Nghệ thuật “hư cấu lịch sử” để thẩm mỹ hoá hình tượng nhân vật lịch sử.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn) (Trang 96 - 99)

lịch sử.

Phải khẳng định một đóng góp đáng kể của Nguyễn Cát Ngạc với văn chương nước nhà là: ông là một trong số không nhiều nhà văn đương thời đưa đề tài lịch sử vào văn chương, sử dụng nghệ thuật “hư cấu lịch sử” để thẩm mỹ hoá hình tượng nhân vật lịch sử. Trong các truyện ngắn Trên chòi Khâm Thiên, Huyền Trân công chúa, Nguyễn Thị Lộ,Lưu Bình - Dương Lễ... các nhân vật lịch sử như Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Huyền Trân, Trần Khắc Chung, Nguyễn Thị Lộ, Châu Long, Lưu Bình, Dương Lễ... hiện lên với diện mạo, diễn biến tâm lý, tính cách rõ rệt, tạo được cảm xúc thẩm mỹ trong người đọc.

Với Lê Lợi (Trên chòi Khâm Thiên), ban đầu, Nguyễn Cát Ngạc “dụ” người đọc vào một chân dung phàm tục qua cái nhìn của Trần Nguyên Hãn: “một người chừng ba mươi tuổi, béo phục phịch, quần nâu lá toạ, để hở rốn sâu

đút phồng mồm và nhai nhồm nhoàm rất là thô tục”. Hình ảnh này đã làm Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi thất vọng sâu sắc, định bỏ về. Nhưng rồi sau đó Nguyễn Trãi bắt gặp một Lê Lợi hoàn toàn khác: “Giữa chòi, một người ngồi ngoảnh lưng về phía ông, bận áo dài đen, quấn khăn lượt, đang xem thiên văn một cách im lặng chăm chú… Nét mặt thô tục biến đi đâu hết. Dáng dấp lợn ỷ tự nhiên đổi thành đường bệ uy nghi. Lê Lợi đang như nghĩ ngợi thâm trầm, miệng lẩm bẩm, tay bấm đốt có vẻ một triết nhân quân tử, khác hẳn với ông ngồi thái giò lúc hoàng hôn. Rồi Lê Lợi ngồi xuống chiếu trước yên, sau khi thắp ba nén nhang trên bệ. Bấy giờ Nguyễn Trãi mới hiểu: Lê Lợi sắp tính Thái Ất, là một môn mà Nguyễn Trãi rất tinh thông”. Hai hình ảnh về Lê Lợi làm nên hai trạng thái tâm lý của nhân vật, cũng là của người đọc.Và hình ảnh thứ hai xoá đi hình ảnh ban đầu, chỉ còn lại một nhân vật uy nhi, đường bệ, giỏi giang, xứng đáng là minh chủ của một cuộc chiêu binh vì nghĩa lớn. Đó là một thành công đáng ghi nhận của nhà văn.

Trong truyện ngắn Nguyễn Thị Lộ, bà Nguyễn Thị Lộ hiện lên thật đẹp, từ nhan sắc đến tâm hồn, khí phách. Dường như với mục đích chiêu tuyết cho một người mà hơn sáu trăm năm nay chưa rửa được mối oan khuất, nhà văn đã dùng hết khả năng miêu tả nhan sắc phụ nữ vốn không phải là sở trường của mình để tả Nguyễn Thị Lộ trong cuộc gặp kỳ ngộ với Nguyễn Trãi ở Tây Hồ: “…dáng điệu mềm mại uyển chuyển, và hai bàn tay xinh xinh trắng buốt đang đặ chiếc đòn gánh trên bó chiếu và đang cầm vành nón để sắp quạt… khuôn mặt thanh tao lạ lùng,da trắng nõn, càng thêm trắng bởi đôi mắt bồ câu đen láy… Đôi môi không son mà thắm như san hô, hé ra một cách ý nhị, làm tươi gương mặt trái xoan kiềm diễm đang đỏ bừng dưới ánh quái của chiều hôm”. Một vẻ đẹp thuần hậu, thánh thiện. Lối đặc tả của nhà văn cho thấy sự trân trọng yêu quí của ông dành cho nhân vật của mình.

Người thiếp xinh đẹp và tài hoa đã vâng lời chồng, lên kinh đô làm Lễ nghi học sĩ. Vừa giúp vua trị nước, vừa cứu được Thứ phi Ngô Thị Ngọc

Giao, mà vẫn một lòng son sắt với Nguyễn Trãi ở quê nhà. Cho đến khi đối mặt với cái chết bi thảm, nàng vẫn sẵn sàng hy sinh phẩm tiết của mình cho viên thẩm sát với một điều kiện duy nhất là y tha cho Nguyễn Trãi. Tấm lòng trung trinh của Nguyễn Thị Lộ cùng với nhan sắc và tài năng của bà làm nên một vẻ đẹp hoàn thiện, và đó là chân dung nhân vật phụ nữ đẹp nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc.

Hai nhân vật lịch sử khác cũng được ông xây dựng với sự quý trọng, đó là công chúa Huyền Trân và thái tử - sau này là vua Chiêm - Chế Mân. Huyền Trân là hình ảnh đẹp đẽ của một công chúa Đại Việt xinh đẹp, đức hạnh, tài hoa, biết yêu thương nhưng cũng biết hi sinh vì danh dự dân tộc và quyền lợi của đất nước. Còn Chế Mân, tuy không xuất hiện nhiều trong truyện Huyền Trân công chúa, nhưng Chế Mân để lại ấn tượng tốt đẹp cho người đọc về hình ảnh một vị vua dũng cảm, tài giỏi, hào hoa phong nhã, trọng chữ tín…

Còn nhiều nhân vật khác nữa, được Nguyễn Cát Ngạc chăm chút, phục dựng lại chân dung, làm nổi bật vai trò trong lịch sử. Với một người thông thạo lịch sử như ông, việc xác định vị trí lịch sử của các nguyên mẫu không khó khăn lắm. Và đối với ông, vấn đề là ở chỗ từ những tư liệu lịch sử, từ những truyền thuyết từng tồn tại lâu dài trong dân gian, từ ấn tượng về nhân vật đã hình thành khá ổn định trong lịch sử… thì nhà văn phải khắc họa như thế nào. “Thẩm mỹ hóa” các nhân vật lịch sử ấy, một mặt là cách thức giúp Nguyễn Cát Ngạc tô điểm để “đẹp hóa” nhân vật, một mặt làm cho nhân vật đáng yêu hơn dưới con mắt của người đọc, và dễ đem lại rung cảm thẩm mỹ lành mạnh. Quá trình từ nguyên mẫu tới nhân vật văn học có tướng mạo, tính cách, tư duy, hành động… là một quá trình khá phức tạp. Và cũng không dễ dàng khi nhân vật đó lại đem tới xúc cảm thẩm mỹ cho độc giả. Với truyện dã sử của mình, Nguyễn Cát Ngạc đã làm được điều đó. Đó cũng là điều thú vị mà truyện ngắn hiện thực của ông ít “tới” được.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn) (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)