường duy trì địa chỉ email và số điện thoại nội bộ để tiếp nhận các câu hỏi thông tin và các kênh thông tin liên quan khác do nhân viên phòng Kinh doanh – Kế hoạch gửi tới.

Nhân viên môi trường lập kênh thông tin khi có sự cố khẩn cấp (xem phần 4.3.7)

 Thông tin liên lạc bên ngoài

Nhân viên phòng Hành chánh –Nhân sự thông tin đến nhân viên môi trường các yêu cầu hoặc thông tin bên ngoài về môi trường (thư, điện thoại từ khách hàng, các cơ quan đại diện chính phủ, đại diện báo chívà các bên quan tâm đến các hoạt động môi trường của công ty và cùng với nhân viên môi trường soạn thảo các thư phản hồi.

Nhân viên phòng Hành chánh –Nhân sự lưu giữ hồ sơ các thông tin đến và các hồ sơ phản hồi thông tin có thể ảnh hưởng tới hình ảnh và hoạt động kinh doanh - sản xuất của công ty. Nhân viên Hành Chánh – Nhân Sự và Nhân Viên Môi Trường báo cáo thông tin cho Ban giám đốc 1 tháng/1 lần (xem chi tiết Phần 4.3.7)

4.4.4. Tài liệu hệ thống quản lý môi trường

Tài liệu hệ thống quản lý môi trường của Công Ty TNHH Việt Đức bao gồm:

Bảng 4.4.4 Tài Liệu Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Công Ty Tnhh Việt Đức Các yếu tố cốt lõi Các tài liệu liên quan đến các yếu tố cốt lõi

- Chính sách môi trường. - Các khía cạnh môi trường

đáng kể.

- Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường.

- Sổ tay môi trường.

- Các thủ tục theo các yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 (xem chi tiết Phụ Lục 10 ). - Chương trình đánh giá HTQLMT.

- Chương trình xem xét của lãnh đạo. Các quy trình - Quy Trình Kiểm Soát Nguyên Vật Liệu

- Quy Trình Kiểm Soát Chất Thải - Quy Trình Kiểm Soát Hóa Chất

- Quy trình phòng chống sự cố (PCCC, tràn đổ hóa chất) Hướng dẫn công việc - Hướng dẫn Kiểm Soát Nguyên Vật Liệu

- Hướng dẫn Kiểm Soát Chất Thải - Hướng dẫn Kiểm Soát Hóa Chất

- Hướng dẫn phòng chống sự cố (cháy nổ, tràn đổ hóa chất)

4.4.5. Kiểm soát tài liệu

Kiểm soát tài liệu là yếu tố cốt lõi chủ chốt để quản lý hiệu quả hệ thống môi trường. Do đó, công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì cá thủ tục nhằm nhằm đảm bảo các tài liệu trong toàn công ty được sử dụng một cách nhất quán.

Nhân viên môi trường có trách nhiệm xây dựng và duy trì thủ tục và tài liệu được xác định trong mô hình tài liệu của HTQLMT, đồng thời phải bảo đảm:

 Tài liệu nội bộ

- Soạn thảo, phê duyệt, ban hành theo quy định, thủ tục.

- Xác định được vị trí của tài liệu kiểm soát.

- Tất cả các tài liệu kiểm soát được xem xét ít nhất 1 năm/1 lần và sửa đổi khi cần thiết.

- Phiên bản tài liệu hiện hành có sẵn khi cần thiết để quản lý và thực hiện hiệu quả HTQLMT.

- Các tài liệu lỗi thời được loại bỏ tránh sử dụng nhằm lẫn.

- Các loại báo cáo môi trường định kỳ và các tài liệu lỗi thời về pháp luật và kiến thức chuyên môn được lưu giữ có đóng dấu “ Lỗi thời” hoặc “Tham khảo”.

- Tài liệu kiểm soát phải dễ đọc.

- Có ngày tháng soát xét.

- Được giữ gìn theo thứ tự và lưu lại trong một thời gian quy định.

 Tài liệu bên ngoài (các văn bản pháp luật)

Kiểm soát giống tài liệu nội bộ phần soạn thảo, phê duyệt và ban hành.

4.4.6. Kiểm soát điều hành (KSĐH)

Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục kiểm soát điều hành để định rõ và lập kế hoạch cho các hoạt động liên quan đến KCMTĐK. Từ đó, đề ra các hướng dẫn để tránh xảy ra sự cố môi trường.

 Các qui trình cần kiểm soát bao gồm:

- Quy Trình Kiểm Soát Nguyên Vật Liệu

- Quy Trình Kiểm Soát Chất Thải

- Quy Trình Kiểm Soát Hóa Chất

 Các hướng dẫn thực hiện kiểm soát điều hành (Xem Chi Tiết Phụ Lục 11 ).

- Hướng dẫn Kiểm Soát Nguyên Vật Liệu

- Hướng dẫn Kiểm Soát Chất Thải

Chương trình KSĐH Xem xét đến kết quả Thực hiện kế hoạch KSĐH Tốt Xác định mục

tiêu, đối tượng kiểm soát Không tốt Lưu hồsơ

 Quy trình kiểm soát điều hành HTQLMT

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêuchuẩn ISO 14001 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w