Nghệ thuật xây dựng tình huống hài hước, qua đó thể hiện thái độ châm biếm, giễu nhại, phê phán.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn) (Trang 55 - 58)

độ châm biếm, giễu nhại, phê phán.

Nếu như viết kịch là niềm say mê của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc thì hài kịch có thể xem là sở trường của ông. Việc nắm vững và vận dụng các nguyên tắc trong phương pháp sáng tác cổ điển hỗ trợ ông rất nhiều trong tổ chức kịch bản, nhưng các tình huống hài hước sống động, chân thực đem lại tiếng cười sảng khoái và sau đó là sự ngẫm ngợi cho người đọc thì phải xuất phát từ cảm quan nghệ thuật của tác giả, xa hơn nữa là sự ảnh hưởng của phong cách hài hước trong chèo cổ dân gian. Vô số những tình huống hài hước được xây dựng, “trưng” ra cho người đọc, người xem. Xin dẫn ra một số tình huống :

Trong Ông Tây An Nam (cảnh 3 hồi 1), cử Lân đang “dạy” cho Cưu ông biết những thứ vui thú ở Châu Âu, khuyên bố mình bỏ gia đình sang bên đó để thành người tây thì Cưu bà về:

- Cử Lân (qua lời dịch của Khiếu): Cụ phải biết ở Ba Lê sướng lạ! Giời lúc nào cũng tốt, cơm không có đâu ngon hơn, con gái thì cha! Trời ơi! Đẹp ơi là đẹp!… Phải tới nơi mới được, ông cụ nhà tôi ơi!

- Cưu ông: Tôi hỏi ông, ông sui tôi bỏ mẹ ông, các em ông, mồ mả gia tiên nhà ông, sang đó làm người tây à?

- Cử Lân (qua lời dịch của Khiếu): …Xin miễn cho cái thương khóc hão huyền. Làm gì những cái bẩn thỉu ấy, nhất là cái quá ư không đáng kể mà tên gọi là đàn bà An nam thì không sao thương được.

(Cưu bà vào)

- Cưu bà: Đàn bà An nam không thương được thì mày xui bố mày bỏ tao đi! - Cử Lân: Encore elle? (Lại bà này nữa?)

- Cưu bà: Bẩm ông, con tôi nó vừa gọi đội xếp cho tôi vào bóp từ ban nãy đến giờ đấy ạ!

- Cưu ông: Chết! Thật thế ư con?

- Cử Lân: Oh! (Rồi giả vờ cầm lấy cái lọ mà xem)

- Cưu bà: Ông cứ hỏi anh này thì biết! (Với Khiếu) Anh kể lại cho ông tôi nghe tí!

- Khiếu: Ô! (Rồi cũng cầm mà xem cái ống nhổ)

(cảnh 4 hồi 1 – Ông Tây An Nam) Một tình huống cũng làm người đọc bật cười, vì sự lầm tưởng của cụ Huấn về cử Lân làm cho cụ hài lòng, nhưng chỉ ngay sau đó cụ đã thất vọng:

- Cử Lân (đang nói chuyện với Khiếu): Sao dễ thế! Mày tưởng tao có thể… (Nói đến đây thì cụ Huấn vào, nhưng cử Lân không trông thấy)… vì một cái sắc đẹp mà quên được nước tao sao?

- Cụ Huấn: Giỏi! Ông này tâm địa khá! Xã hội Việt Nam có thể trông mong được đấy! (Nói với cử Lân) Chả bù với cụ ông chỉ biết tranh nhau thủ lợn trong làng thôi!

- Cử Lân (không giả nhời cụ Huấn, giả nói ngọng mà hỏi Khiếu): Vậy cai nay s‟appelle cai ban?

- Khiếu: Vâng.

- Cử Lân: Et cai nay? C‟est mot cai lo? - Khiếu: Vâng

- Khiếu: Bẩm không, cái tủ chè.

- Cụ Huấn: Ô hay! Ông Cử học tiếng ta hay sao thế?

- Cử Lân: C‟est ca. Je học tiếng ta. Je xin lỗi cụ que je không đủ langage pour noi truyen voi cu.

- Cụ Huấn: Thế mà tôi cứ tưởng ông ái quần ái quốc lắm, ai ngờ đâu đến tiếng nói của tổ quốc ông cũng quên!

(cảnh 2 hồi 2 – Ông Tây An Nam) Trong vở Chàng Ngốc, cũng có rất nhiều tình huống hài hước. Như tình huống Tình sinh cùng Hão Nhân, Liên Sắc đến bán vé số cho Sỉn ông. Ba người dấu loại vé 5 hào, nài nỉ mãi Sỉn ông mới mua một vé loại 1 đồng. Khi phát hiện ra còn có loại vé 5 hào, Sỉn ông đòi đổi, nhưng Tình sinh không cho, nói là lỡ xé vé rồi. Ba người đi khỏi, Sỉn ông sai Dụt đi ra phố “bán lại vé lấy 5 hào, còn bao nhiêu cho mày”. Dụt bán lại cho cô Cỏn 8 hào. Sỉn ông biết là bán được 8 hào nhưng không biết là bán cho người nhà, lập tức đòi lại 6 hào chứ không phải 5 hào như đã hứa với Dụt.

Một tình huống hài hước khác cũng gây sự hấp dẫn cho người đọc, đó là khi Tình sinh thuyết phục được bà Tư Sùng bỏ đám của Ngốc sinh, quay sang làm mối cho mình và cô Cỏn, với khoản tiền là 1200 đồng, định nhờ hai người bạn đi cùng, thì họ kiếm cớ chuồn hết. Tình sinh đang rối trí thì gặp Ngốc sinh vừa đổi tên chữ theo lời khuyên của Đại Phong là Phan Ái Xiêm nên cả hai đều không biết đấy là tình địch của mình. Do Ngốc sinh tỏ ra hào hiệp, nên Tình sinh liền vay luôn tiền Ngốc sinh. Vay xong rồi mới kể chuyện tình của mình cho Ngốc sinh nghe, rồi cảm ơn Ngốc sinh và đi. Ngốc sinh sững sờ, mới biết đấy là Tình sinh.

Qua những tình huống hài hước trên đây, ta thấy Nam Xương thể hiện thái độ châm biếm, giễu nhại khá sắc sảo. Ông chế giễu sự cả tin, ngốc nghếch của cả hai chàng tình địch, châm biếm tính keo kiệt bủn xỉn của Sỉn ông, làm nổi bật để rồi phê phán thói ngược ngạo của cử Lân. Còn rất nhiều

tình huống hài hước trong hai vở kịch này, và toát lên ở chúng là những thái độ khác nhau của tác giả. Có khi là sự dí dỏm, có khi là sự mỉa mai, có khi là sự giễu nhại, cao hơn cả là sự phê phán. Điều quan trọng nhất là mỗi tình huống hài hước mà Nam Xương tạo ra lại làm nổi bật lên tính cách nhân vật và thúc đẩy hành động kịch. Những chuỗi tình huống hài hước nối tiếp nhau, tạo cơ hội cho nhân vật bộc lộ tính cách, đồng thời phát triển hành động kịch, làm nên dòng chảy logic của cốt truyện, thúc đẩy xung đột đến đỉnh cao.

Tạo ra những tình huống hài hước là đặc trưng thi pháp của hài kịch. Nhưng qua những tình huống ấy để làm nổi bật tính cách của nhân vật thì Nam Xương đã tỏ ra khá chắc tay so với nhiều nhà viết kịch cùng thời, như Nguyễn Hữu Kim, Trần Đại Thụ, Tương Huyền… Tương Huyền viết khá nhiều hài kịch, như Nặng nghĩa tớ thầy (hài kịch 4 hồi), Sau mười lăm phút

(hài kịch 1 hồi), Giá mợ bớt đi (hài kịch 1 hồi), Chạm trán (hài kịch 1 hồi), nhưng các tình huống hài hước làm nổi rõ tính cách các nhân vật của Tương Huyền cũng chưa thành công như Nam Xương.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn) (Trang 55 - 58)